Chủ
tịch nước của chúng tôi đây rồi!
Lâm Công Tử
4 tháng 3, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/chu-tich-nuoc-cua-chung-toi-day-roi/
Khi ông
Nguyễn Xuân Phúc bị đá về xứ Quảng, không ai nghĩ ra được người nào trong Bộ
Chính trị sẽ lên tiếp quản cái ghế rất… vô tích sự này. Lý do dễ hiểu là số thời
gian còn lại cho chiếc ghế không dài, người có số má trong Bộ Chính trị xem ra
không còn ai xứng mặt và nguyên nhân thứ ba rất nhạy cảm: Cái gật đầu của ông
Trọng.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/03/vna.png
Võ Văn Thưởng
trong lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước ngày 2 Tháng Ba 2023 (VNA)
Ai cũng biết ông Trọng đang nỗ lực đốt lò, củi
lớn cỡ nào cũng bị ông chụm không hề do dự. Tuy bề ngoài là thế nhưng phía sau
hậu trường đầy bí ẩn ấy còn không biết cơ man nào là vai vế, phe phái lẫn kẻ
thù của nhau. Ông Trọng không thể một mình một chợ nếu không có phe cánh. Phe
cánh tạo cho ông ta sức mạnh chứ không phải bản thân ông ta vốn là sức mạnh nội
tại của Bộ Chính trị.
Nếu chú ý một chút người ta thấy ngay ông Trọng
chuyên nói những lời vô thưởng vô phạt nhưng luôn luôn có kết quả thực tiễn đi
kèm. Trong cả cái bộ máy cầm quyền này không ai xứng đáng đi kèm với ông Trọng
hơn Võ Văn Thưởng, người vừa được Quốc hội bỏ phiếu chấp thuận để làm Chủ tịch
nước, nơi mà trước đây có lẽ không bao giờ ông mơ tới vì không có cửa.
Ông Thưởng được ông Trọng chọn khi quyết định
“thủ tiêu” hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. Vào cái ngày 29 Tháng Mười Hai
2022, một ngày trước khi hai ông Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam nộp
đơn xin từ chức, Ban Tổ chức Trung Ương tổ chức Hội nghị toàn quốc trực tuyến tại
65 điểm cầu trên cả nước. Tại Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng
cho rằng “không có nước nào đưa chuyện từ chức thành văn hóa cả”, do đó, cần có
sức ép trong Đảng để cán bộ có vi phạm phải từ chức.
Cái sức ép ấy được ông Trọng phù hơi và ông
Thưởng châm ngòi bởi ông Trọng biết rằng không có cái mồi lửa ấy khó mà lôi kéo
được số phiếu buộc hai ông Phó về vườn. Dĩ nhiên trước đó ông Trọng đã có nhiều
cách khác nhau cưỡng bức những kẻ có khả năng bỏ phiếu phải chấp nhận quyết định
của ông ta nếu không bỏ phiếu thì phải bỏ cuộc, trò chơi chính trị là thế.
Nhưng lên ngôi rồi, ông
Thưởng sẽ phải làm gì với chiếc ghế này?
Người dân suy nghĩ rất đơn giản, với vai trò
Chủ tịch nước ông Thưởng trước nhất nên ký lệnh ân xá cho tử tù Hồ Duy Hải vì
người tù oan này đã chờ đợi trong khổ đau qua hai đời Chủ tịch nước trước. Ông
Trương Tấn Sang thì bị dư luận cho là có quan hệ xa gần với kẻ thủ ác còn trong
bóng tối. Tới đời Nguyễn Xuân Phúc thì bà vợ dắt mũi quay mòng mòng trong vụ Việt
Á nên không còn hơi sức đâu mà nghĩ tới Hồ Duy Hải. Liệu lần này ông Võ Văn Thưởng
có nắm lấy cơ hội ngàn vàng này không? Chưa chắc, vì nghe cái tuyên bố của ông
ta thì thấy nhân dân nằm ở chỗ nào trên chiếc bàn làm việc của ông ấy.
Này nhé, ngay vừa mới nhậm chức, ông ta phát
biểu: “Tôi nhận thức sâu sắc rằng, vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý
nghĩa sống còn, nền tảng vững chắc đối với đất nước ta, chế độ ta là phải kiên
định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối
đổi mới của Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.”
Một con người như thế thì nhân dân nào nằm
trong tầm mắt của ông ta?
Nhìn lại toàn bộ cuộc đời ông Thưởng đi theo Đảng
sẽ thấy không lúc nào ông ấy không lợi dụng thời gian, sức lực lẫn cơ hội để
hoàn thiện mục tiêu duy nhất là phát huy, tuyên truyền và vận dụng Chủ nghĩa
Mác Lê trong sự nghiệp chính trị của ông. Là người kiên trì với Triết học Mác Lê, ông Thưởng theo chân ông Trọng
từ khi còn là sinh viên. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng
có bằng Tiến sĩ Xây dựng Đảng thì ông Thưởng lại vá vào cái áo sơ xài ấy bằng
hai cái bằng cử nhân và thạc sĩ triết học Max Lenin, thứ triết học mà cả thế giới
đều khinh bỉ.
Hai nhân vật thiếu chủ kiến
để phát triển đất nước nhưng lại thừa mứa lý luận lai căng không khác nào anh
què cõng anh mù trên con đường tìm kiếm Chủ nghĩa Xã hội mà cả hai lúc nào cũng
băn khoăn than thở. Nếu không thì tại sao
trong bài phát biểu ra mắt nhân dân ông nhắc lại thứ mà ai cũng sợ:
Trong hành trình phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân
thời gian tới, tôi sẽ không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực để hoàn thành tốt
nhiệm vụ Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp; cùng toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ra sức phấn đấu vì Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ông Thưởng từng hứa với nhân dân rằng sẽ trực
tiếp đối thoại với bất cứ ai muốn phản biện, lời hứa ấy như mây bay, như gió
thoảng và đọng lại trong lòng người nghe tiếng cười khẩy như xem một kẻ trưởng
thành nói lời trẻ con trước quần chúng.
Một Chủ tịch nước có vai trò rất hạn chế nên
gán cho ông Thưởng cũng là điều dễ hiểu. Ông Thưởng không cần phải làm việc chính
quyền vì đã có Thủ tướng lo. Ông Thưởng không cần ra quyết sách cho kinh tế hay
chính trị cho đất nước, việc thường xuyên nhất là tiếp các phái đoàn ngoại quốc
đến thăm thú Việt Nam, tiếp đến là xuất ngoại nếu có nước nào mời trong vai trò
hữu nghị. Nhưng có một điều, ông Thưởng buồn nhất là không có cơ hội để quảng
bá cái triết học Mác Lê mà ông ấy ôm ấp. Như vậy há chẳng phí lắm sao?
Có căng óc ra mà nghĩ những khả năng tiềm ẩn
trong con người này cũng chẳng tìm ra. Thông thường một người dù học môn nào
thì cái tư duy phổ thông cũng cập nhật theo bằng cấp mà anh hay chị ta kiếm được.
Thế nhưng môn Triết học Mác Lê thì giúp gì được cho suy nghĩ của một người ngồi
vào ghế Chủ tịch nước, nơi đòi hỏi sự tinh tế trước quan khách ngoại quốc, sự
nhạy bén khi nhận thức con đường mà đất nước đang phát triển cũng như viễn kiến
khi ra nước ngoài chứng kiến thành tựu của người ta hầu mang về nước áp dụng
cho đất nước mình. Cả ba đức tính ấy ông Thưởng đều không có thì nói chi đến việc
ký một cái lệnh ân xá khi mà Chủ nghĩa Xã hội nó ám ông ta từ khi bước vào đại
học.
Vời người Cộng sản có lý luận như hai ông Tổng
Bí thư và Chủ Tịch nước thì người dân nên “hãnh diện” mới phải, vì từ nay thay
vì một mình ông Trọng than thở không biết cuối thế kỷ này có tìm ra được con đường
tiến đến Chủ nghĩa Xã hội hay không thì bây giờ có thêm một anh què sẵn sàng
cõng anh mù dù trăm năm hay ngàn năm cũng phải tìm cho ra cái con đường kinh
hoàng ấy!
No comments:
Post a Comment