Thursday 6 January 2022

TỔNG KẾT CÁC DIỄN BIẾN QUAN TRỌNG TRONG NĂM 2021 (Đỗ Kim Thêm)

 


Tổng kết các diễn biến quan trọng trong năm 2021

Đỗ Kim Thêm

07/01/2022

https://baotiengdan.com/2022/01/07/tong-ket-cac-dien-bien-quan-trong-trong-nam-2021/

 

Ngày 1/1/2021: ký Hiệp định Thương mại Liên Âu – Vương quốc Anh

Vào phút chót ngày 24/12/2020, Liên Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận quy định việc Vương quốc Anh ra khỏi Liên Âu và thị trường chung (Brexit). Ngoài ra, thỏa thuận cũng dự kiến nhiều hợp tác khác trong các lĩnh vực an ninh và bảo vệ khí hậu và cũng sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/5/2021.

 

Ngày 6/1/2021: Tấn công điện Capitol

Ngày 6/1 những người ủng hộ cho Donald Trump, Tổng thống Mỹ thất cử, xông vào Quốc hội ở Washington. Năm người chết trong cuộc tấn công vào quốc hội, dẫn đến hàng trăm vụ kiện tụng.

 

Ngày 20/1/2021: Joe Biden, Tổng thống Hoa Kỳ nhậm chức

Vào ngày 20/1/2021, Joe Biden, 78 tuổi, đảng viên đảng Dân chủ, nhậm chức Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Là người có nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc bầu cử vào đầu tháng 11 năm 2020, Biden thắng cử với 306 trên tổng số 538 phiếu cử tri đoàn. Biden hứa hẹn trở thành “tổng thống của tất cả người Mỹ” và Kamala Harris là người phụ nữ đầu tiên làm Phó Tổng thống.

Donald Trump, người tiền nhiệm, đã không thành công trong các vụ kiện gian lận bầu cử.

 

Ngày 1/2/2021: Đảo chính quân sự ở Myanmar

Vào ngày 1/2, quân đội đảo chính ở Myanmar. Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, người được trao giải Nobel Hòa bình, bị bắt. Giai đoạn dân chủ hóa bắt đầu vào năm 2015 với chiến thắng bầu cử của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà kết thúc. Vào tháng 12 năm 2021, bà Aung San Suu Kyi bị quân đội Myanmar kết án nhiều năm tù vì tội kích động bạo loạn và vi phạm các biện pháp phòng chống dịch Corona.

 

Ngày 23/3/2021: “Ever Given” phong toả kênh đào Suez

Tàu chở hàng bị đắm “Ever Given” phong toả Kênh đào Suez ở Ai Cập từ ngày 23/3 cho đến cuối tháng Tư. Vụ việc buộc Suez phải đóng cửa tuyến đường thương mại, vốn cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến nhiều công ty phải trả chi phí cao. Hậu quả là Ai Cập tuyên bố sẽ mở rộng và đào sâu kênh trong tương lai.

 

Ngày 23/5/2021: Belarus bắt giữ những người chỉ trích chế độ

Vào ngày 23/5, một máy bay từ Athens đến Vilnius bị buộc phải hạ cánh xuống Belarus và cảnh sát đã bắt giữ blogger Roman Protassewitsch, người chỉ trích chế độ.

Ngay từ tháng 8 năm 2020, nhà cai trị độc tài Alexander Lukashenko ngụy tạo cuộc tái đắc cử và gây ra một phong trào phản đối rầm rộ ở Belarus. Chế độ đã phản ứng cực kỳ nghiêm khắc Do chế độ đàn áp đầy bạo lực, các cuộc biểu tình đã lắng xuống trong những tháng sau.

 

Ngày 28/5/2021: Đức công nhận tội diệt chủng tại Herero và Nama

Vào tháng 5, Đức công nhận nạn diệt chủng đối với người Herero và Nama, đồng ý bồi thường tổng cộng 1,1 tỷ euro cho Namibia trong chương trình viện trợ tái thiết và phát triển, trải dài hơn 30 năm.

Từ năm 1884-1915, là một cường quốc thuộc địa, Đế chế Đức vô cùng tàn bạo đối với người dân địa phương ở khu vực ngày nay là Namibia. Quân đội Đức đã sát hại trên 100.000 người Herero và Nama, và có nhiều người chết khát trên sa mạc.

 

Ngày 29/6/2021: NATO và Đức rời Afghanistan

NATO và các đối tác rời Afghanistan sau khoảng 20 năm đóng quân. Những người lính Đức cuối cùng được đưa ra ngoài vào ngày 29/6. Trong khi hơn 5.000 người đóng quân tại Afghanistan, có 59 người thiệt mạng. Người Mỹ rời khỏi vào cuối tháng Tám. Kết quả là Taliban chinh phục toàn bộ đất nước trong một thời gian rất ngắn.

 

Ngày 15/7/2021: Kỷ niệm âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ

Vào đêm ngày 15 và 16/7/2016, các nhóm của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng bằng bạo lực lật đổ chính phủ Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan. Mưu sự bất thành với hơn 250 người đã chết trong cuộc đảo chính. Để đối phó, Erdoğan áp dụng tình trạng thiết quân luật kéo dài khoảng hai năm sau.

Kết quả là đã có hàng loạt vụ sa thải và bắt giữ trong quân đội và các cơ quan công quyền. Nạn nhân của biện pháp này là hàng chục ngàn người đã bị bắt, không chỉ những kẻ chủ mưu đảo chính, mà còn cả các chính trị gia người Kurd, các nhà truyền thông và hoạt động dân sự và nhân quyền.

Kể từ năm 2017, ngày 15/7 đã được tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ là “Ngày Dân chủ và Thống nhất Quốc gia”.

 

Tháng 6/tháng 7 năm 2021: Các sự kiện thể thao lớn gây tranh cãi

Thế vận hội bắt đầu tại Tokyo vào ngày 23/7, sau đó là Thế vận hội Paralympic vào cuối tháng 8. Cả hai cuộc tranh tài này đã bị hủy bỏ vào năm trước do đại dịch Corona. Một số người dân Nhật Bản chỉ trích dữ dội các cuộc thi vì chúng diễn ra giữa đại dịch, mặc dù không có khán giả.

Từ năm trước đó, giải vô địch bóng đá châu Âu, cũng được tổ chức từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, đã gây ra sự gia tăng lây nhiễm Covid-19 ở một số quốc gia.

 

Ngày 26/9/2021: Đảng SPD thắng cử tại Quốc hội Liên bang Đức

Vào ngày 26/9, Đức bầu Hạ viện mới. 47 đảng ra tham gia ứng cử, tám trong số các đảng đã được lọt vào quốc hội mới. SPD là lực lượng mạnh nhất với 25,7%. Với 24,1%, CDU và CSU thua, cho đến nay, đó là kết quả tồi tệ nhất. Giống như FDP, đảng Xanh đã có thể giành được vị trí so với cuộc bầu cử trước. AfD bị mất phiếu bầu, LINKE lọt vào Hạ viện chỉ vừa đủ sức để tạo ra của một tiểu ban. Nhóm cử tri Nam Schleswig (SSW) lần đầu tiên giành được một ghế trong quốc hội.

 

Ngày 31/10/2021: Hội nghị khí hậu Glasgow khai mạc

Từ ngày 31/10 -12/11, 197 quốc gia tham gia đàm phán tại Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 26 về cách thức cải thiện các biện pháp bảo vệ khí hậu. “Hiệp ước Khí hậu Glasgow” đã cam kết rõ ràng hơn so với trước đây về mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức tối đa 1,5 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Ngoài ra, các quốc gia kêu gọi cải thiện các mục tiêu khí hậu vào năm 2030. Các mục tiêu sẽ được xem xét lại vào cuối năm 2022, sớm hơn 3 năm so với kế hoạch trước đó. Việc phát thải khí hiệu ứng nhà kính cũng sẽ giảm 45% trên toàn thế giới vào năm 2030 so với năm 2010.

 

Tháng 11 năm 2021: Đông Âu bùng phát khủng hoảng về người tị nạn

Hằng ngàn người tị nạn chờ đợi ở biên giới giữa Belarus và Ba Lan, Latvia và Lithuania vào tháng 11. Do đó, Ba Lan tăng cường nghiêm ngặt việc bảo vệ biên giới và ngăn chặn các vụ vượt biên. Binh sĩ Belarus đã dùng vũ lực để cưỡng bức phụ nữ nhập cư vào Ba Lan. Từ đó, hầu hết bị đưa về lại Belarus ngay lập tức mà không thể xin tị nạn.

Belarus sẽ còn tiếp tục mở cửa cho người di dân để gây áp lực với châu Âu. Cũng trong trường hợp tương tự, Maroc cũng sử dụng loại vũ khí này để đẩy người tị nạn sang Tây Ban Nha.

Vào dịp Noel, 28 người chết đuối vì đắm tàu trên biển Manche trong đó có một người Việt. Sau đó, 160 di dân khác chết ngoài khơi Libya.

Nhìn chung, 2021 là năm kỷ lục về thảm trạng người di dân. Tổng cộng có hơn 114.500 người đã vào được châu Âu an toàn khi đi bằng đường bộ qua các nước Hy Lạp, Tây Ban Nha, Chypre, Malta và 67.480 người sống sót khi vượt bằng đường biển.

Số lượng nạn nhân thiệt mạng là 1.506 trên Địa Trung Hải, số người mất tích không thể kiểm chứng nhưng không ít hơn.

Trong thời gian tới, việc tìm cách vào châu Âu không thuyên giảm, vì nhiều lý do khác nhau. Châu Âu bất lực trong việc chung quyết một chính sách tỵ nạn thống nhất, làm cho các quốc gia thành viên tiếp tục không quan tâm đến việc thi hành. Di dân gặp nhiều khó khăn hơn khi các lối thoát qua cảng Calais và Eurotunnel bị kiểm soát gắt gao.

Nhưng sau thoả thuận Brexit, Anh trở thành là nơi thu hút nhất cho di dân. Anh không còn bị ràng buộc với hiệp ước Dublin, người xin tị nạn không còn bị đe doạ phải trả lại nơi đầu tiên xin tỵ nạn trong châu Âu.

 

Ngày 24/11/2021: Ba đảng SPD, Xanh và FDP thỏa thuận liên minh để cầm quyền

Vào ngày 24/11, ba đảng SPD, Đảng Xanh và FDP thỏa thuận liên minh và thành lập một chính phủ liên bang. Trong số những vấn đề khác, cả ba đảng cùng muốn tăng mức lương tối thiểu lên 12 euro, đẩy nhanh đáng kể quá trình số hóa và quảng bá việc bảo vệ khí hậu.

Chính phủ mới sẽ quan tâm đặc biệt đến vấn đề vi phạm nhân quyền và bảo vệ môi sinh. Hai chủ đề này có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại trong tương lai của Đức với Trung Quốc và Việt Nam. Thỏa thuận liên minh được ký kết bởi đại diện của các đảng vào ngày 7/12.

 

Ngày 2/12/2021: Diễn binh từ biệt Thủ tướng Angela Merkel (CDU)

Bà Angela Merkel đã rời nhiệm sở vào ngày 2 tháng 12 trong một buổi diễn binh danh dự cao nhất của Bộ Quốc phòng. Từ ngày 22/11/2005 đến ngày 8/12/2021. Với 5.860 ngày nắm quyền, bà giữ chức vụ Thủ tướng lâu thứ hai trong lịch sử Đức, sau Helmut Kohl.


 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats