Tương
quan giữa các khái niệm chính quyền, XHDS, Luật Hình sự và Dân sự trong một nền
dân chủ
Đào Tăng Dực
14/03/2023
Tương
quan giữa các khái niệm chính quyền (the state), xã hội dân sự (civil society),
luật hình sự (criminal law) và luật dân sự (civil law) trong một nền dân chủ
chân chính
Vào ngày 24 tháng 2 vừa qua, dư luận VN xôn
xao vì nhà báo và luật sư Đặng Thị Hàn Ni vừa bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm
giam, chiếu theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự, cùng với bà Nguyễn Phương Hằng. Bà
Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) bị bắt vì sử dụng mạng
xã hội để livestream xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự cũng chiếu
theo điều 331 nêu trên.
Tại sao dư luận trong và ngoài nước lại xôn
xao như vậy?
Trước khi trả lời câu hỏi nêu trên, chúng ta cần
duyệt lại sự kiện tổng quát liên hệ đến vụ việc. Đó là hai nhân vật này này tố
cáo trước công luận là người này lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền
lợi và danh dự của người kia. Cụ thể, tháng 9.2021, bà Đặng Thị Hàn Ni thường
xuyên bị bà Nguyễn Phương Hằng nhắc đến trong các livestream trên mạng. Sau đó,
bà Hàn Ni làm đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vu khống, làm nhục và lợi dụng
các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của bà.
Điều 331 BLHS của CHXHCNVN quy định rõ rệt như
sau:
“1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền
tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
1. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Như thế chiếu theo nội dung của điều 331, công
an CSVN hoàn toàn có thẩm quyền khởi tố cả 2 bà dưới luật hình sự vì điều khoản
này không giới hạn nơi lợi ích của nhà nước tức chính quyền (the state) mà còn
nới rộng đến phạm vị lợi ích của những tổ chức hoặc cá nhân thuộc phạm vi xã hội
dân sự nữa (civil society).
Tuy điều 331 minh thị cho phép công an CSVN
truy tố các hữu thể pháp lý cá thể, tuy nhiên dư luận vẫn rất dao động và xôn
xao là vì:
a. Trong thế giới dân chủ và văn minh ngày hôm
nay, luật pháp phổ thông trên thế giới luôn tuân thủ một nguyên tắc quan trọng.
Đó là:
– Phạm vi của luật dân sự là giải quyết những
tranh chấp quyền lợi giữa các cá nhân và thực thể pháp lý khác nhau.
– Trong khi đó phạm vi của luật hình sự là
công an hoặc cơ quan công tố, đại diện cho chính quyền khởi tố cá nhân hay những
công ty nhân danh quyền lực của nhà nước.
Hệ lụy của nguyên tắc này là những sự tranh chấp
cá nhân như trường hợp của Hàn Ni và Nguyễn Phương Hằng thuộc phạm vi luật dân
sự, chính quyền không cần can thiệp vào và không nên can thiệp vào.
b. Tuy là một chế độ độc tài đảng trị và tuy
Điều 331 cho phép, nhưng từ trước đến nay, công an CSVN vì ý thức quy luật này,
nên chưa sử dụng triệt để quyền lực mà BLHS cho phép họ.
c. Nhưng trong vụ án Phương Hằng và Hàn Ni thì
công an CSVN đã phá lệ, xé rào, áp dụng triệt để quyền lực của Điều 331, rút cục
gây ra hoang mang cũng như xôn xao trong xã hội.
d. Với sự đột phá về hình sự này, thì Việt Nam
là quốc gia duy nhất trên thế giới được quốc tế nhắc nhở đến vì trong quốc gia
lạ lùng này, một bộ trưởng công an như Tô Lâm và các công an thuộc hạ của ông
có toàn quyền hình sự can thiệp vào đời tư của từng cá nhân, truy tố cả những vợ
chồng, anh chị em, cha mẹ con cái, hàng xóm láng giềng nếu những người này có
những tranh chấp lẫn nhau, theo tinh thần của Điều 331 BLHS hiện hành.
Câu hỏi chúng ta phải đặt ra là tại sao đảng
CSVN lại ngang nhiên vượt lên trên những nguyên tắc luật pháp phổ thông trên thế
giới và luật hóa Điều 331 BLHS, xóa tan biên giới giữa 2 khái niệm luật hình sự
và luật dân sự như thế?
Câu trả lời là:
Trước hết, có rất nhiều lý do tiềm tàng trong
một trật tự xã hội độc tài, từ Phát Xít đến Cộng Sản. Tuy nhiên, lý do quan trọng
nhất nằm nơi Điều 4 Hiến pháp 2013.
Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định: “Đảng Cộng
sản Việt Nam… lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Nhà nước ở đây là Chính Quyền
và Xã hội ở đây có nghĩa là xã hội dân sự.
Một khi cả nhà nước tức chính quyền lẫn xã hội
dân sự, theo hiến pháp, phải chấp nhận sự lãnh đạo duy nhất của một lực lượng
chính trị, thì biên giới giữa hai thực thể này không còn hiện hữu. Chỉ còn đảng
CSVN là toàn năng. Sự độc lập và tương nhượng, tương kính giữa hai khái niệm
nhà nước và xã hội dân sự hầu đưa đến một trật tự chính trị dân chủ nghiêm chỉnh
không còn nữa, mọi quyền tự do của con người cá thể đều bị nhá nước tước đoạt.
Dĩ nhiên biện giới giữa các khái niệm luật hình sự và luật dân sự cũng vì vậy bị
xóa tan và công an CSVN, nhân danh nhà nước, có thể truy tố dưới luật hình sự,
không những Hàn Ni và Phương Hằng, mà bất cứ những công dân cá thể hoặc hữu thể
pháp lý nào tranh chấp lẫn nhau trong xã hội dân sự đều có thể bị công an truy
tố theo bộ luật hình sự.
Yếu tố thứ hai là quyền lực ngày càng lớn mạnh
của Tô lâm, hầu như không thể kiểm soát được:
Ngoài Điều 4 Hiến pháp nêu trên, một lý do nữa
để giải thích hiện tượng nêu trên là quyền lực ngày càng lớn mạnh của Bộ trưởng
Công an Tô Lâm. Quyền lực lớn nhất hiện nay không nằm nơi TBT Nguyễn Phú Trọng,
tân CTN Võ Văn Thưởng, TT Phạm Minh Chính hay CTQH Vương Đình Huệ mà nằm nơi Bộ
trưởng Công an Tô Lâm.
Tô Lâm là nhân vật quyền lực nhất tại Việt
Nam. Hơn ai hết ông ý thức được rằng các quốc gia độc tài chắc chắn sẽ chuyển
hóa dân chủ. Giai đoạn chuyển tiếp theo 2 khuynh hướng. Một là chuyển hóa theo mô hình
công an trị như tại Nga Sô với Putin vốn là trùm KGB và phe phái nắm quyền. Hai là theo mô hình chuyển tiếp
như tại Balan với tướng Jaruzelski trong một chính quyền quân sự chuyển tiếp. Tức
chuyển hóa theo mô hình quân sự. Tô Lâm luôn có mộng trở thành một Putin của Việt
Nam và muốn chuyển hóa theo mô hình công an trị.
Sự truy tố cả Hàn Ni lẫn Nguyễn Phương Hằng là
một dấu hiệu cho thấy quyền lực không giới hạn của công an trong hệ thống chính
trị Việt Nam, nhất là sau khi các nhân vật chóp bu như Cựu CTN Nguyễn Xuân
Phúc, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và nhiều
nhân vật quan trọng khác trong đảng và chính quyền bị thanh trừng. Trên nguyên
tắc là bị Nguyễn Phú Trọng thanh trừng, nhưng trên thực tế là bị Tô Lâm thanh
trừng.
Sau cùng, là Tô Lâm ý thức được nhu cầu duy
trì tính chính danh của Điều 331 hầu tiếp tục đàn áp nhân quyền:
Trong quá khứ Tô Lâm thường sử dụng Điều 331
BLHS hầu khởi tố và giam giữ các tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị. Các cơ
quan Phi Chính Phủ (NGO) thông thường kêu gọi CSVN hủy bỏ điều luật này vì tác
động của nó đối với tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị. (Theo một nhân vật
bất đồng chính kiến trong nước mà tôi tạm giấu tên) thì Âm mưu thâm độc của Tô
Lâm khi sử dụng Điều 331 BLHS một cách bừa bãi vô giới hạn, nới rộng phạm vi Điều
331 bao gồm luôn những cá nhân sống nhờ chế độ như Hàn Ni và Nguyễn Phương Hằng,
là để biện minh cho tính chính danh của Điều 331, qua lập luận rằng điều luật
hình sự này áp dụng cho mọi công dân cá thể, không chỉ phải dùng riêng để đàn
áp giới bất đồng chính kiến.
Câu hỏi cuốn cùng là chúng ta phải làm gì?
Để trả lời thì chúng ta phải ý thức sâu sắc rằng
trật tự chính trị Mác Lê cũng như các chế độ độc tài Phát Xít đều là những tà
thuyết nguy hiểm cho các dân tộc liên hệ, trong đó có Việt Nam.
Trách nhiệm của chúng ta là phải đạp đổ độc
tài, xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính trong
đó, biên giới gữa Chính Quyền và xã hội dân sự bên này cũng như biên giới giữa
luật hình sự và luật dân sự bên kia, được tôn vinh triệt để.
Một khi tương quan nghiêm chỉnh giữa các khái
niệm nền tảng trong xã hội như chính quyền, xã hội dân sự, luật hình sự và luật
dân sự được long trọng khắc ghi trong hiến pháp, và những định chế bảo vệ hiến
pháp nghiêm minh được thành lập, thì kỷ nguyên dân chủ chân chính sẽ bình minh
trên tổ quốc Việt Nam.
No comments:
Post a Comment