Monday 8 May 2023

BÀ NÀ HỒNG NHAN NHƯNG BẠC PHẬN (Save Tam Đảo)

 



NỘI DUNG :

 

BÀ NÀ HỒNG NHAN NHƯNG BẠC PHẬN   

Save Tam Đảo

.

CẦN MỘT THÁI ĐỘ RÕ RÀNG VỚI SUN GROUP

Save Tam Đảo

.

HAI KHU RỪNG CÓ NHIỀU ĐIỂM CHUNG NHƯNG SỐ PHẬN KHÁC NHAU   

Save Tam Đảo

.

=================================================

.

.

BÀ NÀ HỒNG NHAN NHƯNG BẠC PHẬN   

Save Tam Đảo

5-5-2023  22:33  

https://www.facebook.com/savetamdao.org/posts/pfbid02yRC1yKdaUD8nEeMFb9dcAEPSghjq3C7XCUPcNw69Y9uvvv92igdEmuBB4N3QHjpvl

 

Có lẽ chưa nơi nào mà tôi đặt chân đến với danh nghĩa nơi nghỉ dưỡng nhưng tâm hồn tôi lại bị tổn thương như Bà Nà. Một khu rừng đã được phân định cho chức năng ‘bảo tồn thiên nhiên’ nhưng rồi khu vực nhạy cảm nhất, quan trọng nhất là phần đỉnh đã bị phủ lên một lớp bê tông vô hồn, vô nghĩa và vô giác.

 

Nên dù cho thời kỳ 4.0 rồi hay công nghệ nhân tạo AI vô cùng lợi hại thì cũng khó tìm ra được cơ quan quản lý, hay bất cứ thông tin hữu dụng nào về khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa.

 

Bà Nà – Núi Chúa được người pháp khai phá ra từ những năm 1900s sau một thời gian thì người Pháp đã biến nơi đây trở thành trung tâm bảo tồn và khu nghỉ mát mùa hè với hàng chục căn biệt thự nằm rải rác từ đai cao 1.400m so với mực nước biển. Nhưng rồi cũng giống như Tam Đảo, Bạch Mã, Ô Quy Hồ, Sa Pa… những khu nghỉ mát, những căn biệt thự này đều bị đập phá và bỏ hoang theo dòng lịch sử.

 

Sau này dù bỏ ra nhiều nỗ lực, song do trình độ và điều kiện kinh tế, không nơi nào trong những cái tên trên được khôi phục như thời hoàng kim của nó ở những năm 1930s. Theo lời của một chú kiểm lâm ở Bạch Mã thì dù trải qua gần 100 năm rồi, song du lịch ở những khu rừng như thế này lại càng trở nên thảm hại và thảm hại hơn nữa khi họ cho đào bới xây dựng vô tội vạ những kiến trúc fake, mà dù có copy y nguyên thì cái hồn của dòng thời gian không ai có thể sao chép được.

 

Năm 2008 Đà Nẵng đã trao Bà Nà vào tay Sun Group nó cũng giống thời điểm Thuý Kiều vướng vào bàn tay Mã Giám Sinh. Họ san bằng đỉnh núi, họ mở rừng để dựng lên những tuyến cáp treo. Nghe nói đến nay với 5 tuyến cáp treo tối đa họ có thể vận chuyển 7.000 người trong một giờ lên núi. Có những lúc trên đỉnh núi có hàng chục nghìn người cùng có mặt.

 

15 năm đã trôi qua, nhưng công trường vẫn cứ tấp nập, mỗi năm họ lại xén đi vài ha để mở rộng khu vui chơi, hầm rượu, những toà lâu đài mới tinh trên đỉnh Bà Nà, khiến cho những dòng suối đầu nguồn đổ ra 3 con sống chính của Quảng Nam Đà Nẵng ngập đầy bùn đất. Và cũng từng đấy năm không còn nhà khoa học hay trung tâm nghiên cứu nào ghi nhận được sự xuất hiện của các loài động vật quý hiếm nơi đây, một khu rừng chết đứng khi lá vẫn còn xanh.

 

Rừng không còn động vật, cây cối bị sát hại, nước đầu nguồn đầy bùn đất thì không còn chức năng bảo tồn nữa. Bạc phận rồi Bà Nà ơi.

 

Hình :

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=227885316554120&set=pcb.227899696552682

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=227885356554116&set=pcb.227899696552682

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=227885413220777&set=pcb.227899696552682

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=227885453220773&set=pcb.227899696552682

 

 

115 BÌNH LUẬN

 

 

=====================================================

.

.

CẦN MỘT THÁI ĐỘ RÕ RÀNG VỚI SUN GROUP

Save Tam Đảo

7-5-2023  22:48   

https://www.facebook.com/savetamdao.org/posts/pfbid02487BdmyS4E4Mymke3eLxBiogwXSg7cDr2pgWruqNdrEaw3GG8RhyVdCgwM1NGGEql

 

Điều khiến tôi vui vẻ cho cả chuyến đi đó chính là thái độ của những người Đà Nẵng có lương tri, họ tỏ rõ thái độ nói “KHÔNG” với Bà Nà Hills. Họ cho rằng việc cướp đi cơ hội được lên núi thay vào đó ép họ sử dụng dịch vụ cáp treo của Sun là một sự xúc phạm không thể chấp nhận, chính vì thế từ ngày con đường bộ bị chặn lại, họ không còn đến Bà Nà nữa.

 

Tất nhiên đối tượng và phạm vi mà tôi trò chuyện không nhiều, còn rất nhiều người dân muốn đưa con cái, người thân lên Bà Nà, muốn được trải nghiệm cáp treo, muốn được ngắm nhìn rừng cây xanh mướt, mong mỏi đó là chính đáng và tôi tin rằng hầu hết trong số họ đều yêu màu xanh của cây, của rừng Bà Nà.

 

Tuy nhiên mong muốn và sự yêu thích cần được thể hiện bằng một thái độ rõ ràng. Không tiếp tay cho những sai phạm và bất công, không thể vui vẻ trên những đau xót của thiên nhiên. Việc xây dựng vô tội vạ ở vùng nhạy cảm của rừng đã trực tiếp dồn những loài động vật ít ỏi còn lại đi vào con đường tuyệt diệt. Bằng chứng là không còn trung tâm bảo tồn nào, cũng không còn nhà khoa học nào nghiên cứu, ghi nhận về những loài động vật ở Bà Nà nữa.

 

Chúng tôi luôn ủng hộ chính sách phát triển kinh tế và du lịch, chúng tôi cũng ủng hộ phát triển du lịch ở Bà Nà, nhưng bằng cách bền vững và thận thiện với môi trường chứ không phải cách băm nát khu đỉnh núi như cách họ đang làm.

 

Nếu như Họ phục dựng lại những căn biệt thự ở những vị trí cũ, mở những con đường bộ, có thể làm cáp treo, có chính sách hạn chế du khách…và tất nhiên mọi hoạt động xây dựng phục hồi cần có sự đánh giá của chuyên gia về tác động môi trường… thì rừng vẫn là nhà của động vậy, suối vẫn cứ trong xanh.

 

Với việc liên tục mở rộng phạm vi xây dựng trên đỉnh Bà Nà thì việc mua vé cáp treo lên núi không khác gì bạn đang góp một tay vào công cuộc phá nát khu bào tồn Bà Nà – Núi Chúa.

 

(Còn nữa)

 

Một số hình ảnh :

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=229068783102440&set=pcb.229068819769103

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=229068779769107&set=pcb.229068819769103

 

.

42 BÌNH LUẬN  

.

=====================================================

.

.

HAI KHU RỪNG CÓ NHIỀU ĐIỂM CHUNG NHƯNG SỐ PHẬN KHÁC NHAU   

Save Tam Đảo

4-5-2023  22:58   

https://www.facebook.com/savetamdao.org/posts/pfbid0YVaTFq715KXeA7kriVJCrhfaLneLfUi8T2c4Zsvooi4yXUFMG5xwUL86R73dim7Bl

 

Chúng tôi đang muốn nói đến Vườn Quốc gia Bạch Mã (Huế) và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa (Đà Nẵng) cả hai khu rừng này đều có chung đường ranh giới với tỉnh Quảng Nam.

 

Hai khu rừng này có độ cao tương đương nhau, khoảng 1500m so với mực nước biển, cùng được người pháp phát hiện ra vào những năm 1930s và đều được xây dựng thành khu nghỉ dưỡng mùa hè với khoảng hơn 100 căn biệt thự.

 

Hai khu rừng này có nhiều loài động thực vật tương đồng nhau, có phần khác nhau là rừng Bạch Mã nằm hướng đón gió đông nên mưa ẩm nhiều hơn. Tuy nhiên đai trên cao không khí đều trong lành rất phù hợp cho nghỉ dưỡng nghỉ mát…cho đến khi Sun Group xuất hiện ở Bà Nà vào năm 2007 thì hai khu rừng này trở thành 2 số phận khác nhau.

 

Một khu rừng hoang sơ, nước suối quanh năm trong xanh, hoa trái, cỏ cây đua nở…là nơi để mọi người đều có thể được đến và tắm rừng. Còn một khu rừng đã trở nên kiệt quệ, toàn bộ phía đỉnh núi bị san ủi để nhường chỗ cho những toà lâu đài san sát mới tinh, cho những khu vui chơi giải trí và ngột ngạt của con người. Hậu quả là không phải ai cũng muốn tới và không phải ai cũng có thể đến đó, và các dòng suối mang đầy bùn đất đổ về phía hạ lưu, sạt lở khắp nơi.

 

Còn tiếp….

 

Hình :

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=227327666609885&set=pcb.227333493275969

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=227327689943216&set=pcb.227333493275969

 

122 BÌNH LUẬN   

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats