Saturday, 13 May 2023

QUỐC HỘI : SỬA LUẬT ĐẤT ĐAI và GIÁM SÁT CHI TIÊU NGÂN SÁCH CÔNG, KHÔNG LÀM TỪ GỐC, "SỬA LẶT VẶT CHỈ TỐN THỜI GIAN" (Quốc Phương, RFA)

 



Quốc hội: Sửa Luật Đất đai và Giám sát Chi tiêu Ngân sách Công, không làm từ gốc, “sửa lặt vặt chỉ tốn thời gian”

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London
2023.05.12

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/national-assembly-wasting-time-discuss-revised-law-on-land-05122023124635.html

 

“Quốc hội mà chỉ sửa lặt vặt luật thì chỉ tốn thời gian”, một ý kiến trong giới quan sát thời sự và chính trị từ Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do trong dịp Thường vụ Quốc hội Việt Nam đang nhóm họp, chuẩn bị cho kỳ họp thứ năm, khóa XV vào cuối tháng 5/2023 và thảo luận, cho ý kiến một số vấn đề, trong đó có góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và giám sát vấn đề ngân sách công và sử dụng khi Ủy ban này cho ý kiến về báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo năm.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/national-assembly-wasting-time-discuss-revised-law-on-land-05122023124635.html/@@images/4b6e126a-3ac7-46b5-a54c-1bc2b4435882.jpeg

Toàn cảnh họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 20/10/2022 (minh hoạ).  AFP

 

“Về Luật Đất đai, bức xúc nhất của người dân hiện nay là cần phải thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người dân, còn về chuyện quyết toán ngân sách Nhà nước, hay nói rộng hơn là giám sát quản lý ngân sách công, tôi thấy là phải làm lại từ đầu, nếu không chỉ tốn thời gian,” ông Phạm Viết Đào, người từng là Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam trước đây nêu quan điểm riêng với RFA Tiếng Việt hôm 12/05/2023.

 

“Nếu Quốc hội sửa lặt vặt, thì bàn làm gì, còn về đất đai, đúng ra là đầu tiên phải thừa nhận quyền sở tư hữu về đất đai, cái này Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã thừa nhận. Đến năm 1959, Nhà nước VNDCCH ở miền Bắc Việt Nam cũng vẫn thừa nhận quyền tư hữu đất đai, nhưng rõ ràng là sau khi thống nhất Bắc – Nam hai miền của đất nước rồi, mới nảy ra chuyện bãi bỏ quyền này trong cả nước, mà quy định theo điều mới trên cả nước được gọi là đất đai ‘thuộc sở hữu toàn dân’ do ‘Nhà nước thống nhất quản lý’. Như thế là có sự thay đổi trong chế độ sở hữu này nếu ta so sánh giữa các bản Hiến pháp 1946, 1959, rồi tới 1983, 1992…

 

Bây giờ đúng ra, tôi nghĩ rằng Nhà nước Việt Nam hiện nay cần phải công nhận quyền sở hữu tư nhân, hay quyền tư hữu về đất đai, tại sao trước đây thừa nhận được, mà sau này và đến tận bây giờ lại không thể?”

 

 

Sửa mà không cơ bản, thì “sửa vặt” làm gì?

 

Một bản tin từ Cổng thông tin của Quốc hội Việt Nam hôm 11/5/2023 đưa tin cho hay dự thảo Sửa đổi Luật đất đai đã nhận được 12 triệu lượt ý kiến, và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ông Vương Đình Huệ hôm thứ năm đã có ý kiến về vấn đề này:

 

“Cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao công tác tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và việc tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến góp ý về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), qua đó nâng cao chất lượng hồ sơ dự án luật trình Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị nên có hình thức để báo cáo lại với nhân dân việc lấy ý kiến và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý; đồng thời đề nghị rà soát để luật hóa cụ thể những vấn đề lớn được người dân mong đợi như về tài chính đất đai và giá đất,” bản tin từ Quốc hội Việt Nam tường trình.

 

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý cần tiếp tục rà soát để hoàn thiện sâu sắc hơn một số nội dung của dự thảo Luật. Chủ tịch Quốc hội gợi ý như nội dung về cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định mức thuế cao hơn với người sở hữu nhiều diện tích đất hoặc đầu cơ hoặc chậm sử dụng đất, bỏ hoang đất; quản lý tiết kiệm, hiệu quả nguồn thu từ đất giữa trung ương và địa phương; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản; khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp; cơ chế bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững; kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai, trong dự án luật này…

 

Về vấn đề áp dụng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội cho biết theo báo cáo dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có liên quan đến hơn 100 dự án luật và liên qua trực tiếp đến khoảng 20 -22 luật. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra rà soát với những dự án luật đang sửa như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, v.v. và luật này để đảm bảo tương thích. Đối với các dự án luật khác liên quan, hiện có hai phương án. Một là rà soát lại để đưa vào dự án luật này để sửa luôn. Hai là dùng một luật để sửa nhiều luật. Do đó, đề nghị cân nhắc phương án để sửa ngay trong Luật Đất đai để bảo đảm tính khả thi, để khi Luật được ban hành không phải chờ các Luật khác và có thể vận hành ngay,” vẫn theo Cổng thông tin của Quốc hội Việt Nam hôm 11/5.

 

Khi được đề nghị đưa ra bình luận, ông Phạm Viết Đào nói:

 

“Tôi nghĩ là nếu không đề cập vấn đề gốc rễ, thì tất cả chỉ là sửa chữa lặt vặt, mà sửa lặt vặt như thế thì góp ý có ý nghĩa gì? Tôi đã nghiên cứu vấn đề hiến định quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam từ thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và thấy rằng đã có thời điểm có Nghị quyết Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam tuyên bố ‘trả lại quyền sở hữu đất đai cho nhân dân’, trong đó có liên quan chống đất bị hoang hóa v.v…, thế thì bây giờ tinh thần đó đã bị sửa đi, mà nếu nó có cái sai từ gốc, nhưng lại không được sửa từ chỗ đó, kể cả những chuyện như dự án, quy hoạch, quyền sử dụng, chuyển đổi mục đích, giá đất v.v..., thì sửa lặt vặt chẳng có giá trị cơ bản gì.”

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/national-assembly-wasting-time-discuss-revised-law-on-land-05122023124635.html/ubtvquochoi2023.jpeg/@@images/78f5742c-a6ad-42fd-9ef1-4e9a0a2baea0.jpeg

Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Hà Nội hôm 12/5/2023. Hình: Quốc Hội

 

 

Vì sao chưa sửa “cơ bản” và cái lợi của công nhận “quyền tư hữu đất đai”?

 

Trả lời câu hỏi vì sao mà tới nay Quốc hội và nhà nước Việt Nam không sửa đổi để công nhận quyền tư hữu về đất đai đó, ông Phạm Viết Đào đáp:

 

“Cái này liên quan đến lợi ích, lợi quyền của chế độ và quan chức chế độ. Lâu nay những người có quyền lực trong chế độ này vẫn thụ hưởng các quyền lợi đó, nếu bây giờ mà sửa, thì họ sẽ mất đi quyền lợi, lợi ích, nên họ sẽ không chịu sửa. Do đó, những gì người ta bàn thảo là những chuyện đi vào chi tiết, lặt vặt, phái sinh, không phải là gốc rễ. Ở các nước như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Liên Xô trước kia chẳng hạn, người ta không sửa, nhưng như ở Liên Xô sau này khi tan rã rồi, thì các nước thành viên cũ hậu Liên Xô, người ta đã sửa.

 

Nhân đây, tôi muốn nói tới một số vụ việc, chẳng hạn một vụ nóng cách đây không lâu mà còn do “lệ” gây ra, căn cứ trên ‘luật’ đó rồi, thì người ta có ‘lệ’, tức là cách thức xử lý, một bên là dân nói là “đất đó là của chúng tôi”. Một bên kia thì bảo là “đất của họ”, mà trường hợp này nói là “đất quốc phòng” của quân đội, rồi khi xử lý thì người ta đưa một cái ‘lệ’ vào để xử, đó là đưa công an vào, và thêm xung đột xảy ra.

 

Còn như các vụ khác từ Thủ Thiêm, đến Dương Nội v.v…, nếu không sửa luật tận gốc, trả lại quyền sở hữu tư nhân về đất đai cho người dân, công khai minh bạch giám sát quy hoạch, đất đai của cộng đồng, xã hội, và các giới v.v…, thì những vụ việc như thế sẽ không tránh khỏi, tức là tiếp tục diễn ra việc những người dân bị ức hiếp, mà trong đó nhiều người dân sẽ trắng tay, chẳng còn gì cả, còn không thì họ phải thụ động chờ đợi vào sự “tử tế” của quan chức, nhưng cái người ta cần là luật bảo vệ quyền sở hữu đó của người ta, không có điều đó được quy định trong luật, tức là tư hữu đất đai, thì các vấn đề vẫn sẽ còn xảy ra. Tôi đã nghiên cứu văn bản rồi và tôi thấy sửa như thế, sửa lặt vặt như hiện nay, kiểu đó, thì sửa làm gì?”

 

Khi được hỏi trong trường hợp chế độ tư hữu đất đai được thừa nhận và được sửa đổi trong luật pháp tại Việt Nam, nếu có việc đó, lợi ích sẽ như thế nào, ông Phạm Viết Đào nói:

 

“Có nhiều cái lợi và hiệu quả, trong đó có một điều là nếu sửa như thế người dân sẽ đầu tư thiết tha, người ta gắn bó với đất đai, đồng ruộng, họ thấy tài sản đó của họ là đất đai tư nhân được luật bảo đảm, bảo hiểm, thì họ sẽ làm mọi thứ để có hiệu quả, chuyện để hoang hóa đất đai cũng bớt đi.

 

Có tư hữu đất đai, người dân mới đầu tư, mới yên tâm, khi đó mới phát triển nguồn lực về nông nghiệp tốt. Còn bây giờ nếu tôi có tiền, nhưng đất đai đó tôi chỉ có quyền sử dụng, không phải là sở hữu của riêng tôi, thì tôi bỏ tiền, công của hết ra đầu tư để làm gì, cái đó có phải của tôi đâu? Mở rộng hơn, nếu anh muốn người dân phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn, anh muốn người dân có tình cảm với quê hương, có sự gắn bó, thì phải công nhận quyền sở hữu đó về đất đai của người ta.”

 

 

Lưu ý gì trong quản lý tài chính công hay ngân sách Nhà nước?

 

Hôm thứ sáu, 12/5, Thường vụ Quốc hội Việt Nam khi tiếp tục chương trình phiên họp thứ 23 đang diễn ra tại Hà Nội, và cho ý kiến về báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021.

 

Dẫn lời của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội, bà Nguyễn Thị Phú Hà trình bày Báo cáo thẩm tra tại phiên họp Thường vụ, Cổng thông tin Quốc hội Việt Nam cho biết:

 

“Hồ sơ Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2021 được lập cơ bản đầy đủ theo quy định tại các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên đề nghị Chính phủ bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021.

Qua kết quả giám sát của Ủy ban TCNS và báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2021 cho thấy kỷ luật, kỷ cương trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN năm 2021 chưa nghiêm, nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm, đặc biệt công tác quyết toán NSNN chậm đã nêu trong các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được khắc phục v.v…

 

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương quản lý, sử dụng NSNN và tăng cường việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội, từ quyết toán NSNN niên độ năm 2022, Quốc hội không phê chuẩn quyết toán các khoản thu, chi NSNN trong niên độ đã phát hiện không đúng quy định; các khoản chi phải hủy nguồn, thu hồi về NSNN trong niên độ và các năm trước, nhưng chưa thực hiện thu hồi và các kết luận, kiến nghị KTNN yêu cầu xử lý tài chính trong niên độ quyết toán NSNN.”

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyenthiphuhaquochoi.jpeg/@@images/b6436a82-38cf-479d-91ab-c23a01ae3b60.jpeg

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà. Hình: Quốc Hội

 

Khi được đề nghị đưa ra bình luận về vấn đề này, từ quan điểm riêng, ông Phạm Viết Đào, nói:

 

“Những cái trên cũng chỉ là những chuyện kỹ thuật, chi tiết nghiệp vụ thôi… Tôi chỉ lưu ý một điều là có một lĩnh vực cần được quan tâm, đó là sử dụng ngân sách công của Đảng Cộng sản Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên thuộc đảng này vẫn làm, thì theo các số liệu này hàng năm công bố ở Việt Nam là Ban Chấp hành Trung ương Đảng mỗi năm sử dụng gần 100 triệu đô la Mỹ, rồi Quốc hội là khoảng 60 triệu đô la, Chính phủ khoảng 50 triệu đô la, chưa kể các đoàn thể, đảng, đoàn v.v… một năm cũng đến vài ba chục triệu đô la nữa, thì cái này phải tách ra như thế nào, giải quyết ra sao là cả một vấn đề. Còn tất cả khoản chi liên quan Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngân sách Nhà nước, lâu nay hoàn toàn nằm trong quyền quyết định của các vị lãnh đạo, người dân không dám làm hay nói gì, cái này là vấn đề phải có luật, mà nó lại liên quan đến thể chế.

 

Còn mấy ý kiến họp bàn như trên ở Thường vụ Quốc hội như hiện nay, không riêng gì đất đai, hay quản lý ngân sách công, nếu cơ chế, thế chế hiện nay mà cần phải sửa đổi lại, thì theo tôi mọi thứ phải làm lại từ đầu, mà muốn làm lại phải có một lực lượng đủ mạnh để đổi mới. Nhìn vào ‘Tứ trụ’ hiện nay, tôi thấy không ai có đủ sức mạnh, khả năng để làm việc đó, ông nào mà không cẩn thận thì sẽ “bị” trước, cho nên ai cũng chỉ nói thế thôi, còn bản thân, dù có nhận thức được vấn đề, cũng chưa dám làm, trong khi người dân bây giờ người ta nhìn vào việc làm của các vị thì người ta mới tin,” ông Phạm Việt Đào, nguyên Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam trước đây nói với Đài Á Châu Tự Do từ Việt Nam hôm thứ sáu trên quan điểm cá nhân.

 

Còn theo Cổng thông tin của Quốc hội Việt Nam dẫn lời của Chủ tịch Quốc hội nước này, ông Vương Đương Huệ, hôm 11/05 cho biết:

 

“Đối với một số nội dung mới như quy định về việc cho phép đơn vị sự nghiệp công được sử dụng quyền sử dụng đất dùng cho mục đích dịch vụ kinh doanh... Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đây là những nội dung mới, đáng chú ý nhưng chưa thể tiếp thu ngay được, cần tiếp tục nghiên cứu thêm sau này hoặc có những vấn đề trái với những quan điểm, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước thì không thể tiếp thu được hay chưa thể tiếp thu được nhưng cũng cần có báo cáo một cách tường minh.”






No comments:

Post a Comment

View My Stats