Bửu
Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo trong dòng xoáy của lịch sử
Jackhammer
Nguyễn
14/01/2022
Tịnh Thất Bồng Lai (TTBL) là một khu nhà tại tỉnh Long An, trong đó có những người mặc áo nâu, đứng
đầu là một cụ già trên 80 tuổi là Lê Tùng Vân, cùng một số phụ nữ và thanh
niên, họ nói rằng họ tu tại gia và nuôi trẻ mồ côi. Nhiều người Việt trong và
ngoài nước đã quyên góp tiền của cho TTBL trong mấy năm qua.
Tháng 1/2022, công an nhà nước cộng sản Việt
Nam bố ráp, bắt giữ ba thanh niên, quản thúc cụ già, với lời buộc tội là những
người này đã lợi dụng quyền tự do dân chủ.
Trước đó Đảng Cộng sản mở một chiến dịch rầm rộ
trên báo chí, nói rằng cụ già có hành động loạn luân (dĩ nhiên các tờ báo ấy
nói rằng đó là nghi vấn). Chiến dịch này cũng bao gồm những lời buộc tội, rằng
TTBL lợi dụng danh nghĩa Phật giáo, sinh hoạt tôn giáo không có giấy phép, dù rằng
những người bị cáo buộc chưa hề nhận nơi cư trú của họ là cơ sở Phật giáo.
Khi lệnh bắt giam chính thức được nhà nước
tuyên bố, không có tội loạn luân, mà chỉ có “lơi dụng quyền tự do dân chủ”.
Diễn biến của câu chuyện
không có gì lạ trong cái gọi là “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” hiện nay ở Việt
Nam. TTBL nổi tiếng
quá, mà lại không nằm trong “Mặt trận Tổ quốc”, rồi lại được người ta cho tiền
nhiều. Những điều này khó có thể chấp nhận được, dưới con mắt của nhà cầm quyền
CSVN hiện nay.
Quan sát diễn biến dư luận Việt Nam, có thể
nói rằng, khá đông người Việt, cả một số người ở nước ngoài, đồng tình với cách
hành xử của chính quyền Việt Nam.
Tôi cho rằng Hà Nội đã khá thành công lần này,
với sự giúp đỡ của một số người gọi là “quần chúng tự phát”, trong đó có bà
Nguyễn Phương Hằng, một doanh nhân “thành đạt”, sử dụng rất có hiệu quả phương
tiện mạng xã hội, và được rất đông đảo người dân Việt Nam hâm mộ.
Trong sự ủng hộ của “quần chúng” này, chúng ta
thấy một cảm xúc thù địch với những người như ông Lê Tùng Vân, một người xuất
thân từ một gia đình theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông Lê Tùng Vân quê ở An Giang, cũng
là nơi có nhiều truyền thống tín ngưỡng địa phương như Phật giáo Hòa Hảo,
Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Trong con mắt của nhiều người Việt hiện
nay, tất cả những tín ngưỡng này đều là mê tín, dị đoan.
Tôi không bàn về lời “buộc tội” của công an Việt
Nam, mà chỉ muốn đi ngược lại lịch sử một chút để tìm hiểu nhiều hơn về những
tín ngưỡng ấy, cũng như tìm câu trả lời là tại sao nhiều người Việt hiện nay
nhìn những tín ngưỡng đó như vậy.
Lịch sử thường
không chỉ có hai màu trắng và đen
Không có nhiều tài liệu ghi chép về Bửu Sơn Kỳ
Hương, Phật giáo Hòa Hảo, và Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Ghi chép về Bửu Sơn Kỳ Hương có cấu trúc nhất
có lẽ là của ông Phan Lạc Tuyên, qua bài “Những đạo giáo ở Nam Bộ”. Tuy nhiên, cách viết của ông
Tuyên ảnh hưởng rất mạnh bởi quan điểm Ta-Địch của các nhà sử học cộng sản. Dù
ông Tuyên không hoàn toàn là một nhà sử học cộng sản, nhưng ông ghi chép, viết
lách dưới sự “lãnh đạo của Đảng Cộng sản”.
Kết hợp nhiều ghi chép khác nhau, cũng như những
điều nghe thuật lại từ một số “tín đồ” của các tín ngưỡng nói trên, chúng ta có
thể chắc chắn một vài điểm như sau:
Các tín ngưỡng trên là một cách diễn dịch Phật
giáo một cách bình dân cho đại chúng miền Tây sông Hậu giang, đại đa số là nông
dân, vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Bửu Sơn Kỳ Hương là gốc, sau đó chia làm hai nhánh là Tứ Ân Hiếu Nghĩa,
với bốn cái ân: cha mẹ ông bà, đất nước, tam bảo, nhân loại (theo Phan Lạc
Tuyên, ngoài ra có người bảo rằng ân thứ tư là ân vua), người vùng Tây sông Hậu
thường gọi là đạo Hiếu Nghĩa.
Nhánh thứ
hai là Hòa Hảo, ra đời sau nhưng phát
triển mạnh hơn, trở thành một phong trào chính trị trước năm 1975.
Các tín đồ của Bửu Sơn Kỳ Hương tham gia cuộc
nổi dậy Láng Linh, An Giang (1867-1873) chống thực dân Pháp, mới bắt đầu
bình định miền Tây Nam Bộ. Cuộc nổi dậy này nằm trong phong trào kêu gọi Cần
Vương của vua Hàm Nghi, được ông Trần Văn Thành (dân chúng gọi là Đức Cố quản),
là một quản cơ trong quân đội triều đình Tự Đức, lãnh đạo.
Ở góc độ nào đó, chúng ta có thể so sánh phong
trào Bửu Sơn Kỳ Hương với phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (Boxer Rebellion) ở Trung
Quốc, chống lại sự can thiệp của các đế quốc vào Trung Quốc thời nhà Thanh.
Cuộc nổi dậy bị đàn áp khốc liệt. Hiện nay,
vùng giữa Long Xuyên và Châu Đốc vẫn còn nhiều nơi thờ Đức Cố quản Trần Văn
Thành.
Đạo Hòa Hảo được ông
Huỳnh Phú Sổ thành lập vào năm 1939. Ông Huỳnh Phú Sổ được gọi
là Đức Huỳnh Giáo chủ. Sau đó, Đức Huỳnh Giáo chủ thành lập một đảng chính trị
có tên là Dân Xã đảng, tức Việt Nam Dân chủ Xã hội đảng, hoạt động
mạnh ở miền Nam, giai đoạn 1946-1975.
Ông Huỳnh Phú Sổ tham gia Mặt trận Việt Minh để
chống thực dân Pháp, sau năm 1945. Tuy nhiên những khác biệt giữa ông và những
người cộng sản trong mặt trận Việt Minh không thể hòa hợp được, dẫn đến việc
ông bị phe cộng sản thủ tiêu.
Cho đến nay Đảng Cộng sản không hề chính thức
công nhận việc này, mặc dù ở chỗ không công khai, các cán bộ cộng sản cho biết
họ đã thủ tiêu Đức Huỳnh Giáo chủ. Ông Phan Lạc Tuyên không đề cập tới việc
này, mà chỉ cho là Đức Huỳnh Giáo chủ “mất tích”.
Sau cái chết của Đức Huỳnh Giáo chủ, lực lượng Hòa Hảo bị phân tán, với các viên thủ lĩnh cầm đầu, cát cứ ở
các địa phương khác nhau ở miền Tây sông Hậu. Có thể kể các ông Lâm Thành
Nguyên (Hai Ngoán), Lê Quang Vinh (Ba Cụt), Nguyễn Giác Ngộ, Trần
Văn Soái (Năm Lửa). Với sức ép của một bên là Việt Minh, một bên là quân đội
Pháp, các viên thủ lĩnh này lần lượt đầu hàng người Pháp.
Khi ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền, chính quyền
miền Nam tấn công các đạo quân cát cứ này, thu phục tất cả các viên tướng, trừ
ông Lê Quang Vinh, bị sập bẫy quân đội Việt Nam Cộng hòa và bị giết chết.
Sau khi ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ, lực lượng
Hòa Hảo đã thành công trong việc vinh danh ông Lê Quang Vinh, lấy tên ông đặt
cho một công trường tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Dân Xã đảng tiếp tục
là một lực lượng chính trị dưới thời Việt Nam Cộng hòa, và họ cũng thành lập một
trường đại học, có tên là Đại học Hòa Hảo, ngay bên cạnh công trường Lê
Quang Vinh. Sau năm 1975, Dân Xã đảng và Đại học Hòa Hảo đều bị Đảng Cộng sản
chấm dứt sự tồn tại.
Từ năm 1945 cho đến 1975, Đảng Cộng sản một mặt đàn áp lực lượng Hòa Hảo, mặc khác cũng tìm cách
xâm nhập họ. Một nhân vật cộng sản nổi tiếng là ông Huỳnh Văn Trí, có biệt
danh “sư thúc Hòa Hảo”, đã thành công trong việc xâm nhập này.
Sau năm 1975, lúc đầu Đảng Cộng sản không công
nhận Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo, nhưng sau đó họ công nhận và đặt Phật
giáo Hòa Hảo vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhưng số đông tín đồ không đồng ý
việc này. Việc bắt bớ vẫn liên tục xảy ra.
Nếu Hòa Hảo có nhiều thăng trầm như vậy, thì đạo
Hiếu Nghĩa trầm lắng hơn, không có tổ chức tôn giáo, chính trị, cũng như quân đội.
Trước năm 1975, tại những vùng miền Tây sông Hậu như Châu Đốc, Hồng Ngự, Sa
Đéc, có những nơi thờ tự của đạo Hiếu Nghĩa nhưng chỉ ở mức gia đình, thường là
các địa chủ, hoặc trung nông. Đa số họ không tham gia chính trị, nhưng cũng có
một số theo cộng sản, một số theo phe Việt Nam Cộng hòa. Những cơ sở thờ tự của
họ dần dần biến mất sau năm 1975.
Nhóm Hiếu Nghĩa hiện nay được xem như đã vào
giai đoạn suy tàn, sự suy tàn này được đẩy nhanh hơn bởi các biến động môi trường
thiên nhiên và xã hội miền Tây Nam Bộ, khi mùa màng thất bát, đẩy hàng trăm
ngàn người lên các thành phố lớn và khu công nghiệp kiếm sống. Hệ thống toàn trị
với các chi bộ cộng sản, chương trình “giáo dục vô thần”, chủ nghĩa thực dụng hậu
cộng sản… cũng góp phần tạo nên tâm lý của một số đông dân chúng Việt Nam có
thái độ trịch thượng đối với các tôn giáo bình dân này.
=====================
XEM THÊM
Đạo
Bửu Sơn Kỳ Hương – Wikipedia tiếng Việt
Những
Nét Đặc Biệt Của ĐẠO BỬU-SƠN KỲ-HƯƠNG Và ĐẠO PHẬT-GIÁO HÒA-HẢO
Vĩnh Liêm
26 June 2021
No comments:
Post a Comment