Thăm Đài Loan, cựu thủ tướng Liz Truss kêu gọi chính phủ Anh 'cứng rắn
với Trung Quốc'
BBC News Tiếng Việt
17 tháng 5 2023, 18:51 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-65623061
Tới thăm Đài Loan khi hòn đảo đang chuẩn bị cho các
cuộc bầu cử quan trọng đầu năm tới, cựu thủ tướng Anh, bà Liz Truss công khai
đề xuất một loạt biện pháp nhắm vào Trung Quốc.
Ngoại trưởng
Đài Loan Joseph Wu (Ngô Chiêu Nhiếp) ra sân bay đón bà Liz Truss
Quan điểm của chính phủ Anh hiện nay nói bà
Truss, người làm thủ tướng 44 ngày cuối năm 2022, "chỉ là một dân biểu
không nắm quyền" (backbencher), nhưng các phát biểu của bà ở Đài Loan vẫn
được báo Anh đăng tải rộng rãi.
Theo trang The Guardian, bà Truss, đang ở thăm
Đài Loan 16-20/05/2023, kêu gọi lập "khối Nato về kinh tế" ở Đông Á
nhằm ngăn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Bà cũng kêu gọi Thủ tướng đương nhiệm Rishi
Sunak "coi Trung Quốc là mối đe dọa" theo báo
mạng The i.
Anh Quốc hiện chính thức
coi Trung Quốc là "thách thức mang tính hệ thống".
Mùa hè năm ngoái, khi ra tranh cử chức lãnh đạo
đảng Bảo thủ, bà Liz Truss đã dùng ngôn từ chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Hoa để
thu hút ủng hộ của các đảng viên phái hữu.
Trung Quốc gọi chuyến thăm năm ngày tới Đài
Loan của bà Truss là "cuộc trình diễn chính trị nguy hiểm" sau khi
bà phát biểu ở thành phố Đài Bắc, kêu gọi Phương Tây "giảm sự phụ thuộc
vào Trung Quốc trong mọi lĩnh vực".
Cựu thủ tướng Anh Liz Truss thăm Đài Loan, kêu gọi chống Trung Quốc
Reuters: Trung Quốc và sáu kịch bản 'bao vây hoặc tiến chiếm' Đài Loan
Đoàn Quốc hội Hoa Kỳ theo chân bà Pelosi đến Đài Loan
Đài Bắc chặn chiến đấu cơ TQ bay quanh Đài Loan
Các báo Đài Loan nói bà Truss (sinh năm 1978),
là cựu thủ tướng Anh thứ nhì thăm Đài Loan, sau Margaret Thatcher năm 1996. Cả
hai phụ nữ này đều được cho là "thuộc phái diều hâu" trong chính trị
Anh.
Bà Thatcher còn bị Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh
gọi là "bà Đầm thép", với ý khinh miệt nhưng bà chấp nhận "hỗn
danh" đó và biến nó thành hình ảnh tích cực về mình.
Này bà Truss cũng kêu gọi "áp dụng quyền
lực cứng" với Trung Quốc và đề nghị đóng cửa ngay lập tức mọi Viện Khổng
tử ở Anh.
Cuộc
bầu cử bước ngoặt
Phó Tổng thống Đài Loan (Dân Tiến Đảng) ông Lại Thanh Đức sẽ
ra tranh cử tổng thống năm tới
Chính trị Đài Loan đang
bước vào giai đoạn sôi động với các đảng chính đều đã công bố tên tuổi ứng
viên ra tranh cử tổng thống, dự kiến vào ngày 13/01/2024.
Không khí xung quanh Đài Loan có vẻ nóng hơn với
các hoạt động uy hiếp phe đòi độc lập đến từ nhiều chuyến bay của Không quân
Trung Quốc.
Cho đến
nay, Quốc Dân Đảng (KMT)
đã xác nhận ông Hầu Hữu
Ích (Hou Yu-ih), thị trưởng Tân Đài Bắc, làm ứng viên tổng thống của họ. Đảng này mong ông đem lại kết quả vang dội trên tầm quốc gia, như ông
đã thắng cử rất tốt để giành chức thị trưởng Tân Đài Bắc năm 2022.
Tuy thế, có ý kiến nói ông sẽ bị người dân Tân
Đài Bắc phê phán là bỏ cam kết với họ vì "ham công danh" ở tầm quốc
gia.
Dân Tiến Đảng (DPP) thì vừa cử ông Lại Thanh Đức (Lai Qingde), hiện là chủ tịch Đảng, Phó Tổng thống, ra tranh cử.
Từng có phát biểu "nảy lửa" về Trung
Quốc, ông được cho là đã "hạ nhiệt" về ngôn từ vì Hoa Kỳ không muốn
phái DPP nói có to về độc lập, dễ gây phản ứng từ Trung Quốc.
Lực lượng chính trị thứ ba, Đài Loan
Dân chúng Đảng (Taiwan People's Party-TPP) thì bổ
nhiệm ông Kha Văn Triết
(Kuo Wen-je) làm ứng viên của họ.
Cùng thời gian có cuộc bầu cử tổng thống, cử
tri Đài Loan sẽ bỏ phiếu chọn các nghị sĩ quốc hội, còn gọi là dân biểu Lập
pháp Viện (Legislative Yuan).
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6B5F/production/_129578472_whatsubject.jpg
Thị trưởng Tân Đài Bắc, ông Hầu Hữu Ích, là ứng viên chính thức của Quốc
Dân Đảng ra tranh cử tổng thống năm 2024
Một số điều tra dư luận vào thời gian qua gợi
ý rằng hai nhân vật của Quốc Dân Đảng và Dân Tiến Đảng sẽ thu phiếu xấp xỉ
nhau, có thể là Quốc Dân Đảng nhỉnh hơn vài phần trăm.
Ông Kha Văn Triết nhiều khả năng chỉ về ba,
nhưng có vẻ như ông sẵn sàng bước vào cuộc chơi để tăng tầm ảnh hưởng của đảng
mình và giành thêm ghế dân biểu cho TPP.
Theo những gì ông nói cho tới nay thì đảng này
muốn phá vỡ "bức tranh hai màu đen trắng" của hai đảng lớn hơn, và
cho cử tri có thêm sự lựa chọn, Ray Wang viết trên trang China Project.
Nếu không ứng viên nào
giành ngay đa số ở vòng một thì sẽ có cuộc đầu phiếu vòng hai chọn ra tổng thống
mới.
Tuy vậy, giới quan sát cho rằng bầu cử ở Đài
Loan 2024 sẽ còn chịu tác động của tình hình nội bộ, và sự căng thẳng với Bắc
Kinh, nên kết quả chung cuộc ra sao là một ẩn số lớn.
12 năm cầm quyền của bà Thái Anh Văn (DPP) đẩy
Đài Loan về gần Hoa Kỳ hơn, và hòn đảo cũng giành được thêm ủng hộ chính thức
và không chính thức từ các nước châu Âu, cả ở vùng Baltic, và từ Anh. Nhưng
cùng lúc, số quốc gia công nhận Đài Loan giảm đi, và kinh tế khó khăn khiến lòng
dân có thể thay đổi.
Ông Kha Văn Triết, đại diện cho đảng Dân
chúng Đài Loan, lực lượng thứ ba trong nghị viện Đài Loan
Quan điểm của Quốc Dân Đảng là tránh nói tới
độc lập, ổn định quan hệ với Bắc Kinh để có mối lợi kinh tế.
113 chức dân biểu nghị viện (trên tổng số dân
23,8 triệu) có nhiều quyền lực, theo Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc.
Dù tranh cử chủ yếu với các vấn đề quốc nội
như việc làm, kinh tế, khi đã vào nghị viện, các dân biểu có quyền quyết định
về ngân sách và ngoại giao, điều sẽ bị thách thức khi không khí căng thẳng với
Trung Quốc có thể còn tăng.
Mới đây nhất, Chủ tịch Viện Lập pháp Đài
Loan, Du Tích Khôn đón Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ Michael McCaul
ở thăm Đài Loan, và cho rằng "Vòng cung bảo vệ" Đài Loan đang hình
thành nhờ chiến lược của Hoa Kỳ lập phòng tuyến quân sự với Nhật Bản và
Philippines.
No comments:
Post a Comment