Cửa khẩu Việt-Trung:
'Gián đoạn thương mại kéo dài ít nhất 6 tháng tới'
BBC News Tiếng Việt
4 tháng 1 2022, 14:54 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59864630
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0EAD/production/_122575730_gettyimages-79460411.jpg.webp
Cửa khẩu Tân Thanh ở
Lạng Sơn (ảnh tư liệu năm 2008)
"Việt Nam cần chuẩn bị cho sự gián đoạn thương
mại [tại cửa khẩu] ít nhất trong 6 tháng tới", Stephen Olson, chuyên gia
nghiên cứu thương mại cấp cao từ Hinrich Foundation nói với BBC News Tiếng Việt
hôm nay 4/1.
Chiến lược
Zero-Covid (Không Covid) của Trung Quốc được
cho là đã khiến 4.800 xe container chở trái cây và các hàng hóa khác từ các tỉnh
phía nam của Việt Nam không thể được thông quan tại khu vực biên giới với tỉnh
Quảng Tây.
'Chưa có năm nào tình trạng ùn ứ hàng nông sản
tại Lạng Sơn lại đáng lo ngại như năm nay'. Nhiều xe container đã phải quay đầu,
bán hàng nông sản 'giá
rẻ như cho', theo Tổng
cục Hải quan Việt Nam hôm 21/12.
Ngày 31/12, Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng
các biện pháp phòng chống dịch mà tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đang áp dụng như
tạm dừng hoạt động cửa khẩu hay tạm dừng nhập khẩu một số chủng loại trái cây
là quá
mức cần thiết.
Trước đó, VTV cho
hay Trung Quốc sẽ dừng nhập khẩu thanh long từ các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn trong
vòng 1 tháng, từ 29/12 đến 26/1/2022, vì phát hiện virus SARS-CoV-2 trên 3 lô
hàng.
'6 tháng hoặc lâu
hơn'
Thanh long
Hải quan Bằng Tường (Trung Quốc) thông báo tạm
ngưng nhập khẩu thanh long của Việt Nam trong vòng bốn tuần, từ 29/12 đến 26/1
Tuy nhiên, thời gian gián đoạn này nay được dự
báo sẽ kéo dài tới nửa năm, thậm chí lâu hơn, tại cửa khẩu biên giới Việt Nam -
Trung Quốc, Stephen Olson, chuyên gia nghiên cứu cấp cao từ Hinrich Foundation.
Ông Stephen Olson khuyến cáo các công ty Việt
Nam 'cần chuẩn bị' cho sự gián đoạn này.
"Một lời khuyên của tôi dành cho công ty của cả
2 phía [Việt Nam và Trung Quốc] đó là cần chuẩn bị cho sự gián đoạn thương mại
này cho đến hết 6 tháng đầu năm, và thậm chí đến cuối năm."
Theo ông Stephen thì dù còn tuỳ thuộc vào diễn
biến dịch bệnh nhưng Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục duy trì các chính sách kiểm
soát dịch mạnh mẽ.
Thủ tướng Chính nói về cần
nâng tầm xuất khẩu 'chính ngạch' sang TQ
Tại sao Trung Quốc vẫn cố
gắng đạt ‘Không Covid’?
Tây An phong tỏa cứng, người
dân kêu thiếu thực phẩm
Lý do theo ông Stephen đó là vì Thế vận hội
Mùa đông Bắc Kinh sắp diễn ra từ ngày 4 đến 20/2, Đại hội Đảng toàn quốc của
Trung Quốc lần thứ 20 vào tháng 11/2022 thì "rõ ràng ưu tiên của Trung Quốc
là tiếp tục theo đuổi chính sách zero-Covid".
Chính sách zero-Covid này cũng ảnh hưởng ngay
tới người dân tại Trung Quốc.
Mười ba triệu cư dân ở thành phố Tây An, thuộc
tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc đã bị thiếu lương thực và thuốc men vì phong tỏa
trong vòng 12 ngày qua. Hình ảnh tại Tây An được so sánh không khác gì Vũ Hán
những ngày đầu dịch bệnh khởi phát, theo Bloomberg.
"Chính sách zero-Covid của Trung Quốc bị
thúc đẩy chủ yếu từ sự lo ngại ổn định xã hội. Chế độ này xem Covid, Sars và
các dịch bệnh hay đại dịch là một cuộc khủng hoảng y tế và có tiềm năng chuyển
biến thành một dạng khủng hoảng xã hội," Lynette Ong, Phó Giáo sư Khoa học
Chính trị từ Đại học Toronto (Canada) được The
Guardian trích lời.
Trung Quốc có thay đổi chính sách zero-Covid
hay không cần phải chờ đến quyết định từ giới lãnh đạo Trung Quốc trong Đại hội
Đảng toàn quốc vào tháng 11, theo Phó Giáo sư Lynette Ong.
Việc Trung Quốc kéo dài chính sách này cũng được
tác giả Goldman
Sachs dự đoán trên Bloomberg. Theo đó, ông cho rằng Trung Quốc sẽ kiểm
soát chặt biên giới từ nay cho đến hết năm 2022, thậm chí sang mùa xuân năm
2023 vì các sự kiện chính trị như Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2 và
Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc vào tháng 3, Đại hội Đảng toàn
quốc của Trung Quốc lần thứ 20 vào tháng 11.
Ngoài ra, còn do vaccine Sinovac của Trung Quốc
cho thấy mức độ hiệu quả kém trước biến thể Omicron, theo Goldman
Sachs.
Chính sách này không chỉ gây ảnh hưởng tới vài
nước đơn lẻ mà sẽ tác động tới chuỗi cung ứng toàn cầu, theo dự báo của Ian
Bremmer, Chủ tịch Eurasia Group.
'Hồi chuông cảnh tỉnh'
Hình minh họa lái xe Việt Nam mặc đồ bảo hộ và
lấy giấy tờ kiểm tra dịch trước khi qua cửa khẩu Hữu Nghị vào ngày 27/2/2020
"Việt Nam chỉ có một số lựa chọn hạn chế
trong ngắn hạn. Một hình thức thương mại mới không thể được hình thành một sớm
một chiều. Và Việt Nam phải chịu ảnh hưởng từ nền thương mại song phương
này", ông Stephen Olson nói với BBC News Tiếng Việt.
Theo số liệu thống kê xuất nhập khẩu từ Tổng
cục Hải quan Việt Nam ngày 2/1/2022 thì năm 2021, kim ngạch song
phương Việt Nam - Trung Quốc có thể đạt gần 160 tỷ đôla.
Năm 2021, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu
thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ với kim ngạch xuất khẩu là khoảng 55,5 tỉ đôla. Trung
Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt khoảng
109,9 tỷ đôla.
"Trong dài hạn thì hy vọng sự ảnh hưởng
này sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh dành cho chính phủ và các công ty Việt Nam rằng
Việt Nam đang quá phụ thuộc vào nền thương mại với Trung Quốc. Việt Nam cần đa
dạng hoá mối quan hệ thương mại của mình để có một nền thương mại bền vững",
ông Stephen cho biết.
"Tôi nghĩ sẽ không có sự thay đổi đáng kể
nào về phía Trung Quốc liên quan đến những áp lực hay yêu cầu từ phía Việt Nam
vì Trung Quốc ưu tiên chiến lược zero Covid. Vì vậy kỳ vọng của tôi là mang
tính thực tế. Trung Quốc có thể điều chỉnh chút ít mà thôi."
VN hối thúc thông quan,
TQ tiếp tục đóng cửa 'do Covid'
Covid: TQ ngăn biên giới
'làm 5.000 container hàng VN bị kẹt'
'Tính toán chiến
lược' của TQ
"Trung Quốc rõ ràng đã ưu tiên chiến lược chống
Covid hơn là thương mại. Chỉ có thời gian mới cho biết được liệu đây là một quyết
định đúng hay không. Chính sách này rõ ràng đã gây nên một sự gián đoạn về
thương mại với các đối tác bao gồm Việt Nam."
"Dường như Trung Quốc đã có một sự tính toán
chiến lược rằng sự tổn thất thương mại trong ngắn hạn là có thể sửa chữa được", ông Stephen Olson nhận định.
Ngoài ra theo ông Stephen, Trung Quốc đã dự
báo rất kỹ tình hình và những gián đoạn thương mại từ chính sách zero-Covid
không thể khiến Trung Quốc bị mất lợi thế cạnh tranh trước Mỹ.
"Dĩ nhiên nếu tình hình phong toả, đóng cửa
biên giới kéo dài thì chúng ta sẽ chứng kiến một bức tranh thương mại
khác", ông Stephen nói thêm.
Ông Stephen Olson nhận định trong mối quan hệ
thương mại Mỹ - Trung thì chính quyền của Tổng thống Biden hợp tác và ít đối đầu
hơn với Trung Quốc.
Theo thỏa thuận
thương mại giai đoạn 1 Mỹ - Trung, thì vào tháng 1/2020, Trung Quốc đã
cam kết mua thêm ít nhất 200 tỷ đôla hàng hóa từ Mỹ trong vòng 2 năm.
"Trung Quốc đang sắp hết thời hạn chót 2 năm để
mua thêm hàng hoá từ Mỹ theo thoả thuận thương mại giai đoạn 1. Hiện chưa rõ
chính quyền Biden sẽ làm gì sau thời gian này", ông Stephen cho biết thêm.
--------------------------
TIN LIÊN QUAN
TQ: Tây An phong tỏa chống
Covid, người dân kêu thiếu thực phẩm
31 tháng 12 năm 2021
.
Biên giới Việt-Trung
còn 5 nghìn container hàng VN bị chặn, 1 vạn tài xế 'vật vã'
27 tháng 12 năm 2021
.
VN hối thúc thông quan
nông sản, TQ 'ghi nhận' nhưng tiếp tục đóng cửa 'do Covid'
2 tháng 1 năm 2022
.
Tại sao Trung Quốc vẫn cố
gắng đạt ‘Không Covid’?
16 tháng 11 năm 2021
No comments:
Post a Comment