Thông
tin không rõ ràng vụ tịnh thất Bồng Lai bị khởi tố và khám xét
RFA
2022.01.04
Ảnh minh họa: Tịnh
Thất Bồng Lai trong một lần bị kiểm tra hành chính trước đây. Courtesy Tịnh Thất
Bồng Lai
Hệ thống truyền thông Nhà nước Việt Nam hôm
4/1 đồng loạt đăng bài Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã đến
khám xét và khởi tố vụ án liên quan Tịnh thất Bồng Lai, nay là Thiền am Bên Bờ
Vũ trụ, với cáo buộc lợi dụng tôn giáo để trục lợi.
Anh Lê Thanh Minh Tú, một trẻ mồ côi được
nuôi dạy ở Tịnh Thất Bồng Lai từ năm 1988, hiện sống và làm việc ở Sài Gòn, vào
tối ngày 4/1 có nhận định về thông tin vừa nêu:
“Chính quyền Long An đưa thông tin khi có công an xuống
làm việc, mà vì sao lại có cô Mai, chú Thắng ở đó... Hai người này không hề có
liên quan (cáo buộc của chính quyền), mà lại có hai nhân vật này khi có công an
xuống? Khám xét thì không biết có lệnh hay không; thứ hai chưa có thông tin gì
mà có nhiều báo hôm nay viết là ‘trục lợi về tôn giáo’, ‘trục lợi các bé’... và
một số tội khác. Mà trong khi chính quyền chưa có thông tin chính xác mà báo
chí lại lên trước, thì không biết có đúng không hay lại là báo chí bẩn... nói
không đúng sự thật khi công an chưa đưa thông tin mà chỉ nghe phỏng đoán, làm
dư luận rất hoang mang.”
RFA trong cùng ngày đã nhiều lần liên lạc qua
điện thoại với Tịnh Thất Bồng Lai và Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long
An, nhưng không ai bắt máy.
Như lời anh Lê Thanh Minh Tú nhắc đến cô Mai,
ông Thắng, đây là hai người vào tháng 10 năm 2019 đã dẫn hàng chục người từ
TPHCM đến Tịnh Thất Bồng Lai với lý do tìm người con ruột là cô Võ Diễm My, 22
tuổi. Người này được nói trước đó xin xuất gia đi tu ở Tịnh Thất Bồng Lai nhưng
bị cha mẹ ngăn cấm.
Lúc bấy giờ, trong nhóm người do ông Thắng- bà
Mai dẫn đầu, có bà Châu Vinh Hóa khi xô xát đã ném miếng gạch men vào mặt ông Nhị
Nguyên, một người ở Tịnh thất, gây thương tích 13%. Bà Hóa sau đó bị tuyên phạt
hai năm tù với cáo buộc ‘cố ý gây thương tích và buộc bồi thường số tiền gần
chín triệu đồng.
Cơ
quan an ninh điều tra tỉnh Long An khi khám xét Tịnh Thất Bồng Lai hôm 4/1 cho
biết vẫn đang xác định nội dung khởi tố, chưa có kết luận. Tuy nhiên báo Nhà nước vẫn đồng loạt cho rằng tịnh thất Bồng Lai bị
cáo buộc lợi dụng tôn giáo, nuôi trẻ em để trục lợi.
Anh Lê Thanh Minh Tú cho biết thực tế
những gì anh chứng kiến khi được nuôi dạy ở Tịnh Thất Bồng Lai:
“Em là trẻ mồ côi ở đó (Tịnh Thất Bồng Lai) từ hồi
năm 1988, tới năm 2019, vì công việc nên em phải ra Sài Gòn ở trọ để gần công
ty. Em được tồn tại nhờ sự nuôi nấng của các Thầy, các Cô trong đó... các Thầy
cho ăn, cho học, muốn học đến đâu là các Thầy cho đến đó... Thầy không có cấm cản
học để đi lao động, Thầy không ép... Thầy muốn mình học, được tự do, không ép
mình theo một nghề nghiệp nào, hay làm một công việc nào... Thầy nói ‘con muốn
làm gì tùy con, miễn không vi phạm đạo đức xã hội, không làm gì sai thì con cứ
làm’... Em theo gương Thầy và được học đến bây giờ.”
Tịnh thất Bồng Lai. Courtesy State
Media.
Tịnh Thất Bồng Lai, sau này đổi tên thành Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, là cơ sở do bà
Cao Thị Cúc xây dựng. Báo nhà nước cho rằng, bà Cúc ban đầu làm nhà riêng để ở,
sau vận chuyển các tượng Phật, đồ thờ cúng vào để biến nơi này thành cơ sở thờ
tự.
Sở Nội vụ tỉnh Long An trước đó cũng cho rằng
hộ bà Cúc không phải là cơ sở tự viện Phật giáo, những người ở đây đều không phải
là tu sĩ Phật giáo theo quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban Tôn giáo
Chính phủ, cũng cho rằng, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định Tịnh
Thất Bồng Lai không phải là nơi hợp pháp. Mặc dù bà Cúc khẳng định chỉ thờ tượng
Phật tại gia, không phải sinh hoạt tôn giáo, nhưng ông Trọng vẫn khẳng định vụ
việc này có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để trục lợi.
Tuy nhiên, ông Thích Nhật Từ, một quan
chức trong Giáo hội PGVN vào năm 2017 từng nhận định ông Hoàng Nguyên và Nhất
Nguyên ở Tịnh Thất Bồng Lai không phải là người giả mạo tăng sĩ để lừa đảo bất
kỳ ai như một số báo chí đã cáo buộc. Theo ông Từ, khu Bồng Lai Viên chỉ là một
tịnh thất, không có bảng hiệu chùa, nên không có đăng ký tự viện với Giáo hội
Phật giáo tỉnh Long An. Cụ Thích Tâm Đức chưa bao giờ từng xưng mình là
Hoà Thượng và chưa nói mình là trụ trì Chùa Bồng Lai. Ông Từ còn nói rằng những
cáo buộc về Tịnh Thất Bồng Lai của Giáo hội PGVN tỉnh Long An là ‘vội vã’.
Việc lấy nhà làm chùa hoặc địa điểm tụ họp hoạt
động tôn giáo là nhu cầu thực tế của người dân. Tuy nhiên, những quy định quản
lý về tôn giáo hiện nay của Chính phủ Việt Nam bị cho đã cản trở việc này.
Luật Tín ngưỡng - Tôn giáo của Chính phủ Việt
Nam qui định cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,
trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo... đều phải
được chính quyền địa phương cho phép thành lập. Ngoài ra, người dân nếu muốn lấy
nhà làm chùa thì còn cần thêm sự đồng ý của tổ chức Phật giáo được công nhận
như Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
No comments:
Post a Comment