Friday, 3 March 2023

NGHIÊN CỨU : TRUNG QUỐC DẪN TRƯỚC MỸ TRONG CUỘC CẠNH TRANH VỀ CÔNG NGHỆ MỚI NỔI QUAN TRỌNG (Reuters)

 



Nghiên cứu: Trung Quốc dẫn trước Mỹ trong cuộc cạnh tranh về công nghệ mới nổi quan trọng

Reuters

03/03/2023

https://www.voatiengviet.com/a/nghien-cuu-trung-quoc-dan-truoc-my-trong-cuoc-canh-tranh-ve-cong-nghe-moi-noi-quan-trong/6987547.html

 

Trung Quốc ‘dẫn đầu ngoạn mục’ 37 trong số 44 công nghệ quan trọng và mới nổi trong lúc các nền dân chủ phương Tây thua trong cuộc cạnh tranh toàn cầu về sản lượng nghiên cứu, một tổ chức nghiên cứu an ninh cho biết ngày 2/3 sau khi theo dõi quốc phòng, không gian, năng lượng và công nghệ sinh học.

 

https://gdb.voanews.com/13B87FA8-FE00-4937-AE7E-D783CE081854_w1023_r1_s.jpg

Nhân viên làm việc trong một phòng thí nghiệm tại Bắc Kinh về Công nghệ Sinh học Ứng dụng chế tạo bộ xét nghiệm COVID-19 (ảnh chụp ngày 14/5/2020)

 

Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) nói nghiên cứu của họ cho thấy, trong một số lĩnh vực, toàn bộ ‘top 10’ tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới đều có trụ sở tại Trung Quốc.

Nghiên cứu do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ cho thấy Hoa Kỳ thường xếp hạng hai, mặc dù nước này dẫn đầu nghiên cứu toàn cầu về điện toán hiệu năng cao, điện toán lượng tử, vệ tinh nhỏ và vắc-xin.

 

“Các nền dân chủ phương Tây đang thua cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu, bao gồm cả cuộc đua về đột phá khoa học và nghiên cứu”, phúc trình cho biết, thúc giục các chính phủ đầu tư nghiên cứu nhiều hơn.

 

Trung Quốc đã đạt được một “vị trí dẫn đầu đáng kinh ngạc trong nghiên cứu có tác động cao” dưới các chương trình của chính phủ.

 

Phúc trình kêu gọi các quốc gia dân chủ hợp tác thường xuyên hơn để tạo ra chuỗi cung ứng an toàn và “nhanh chóng theo đuổi bước phát triển công nghệ quan trọng chiến lược”.

 

ASPI đã theo dõi các bài báo khoa học được trích dẫn nhiều nhất, mà Viện cho là có nhiều khả năng dẫn đến bằng sáng chế nhất. Phúc trình cho biết, bước đột phá bất ngờ của Trung Quốc về phi đạn siêu thanh vào năm 2021 lẽ ra đã được xác định sớm hơn nếu nghiên cứu mạnh mẽ của Trung Quốc bị phát hiện.

 

“Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã đưa ra 48,49% tài liệu nghiên cứu có tác động lớn trên thế giới về động cơ máy bay tiên tiến, bao gồm cả động cơ siêu thanh, và nước này có 7 trong số 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới,” phúc trình cho biết.

 

Trong các lĩnh vực cảm biến quang tử và truyền thông lượng tử, sức mạnh nghiên cứu của Trung Quốc có thể khiến nước này “chìm vào bí mật” trước sự giám sát của tình báo phương Tây, bao gồm cả “Ngũ Nhãn” của Anh, Mỹ, Australia, Canada và New Zealand, phúc trình nói.

 

Dòng chảy nhân tài quốc gia gồm các nhà nghiên cứu cũng được theo dõi và nguy cơ độc quyền cũng được xác định.

 

Trung Quốc có khả năng nổi lên với vị thế độc quyền trong 10 lĩnh vực bao gồm sinh học tổng hợp, nơi nước này sản xuất 1/3 tổng số nghiên cứu, cũng như pin điện, 5G và sản xuất nano.

 

Hàn lâm viện Khoa học Trung Quốc, một cơ quan nghiên cứu của chính phủ, xếp thứ nhất hoặc thứ hai trong hầu hết 44 công nghệ được theo dõi, bao gồm quốc phòng, không gian, người máy, năng lượng, môi trường, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI), vật liệu tiên tiến và công nghệ lượng tử.

 

Trung Quốc đang củng cố nghiên cứu của mình bằng kiến thức thu được ở nước ngoài và dữ liệu cho thấy 1/5 các nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc được đào tạo tại một quốc gia thuộc Ngũ Nhãn.

 

Nghiên cứu khuyến nghị các chương trình sàng lọc visa để hạn chế chuyển giao công nghệ bất hợp pháp và thay vào đó ủng hộ sự hợp tác quốc tế với các đồng minh an ninh.

 

Các trường đại học của Úc cho biết họ tuân thủ luật ảnh hưởng của nước ngoài được thiết kế để ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ bất hợp pháp sang Trung Quốc, nhưng cũng lưu ý rằng hợp tác quốc tế là một phần không thể thiếu trong nghiên cứu đại học.

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats