Vụ
Việt Á : Bộ KHCN nghiên cứu "tái chế cái bánh xe" ?
Người
Lao Động Online
22-01-2022 - 07:52
https://nld.com.vn/ban-doc/vu-viet-a-bo-khcn-nghien-cuu-tai-che-cai-banh-xe-20220121225403271.htm
(NLĐO)-Các tập đoàn dược trên thế giới và ngay cả
Trung Quốc đã hoàn thiện các phương pháp xét nghiệm Covid. Vậy Học viện Quân y
nghiên cứu cái đã nghiên cứu để làm gì?
Trong vụ Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ty
Việt Á) "thổi giá" bộ kít xét nghiệm Covid-19, có một số câu hỏi được
dư luận rất quan tâm là bộ kít đó được sản xuất ở đâu; có liên quan gì đến đề
tài nghiên cứu trị giá hơn 19 tỉ đồng của Học viện Quân
y, do Bộ Khoa học công nghệ (KHCN) chủ trì hay không?
Vì sao một công ty có cơ sở sản xuất hơn chục
m2 ở Bình Dương lại có thể sản xuất được một số lượng bộ kít lớn như vậy, có
doanh thu bán kít xét nghiệm cho các tỉnh thành gần 4.000 tỉ đồng, dám chi khoảng
45% "hoa hồng" cho các đối tác với số tiền lên đến 800 tỉ đồng?
Những câu hỏi này chắc chắn cơ quan điều tra sẽ
làm rõ. Việc Bộ Công an đã khởi tố ông Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN
các ngành kinh tế kỹ thuật, thuộc Bộ KHCN, cho thấy có dấu hiệu liên quan.
Tối 20-1, Tổng cục Hải quan cho biết thông tin
về hoạt động nhập khẩu của Công ty Việt Á, qua đó cũng đã bắt đầu trả lời cho
câu hỏi năng lực sản xuất bộ kít của Công ty Việt Á.
Theo Tổng cục Hải quan, Phan Quốc Việt là Giám
đốc điều hành Công ty Việt Á, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, kinh doanh mặt
hàng máy móc, thiết bị dụng cụ y tế, nhập khẩu chất thử thí nghiệm dùng trong
thủy sản, mồi phản ứng PCR, phụ kiện dùng trong phòng thí nghiệm... Đáng lưu ý,
các mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty Việt Á trong 5 năm (2017 - 2021) gồm bộ
thành phẩm que thử test nhanh xét nghiệm định tính kháng nguyên SARS-CoV-2.
Theo Tổng Cục Hải quan, từ tháng 9 đến tháng
12-2021, mặt hàng thành phẩm là que test nhanh xét nghiệm định tính kháng
nguyên SARS-CoV-2 chủng loại Novel Coronavirus 2019-nCoV Antigen Test
(Colloidal Gold), mới 100% được công ty nhập khẩu từ Trung Quốc là 3 triệu
test, giá khai báo 0,955 USD/test (khoảng 21.560 đồng/test), với tổng trị giá
là 64,68 tỉ đồng...
Tổng cục Hải quan có thông tin rất đáng chú ý:
Tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty Việt Á trong 5 năm 2017 - 2021 là 286 tỉ đồng.
Trong đó que test nhanh thành phẩm, hóa chất, chất thử, chất chuẩn dùng trong
phòng thí nghiệm là 162 tỉ đồng (gồm 64,68 tỉ đồng que thử thành phẩm, 74 tỉ đồng
hóa chất, chất thử, chất chuẩn dùng trong phòng thí nghiệm và 23 tỉ đồng dụng cụ
dùng trong phòng thí nghiệm) và 123 tỉ đồng máy móc, thiết bị các loại phục vụ
việc xét nghiệm, phòng thí nghiệm.
Theo các chuyên gia, bộ kít xét nghiệm
Covid-19 được bào chế dưới dạng dung dịch, có thể kiểm tra virus Corona chủng mới
trong mẫu bệnh phẩm từ dịch mũi họng, súc họng, dịch màng phổi và mẫu máu... Để
có thể hoạt động thì bộ kít xét nghiệm phải bảo đảm đủ bộ tách chiết RNA với 5
hóa chất…
Đối chiếu các thông tin trên có thể thấy vấn đề
bắt đầu lộ ra. Có thể Công ty Việt Á chỉ nhập khẩu hóa chất và các phụ phẩm
khác về pha trộn để sản xuất với bỏ bọc "made in Vietnam".
Vấn đề bắt đầu bộc lộ từ ngày 27-12-2021, khi
Bộ KHCN âm thầm rút các thông tin liên quan đến bộ kít của Việt Á được Tổ chức
thế giới (WHO) công nhận và nhiều thông tin khẳng định chất lượng "quốc tế"
của bộ kít này.
Lúc đó ông Trịnh Thanh Hùng (đã bị bắt), Phó Vụ
trưởng Vụ KHCN các khối ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Bộ KHCN, thừa nhận: "Đây
là sơ suất của Bộ KHCN".
Những thông tin lập lờ như vậy buộc dư luận phải
nghi ngờ công trình nghiên cứu về bộ kít của Việt Á của Học viện Quân Y do Bộ
KHCN chủ trì.
Các chuyên gia càng nghi ngờ về đề tài nghiên
cứu có tên là: "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR
phát hiện chủng virus Corona mới 2019 (2019-nCoV)", mã số ĐTĐL.CN.29/20,
do PGS-TS Hồ Anh Sơn làm chủ nghiệm đề tài, với 16 thành viên, trong đó có ông
Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á. Kinh phí cấp cho đề tài nghiên cứu
từ ngân sách là 18,98 tỉ đồng (khoảng 900 ngàn USD).
Nói về công trình nghiên cứu này, ngày
25-12-2021, PGS-TS Hồ Anh Sơn trả lời báo chí cho rằng bộ kít của Việt Á là kết
quả, kinh nghiệm tích lũy nhiều năm của các nhà khoa học, trong đó có nhiều GS,
TS đầu ngành và có gửi Tạp chí Journal of Clinical Laboratory Analysis. Ông Sơn
nói "gửi" thôi, còn đã đăng chưa thì không nói rõ.
Về "công trình nghiên cứu cấp quốc
gia" bộ kít của Việt Á, GS Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales - Úc)
nhận xét rằng ở phương Tây có câu "reinvent the wheel" (tái sáng chế
cái bánh xe), hàm ý nói mất thì giờ, tiền bạc và công sức để làm ra cái mà người
khác đã sáng chế và đã hoàn thiện.
Các tập đoàn dược trên thế giới và ngay cả
Trung Quốc đã hoàn thiện các phương pháp xét nghiệm Covid. Vậy Học viện Quân y
nghiên cứu cái đã nghiên cứu để làm gì? Một công trình nghiên cứu khoa học thiếu
minh bạch, "bí ẩn" như vậy, làm sao không nghi ngờ về tính "có
thực", tính liêm chính trong khoa học về đề tài này. Và nay Tổng cục Hải
quan công bố các thông tin nhập khẩu liên quan đến Công ty Việt Á, càng làm cho
dư luận nghi ngờ rằng bộ kit của Việt Á tự sản xuất hay nhập khẩu về làm thành
phẩm?
Lưu Nhi Dũ
------------------------
TIN LIÊN QUAN
Bắt
Giám đốc CDC Bắc Giang cùng 2 bị can nhận 44 tỉ đồng của Công ty Việt Á
7
doanh nghiệp nào đang bị điều tra do liên quan Công ty Việt Á?
Tập trung điều tra, xét
xử vụ án Công ty Việt Á
Công ty Việt Á
nhập 3 triệu que test nhanh từ Trung Quốc
No comments:
Post a Comment