Bầu
cử châu Âu : Chính Sách Nông Nghiệp Chung qua lá phiếu của các nhà nông nổi
giận
Thanh Hà - RFI
Đăng ngày: 04/06/2024 - 15:31
Với
cuộc chiếm đóng đường phố tại biên giới Pháp-Tây Ban Nha hay việc nông dân Ba
Lan biểu tình tại trụ sở của Liên Hiệp Châu Âu, trong hai ngày 03-04/06/2024 có
lẽ nông dân châu Âu vẫn chưa nguôi giận sau sau « làn sóng nổi dậy » đầu
năm 2024. Những nhượng bộ của châu Âu và ở cấp từng quốc gia thành viên dường
như vẫn chưa đủ. Phiên bản được điều chỉnh của Chính Sách Nông Nghiệp Chung
Châu Âu PAC vẫn chịu nhiều chỉ trích.
https://s.rfi.fr/media/display/1770bfa0-21ec-11ef-a5c1-005056a90284/w:980/p:16x9/000_34KA9B9-2.webp
Nông dân lái xe kéo đậu trước văn phòng của Nghị viện Châu Âu
ở Bruxelles, Bỉ, ngày 26/02/2024. AFP - JOHN THYS
Cuộc
bầu cử Nghị Viện Châu Âu Chủ Nhật 09/06/2024 được xem là một cuộc trắc nghiệm về
mối hàn gắn giữa « những người nông dân nổi giận với những nhà kỹ
trị tại Bruxelles ».
Chưa
đầy một tuần lễ trước bầu cử Nghị Viện Châu Âu hôm qua 03/06/2024 một số nông
dân Pháp, Tây Ban Nha lại huy động máy cầy chiếm đóng các cửa khẩu biên giới
trong 24 giờ đồng hồ. Sáng ngày 04/06/2024 đến lượt một số nông dân Ba Lan bao
vây trụ sở của Liên Hiệp Châu Âu ở Bruxelles.
Thực
ra đòi hỏi của những người nông dân nổi giận lần này không có gì mới so với
phong trào đã bùng lên hồi đầu năm nay. Các nhà trồng trọt Ba Lan vẫn tức giận
thấy nông phẩm của Ukraina được đưa vào châu Âu, họ cũng tức giận vì những chuẩn
mực « xanh » Liên Âu áp đặt với các nhà sản xuất của
khối này.
Ở
chân dãy núi Pyrénées, biên giới tây nam giữa Pháp và Tây Ban Nha, cuộc biểu
dương lực lượng là để nhắc nhở các nghị viên tương lai của châu Âu rằng hồ sơ
nông nghiệp là một vấn đề cấp bách, xăng dầu, điện nước vẫn quá đắt đỏ với các
nông dân.
Vì
sao nông dân châu Âu từ ở Hà Lan đến Tây Ban Nha, Đức, rồi từ Ba Lan cho đến
Pháp… đã vùng lên hồi tháng 1/2024 ? Để xoa dịu tình hình, gần hai
tháng sau, Bruxelles và các chính phủ tại các quốc gia liên quan, như ở Pháp đã
có những bước nhượng bộ nào ? Phải chăng khủng hoảng chưa hoàn toàn được dập
tắt bởi chính sách nông nghiệp của Liên Âu PAC đầy những mâu thuẫn ?
Sự
hào phóng của châu Âu với nông dân Ukraina
Nông
dân tại nhiều nước trong khối, mạnh hơn cả là các nước Đông Âu (Ba Lan,
Bulgari, Rumanie, Hungary, Slovakia) phẫn nộ khi mà hàng ngàn tấn ngũ cốc
Ukraina vẫn cứ tiếp tục đổ vào thị trường châu Âu, tồn đọng trong các nhà kho
trong khi mà các nhà sản xuất địa phương không có chỗ để chứa nông sản mà họ sắp
thu hoạch vào mùa xuân 2024.
Nông
sản Ukraina được cho là chỉ tạm dừng tại Liên Âu trước khi tiếp tục được chuyển
sang một thị trường thứ ba như Trung Cận Đông hay châu Phi, trên thực tế giới
trong ngành cho rằng lúa mì, hạt hoa hướng dương hay bắp của Ukraina được bán
trực tiếp cho nhiều nước trong Liên Âu (Ý, Tây Ban Nha …).
Liên
Âu liên đới với Ukraina phải đối mặt với chiến tranh. Nông dân châu Âu không
đoàn kết với nông dân Ukraina.
Để
xoa dịu phẫn nộ của giới chăn nuôi trồng trọt trong Liên Âu, Bruxelles đến
tháng 3/2024 đã ban hành một số biện pháp khẩn cấp như là : giải ngân 156
triệu euro hỗ trợ các bên bị thiệt hại ; ấn định « những mức
trần » về nhập khẩu lương thực, thực phẩm của Ukraina (thịt gà,
trứng, mật ong, bắp …)
Bất
mãn thứ hai cũng xuất phát từ chiến tranh Ukraina, khi mà cuộc chiến này đẩy
giá năng lượng, phân bón lên cao. Uẩn ức thứ ba là các đợt hạn hán, rồi mưa lũ
gây thiệt hại mùa màng khiến đời sống của các nông dân thêm chật vật. Nhà báo
Gabriel Grésillon của tờ Les Echos đã thực hiện nhiều bài phóng sự về nỗi bất
bình của nông dân Pháp trong vùng Haute Garonne, miền tây nam nước Pháp đưa ra
một trường hợp cụ thể về « giọt nước làm tràn ly - tức nước vỡ bờ »
tại đây :
« Điểm
khởi đầu là một sự kiện rất cụ thể : giữa tháng 1 năm nay diễn ra một cuộc
họp tại thành phố Toulouse để đàm phán về giá nước cho giới trồng trọt và chăn
nuôi. Số này không được thỏa mãn và xin được chơi chữ một chút : đó là ‘giọt
nước’ làm trào những phẫn uất của giới canh nông. Họ bắt đầu huy động lực lượng,
dựng rào cản, chiếm đóng các trục giao thông và nhất là chiếm đóng xa lộ A64.
Thực ra có rất nhiều vấn đề khiến giới chăn nuôi, trồng trọt phẫn uất. Một
trong số đó là thu nhập quá thấp trong ngành. Ở khu vực Haute Garonne sau khi
trừ tất cả các loại thuế, bảo hiểm, đóng góp xã hội … thu nhập hàng năm của
nông dân là 5.000 euro »
"Thu
nhập 5000 euro một năm"
Trên
các phương tiện truyền thông, nông dân Pháp bất mãn nhất là cảm thấy bị đối xử
bất công : giới làm công ăn lương được bảo đảm một mức lương tối thiểu.
Nông dân thì không, như phóng viên báo Les Echos vừa trình bày. Chắc chắn là
thu nhập 5.000 euro một năm không có sức thuyết phục giới trẻ ở Pháp lao vào
nghiệp canh nông. Theo Viện Thống Kê Quốc Gia Pháp, năm 1965 trên toàn quốc có
6,2 triệu nông dân. Con số này rơi xuống còn 0,8 triệu năm 2020. Gabriel
Grésillon cho biết tiếp :
« Đòi
hỏi chính từ phía các nông gia là quyền được sống một cách đàng hoàng tử tế nhờ
sức lao động của mình, họ cũng nêu bật là Châu Âu giảm trợ cấp thông qua Chính
Sách Nông Nghiệp Chung, họ bất mãn vì giá xăng dầu tăng mạnh, vì chính sách thuế
khóa, vì bị các tập đoàn phân phối bắt chẹt. Nông dân than phiền vì những thủ tục
hành chính quá nặng nề, quá rắc rối làm họ tốn quá nhiều thời gian để khai đủ mọi
loại giấy tờ thay vì dành thời gian đó cho công việc ngoài đồng ». Thu nhập
quá thấp là nguyên nhân dẫn tới nhiều vụ nông dân Pháp tự sát như trường hợp của
thân phụ Jérome Bayle, một nông dân 45 tuổi trong vùng Haute Garonne. Anh là một
gương mặt hàng đầu trong phong trào tự phát của những người nông dân nổi dận ….
Giới
sản xuất bị các nhà phân phối ép giá
Vậy
làm thế nào nâng mức thu nhập cho những người đang nuôi sống 520 triệu dân
trong Liên Hiệp Châu Âu ? Giáo sư đại học Sorbonne Sylvie Brunel, từng điều
hành tổ chức Action Contre La Faim - Hành Động Chống Nạn Đói trả lời trong một
chương trình trên đài truyền hình France24 cách nay đã gần ba năm trình bày về
trường hợp cụ thể ở Pháp :
« 9
phần 10 thực phẩm đến tay người tiêu dùng phải đi qua các hệ thống phân phối mà
cụ thể là các siêu thị lớn. Trên toàn nước Pháp có 4 trung tâm trực tiếp mua
vào lương thực thực phẩm của các nông dân trước khi phân phối cho các siêu thị
lớn và cho các cửa hàng chuyên về lương thực thực phẩm … Về phía các nhà cung cấp
thì có hàng chục ngàn nông gia, có không biết bao nhiêu là tổ hợp và vài trăm
nhà môi giới … Điều đó cho thấy là bên mua vào ở trong thế mạnh
và họ sẵn sàng áp đặt giá cả với các nhà sản xuất. Chính vì thế mà Pháp đã ban
hành luật Egalim (Egalité Alimentaire), đòi một mối tương quan bình đẳng hơn giữa
các đại lý phân phối với các nông gia (Remontée) nhưng tới nay luật này không
mang lại hiệu quả như mong muốn, bởi vì sự thực là có ít nhất ba trở ngại :
người mua vẫn không biết rõ xuất sứ của các sản phẩm, chúng ta cũng không biết
khi mua vào một quả trứng hay một bó rau, một kí lô táo …. thì nhà chăn nuôi
nhân và nhà sản xuất được bao nhiêu phần trăm. Sau cùng, khi đi chợ mọi quyết định
còn tùy thuộc vào túi tiền của người tiêu dùng ».
Hiệp
Ước Xanh trong Chính Sách Nông Nghiệp Chung
Đối
với hơn 800 ngàn nông dân Pháp đang nuôi sống hơn 68 triệu dân, đang góp phần để
Liên Hiệp Châu Âu được mệnh danh là một cường quốc nông nghiệp, nắm giữ một phần
chìa khóa của chính sách « tự chủ về lương thực » cho toàn khối, điều
không thể chấp nhận được mà những đòi hỏi của châu Âu về các chuẩn mực xanh.
Chính Sách Nông Nghiệp Chung phiên bản gần đây nhất và đã bắt đầu được áp dụng
từ năm ngoái bao gồm luôn vế « Hiệp Ước Xanh » : Châu Âu gắn liền
các khoản trợ cấp cho nông dân với đòi hỏi tuân thủ các chuẩn mực về môi trường.
Năm
2021 khi Liên Âu điều chỉnh Chính Sách Nông Nghiệp Chung PAC cũng trên đài truyền
hình Pháp France 24 Sébastien Abis, chuyên gia về lương thực thực phẩm, giám đốc Club
Demeter, một tổ chức quy tụ nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trong lĩnh
vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm đã nêu bật một nghịch lý
:
« Chính
Sách Nông Nghiệp Chung PAC ra đời từ năm 1962. Ở thời điểm đó Cộng Đồng Kinh Tế
Châu Âu (tiền thân của Liên Hiệp Châu Âu) cần sản xuất nhiều để bảo đảm an ninh
lương thực cho người dân châu Âu sau những năm tháng chiến tranh. Giờ đây ưu
tiên của châu Âu đã thay đổi : Bruxelles đòi nông dân tiếp tục sản xuất để
nuôi sống hơn 500 triệu miệng ăn. Đồng thời như tất cả mọi ngành nghề khác,
ngành nông nghiệp cũng phải đóng góp vào tiến trình chuyển đổi sang một nền
kinh tế xanh. Tức là chúng ta đòi giới canh nông khắc phục những hậu quả biến đổi
khí hậu gây nên. Đương nhiên đây là nghĩa vụ chung của nhân loại. Quả thực là
các nhà chăn nuôi, trồng trọt họ trên tuyến đầu : họ khai thác đất đai,
các nguồn nước ngọt để canh tác … họ tiếp cận trực tiếp với các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và do vậy có trách nhiệm với hệ sinh thái. Khúc mắc nằm ở chỗ
trong phiên bản mới của Chính Sách Nông Nghiệp Chung được thông qua năm 2021 và
có hiệu lực hai năm sau đó, Châu Âu vẫn đặt mục tiêu sản xuất nhiều hơn và chất
lượng hơn, nhưng cùng lúc, lại đòi nông dân trong Liên Âu phải có trách nhiệm
gìn giữ môi trường, mái nhà chung của nhân loại… Bruxelles tuy nhiên lại quên
tính tới việc bảo đảm cho họ một mức thu nhập khả dĩ ».
Dân
thành thị đòi nông dân bảo vệ đồng quê
Sylvie
Brunel hoàn toàn chia sẻ quan điểm này khi bà nhắc lại một điều rất cơ bản mà
các nhà kỹ trị ở Bruxelles dường như đã quên mất khi hoạch định ra Hiệp Ước
Xanh
« Nông
dân là người nuôi sống chúng ta và nếu như trong việc trồng trọt họ bảo vệ được
thiên nhiên thì quá tốt. Nhưng chúng ta đừng nhầm khi xem rằng việc bảo vệ môi
trường, thiên nhiên, gìn giữ các cảnh quang, … là bổn phận của giới chăn
nuôi trồng trọt. Đất đai, sông ngòi, … là những công cụ sản xuất của nông dân.
Ưu tiên của họ là khả năng sản xuất, là năng suất trồng trọt, là mức thu hoạch
…. Đương nhiên là họ có trách nhiệm với môi trường nhưng đừng quên rằng nhiệm vụ
đầu tiên của ngành nông là bảo đảm an ninh lương thực cho dân chúng trong Liên
Hiệp Châu Âu »
Ở
cấp châu Âu, Bruxelles đã lùi bước treen mục tiêu tiến đến một nền nông nghiệp
xanh : thí dụ trợ cấp khi nông dân hưu canh từ 4 đến 7 % diện tích trồng
trọt một năm ; hoãn việc cấm sử dụng một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ. Về phần 27 thành viên trong Liên Âu, tại Pháp chẳng hạn ngoài bộ trưởng
Nông Nghiệp, thủ tướng Attal và tổng thống Macron trực tiếp can thiệp để giải tỏa
những phẫn nộ của các nông gia. Chính phủ Pháp vừa hoãn thu thuế, vừa tìm cách
giảm nhẹ các thủ tục hành chính rườm ra cho nông dân, thúc đẩy các hồ sơ xin trợ
cấp được cứu xét nhanh hơn …
Dù
vậy trước thềm bầu cử Nghị Viện Châu Âu cơn uất hận của giới trồng trọt và chăn
nuôi tại châu Âu có khuynh hướng nhen nhúm bùng lên trở lại tại một vài
nơi : đó là bằng chứng về thái độ hoài nghi của giới này với các nhà cầm
quyền ở Bruxelles và cả ở các cấp địa phương.
Nhưng
một phần khủng hoảng trong giới nuôi–trồng hiện nay tại châu Âu có lẽ xuất phát
từ hố sâu chia rẽ giữa người dân thành phố đối với thôn quê. Các đảng xanh và
giới bảo vệ môi trường ở thành phố xem những người chân lấm tay bùn, đứng
trên ruộng đồng là thủ phạm gây ô nhiễm đất đai và sông ngòi khi họ rải phân
bón, dùng thuốc trừ sâu…
Trước
các đợt hạn hán thường xuyên xảy ra hơn do biến đổi khí hậu, nông dân cần tích
trữ nước để nuôi gia súc và tưới, trồng thì lại bị tố cáo là « ích
kỷ ,chiếm đoạt các nguồn nước ngọt, tài sản chung của dân chúng trong
vùng ». Nhiều tỉnh thành ở miền nam nước Pháp thì xảy ra xung đột
lợi ích giữa nông dân với ngành du lịch sợ « không đủ nước cho các bể
bơi » để đón du khách tại các vùng nắng nóng, không đủ nước để tưới cỏ cho
các sân golf ….
Ngay
giữa các nhà nông với nhau, những đòi hỏi của Liên Âu về « trồng rau sạch
», « chăn nuôi xanh », … khiến các nhà trồng trọt truyền thống
phải chạy đua với những nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ để tranh giành các khoản
trợ cấp nông nghiệp của Bruxelles …
No comments:
Post a Comment