Vụ
án Đồng Tâm: Diễn biến tiếp theo là gì?
Trần Hà Linh - Luật Khoa
14/09/2020
https://www.luatkhoa.org/2020/09/vu-an-dong-tam-dien-bien-tiep-theo-la-gi/
Như vậy, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên
án trong vụ Đồng Tâm. Các diễn biến tiếp theo có thể là gì?
Trước hết, ta cần hiểu
đây là bản án sơ thẩm và chưa có hiệu lực. Việc thi hành án chưa bắt đầu.
.
Kháng cáo, kháng
nghị
Trong vòng 15 ngày kể từ
ngày tòa tuyên án, tức là từ 14 – 29/9, có hai việc có thể xảy ra. Lưu ý:
Theo hướng
dẫn của Tòa án Nhân dân Tối cao, thời hạn kháng cáo được tính từ ngày
kế tiếp, tức là ngày 15/9, chứ không phải ngày tuyên án (14/9).
1) Nếu không có kháng
cáo, kháng nghị, toàn bộ bản án sẽ tự động có hiệu lực kể từ ngày thứ 16, tức
là ngày 30/09 (thứ Tư). Khi đó, tiến trình thi hành toàn bộ bản án sẽ bắt đầu.
2) Nếu có kháng cáo,
kháng nghị:
·
Kháng cáo: Nếu có bất kỳ
bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ kháng cáo, vụ án sẽ bước vào giai đoạn
phúc thẩm. Toàn bộ vụ án sẽ được đem ra xét xử lại. Như vậy, thời hạn kháng cáo
là ngày 29/9 (thứ Ba).
Nếu quá 15 ngày mới có kháng cáo thì tòa cấp phúc thẩm vẫn có thể xem xét chấp
nhận trong trường hợp “có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà
người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn” (Điều
335, Bộ
luật Tố tụng Hình sự 2015).
·
Kháng nghị: Nếu Viện Kiểm
sát Nhân dân TP. Hà Nội có kháng nghị với một phần hoặc toàn bộ bản án, thì vụ
án cũng sẽ bước vào giai đoạn phúc thẩm.
·
Riêng với Viện Kiểm sát
Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội, họ có 30 ngày kể từ ngày tòa tuyên án để kháng nghị.
.
Xét xử phúc thẩm
là gì?
Theo Điều 330, BLTTHS
2015, “xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc
xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa
có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.”
Hiểu đơn giản, toàn bộ hoặc
một phần bản án sẽ được tòa cấp trên trực tiếp xem xét lại.
Tòa cấp trên trực tiếp trong vụ này là tòa nào?
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại
Hà Nội.
.
Khi nào thì xét xử
phúc thẩm?
Hiện vẫn chưa có văn bản
hướng dẫn chi tiết cách tính thời hạn, nhưng ta có thể áng chừng một vài mốc
cho các diễn biến kế tiếp dựa trên BLTTHS 2015:
·
Chậm nhất là 75 ngày kể từ
ngày thụ lý vụ án, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội phải ra quyết định đưa vụ
án ra xét xử. Như vậy, ta có thể dự đoán trong trường hợp có kháng cáo thì thời
hạn ra quyết định sẽ rơi vào ngày 13/12 (Chủ nhật). Vì thời hạn rơi
vào ngày nghỉ, nên thời hạn ra quyết định có thể chuyển sang 14/12 (thứ
Hai).
·
Chậm nhất là 15 ngày kể từ
ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa phải mở phiên tòa phúc thẩm. Như vậy,
ta có thể dự đoán trong trường hợp có kháng cáo thì ngày mở phiên tòa muộn nhất
là ngày 29/12 (thứ Hai).
·
Chậm nhất là 10 ngày kể từ
ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa phải gửi quyết định này cho Viện kiểm
sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
kháng cáo, kháng nghị. Ngày này sẽ rơi vào 23/12 (thứ Hai).
·
Tòa có thể hoãn xét xử
phúc thẩm tối đa 30 ngày, tức là đến ngày 28/1 (thứ Tư).
Lưu ý, thực tế cho thấy
tòa án hoàn toàn có thể sẽ vi phạm quy định về thời hạn, và phiên phúc thẩm có
thể diễn ra trễ hơn so với các mốc trên rất nhiều.
.
Trong thời gian chờ
xét xử phúc thẩm, những chuyện gì có thể xảy ra?
·
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại
Hà Nội có thể thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn như tạm giam. Tuy gần như
không có khả năng nào một số bị cáo sẽ được cho tại ngoại chờ xét xử, luật vẫn
để ngỏ khả năng này.
·
Nếu những người kháng
cáo, kháng nghị rút đơn thì Tòa đình chỉ xét xử phúc thẩm. Khả năng này cũng
khó xảy ra.
·
Cả Viện Kiểm sát và bị
cáo, luật sư đều có quyền bổ sung chứng cứ mới.
·
Luật sư, người nhà vẫn có
quyền gặp các bị cáo. Các cá nhân, tổ chức khác (báo chí, tổ chức xã hội, các tổ
chức quốc tế…) có thể làm đơn đề nghị thăm gặp bị cáo.
Cần tham khảo kỹ Luật
Thi hành Tạm giữ, Tạm giam 2015.
.
Kết quả phúc thẩm
có thể là gì?
Theo Điều 355, BLTTHS
2015, kết quả của phiên tòa phúc thẩm có thể là một trong các quyết định sau:
·
Không chấp nhận kháng
cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
·
Sửa bản án sơ thẩm;
·
Hủy bản án sơ thẩm và
chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
·
Hủy bản án sơ thẩm và
đình chỉ vụ án;
·
Đình chỉ việc xét xử phúc
thẩm nếu bên kháng cáo, kháng nghị rút đơn.
Trường hợp sửa bản án sơ
thẩm, nếu kháng cáo là của bị cáo thì tòa không thể sửa theo hướng bất lợi cho
bị cáo.
Trường hợp sửa bản án sơ
thẩm, nếu là kháng nghị của Viện Kiểm sát hoặc kháng cáo là của bị hại thì tòa
có thể sửa theo hướng bất lợi cho bị cáo.
.
Sau phiên tòa phúc
thẩm thì có thể làm gì?
Bản án phúc thẩm sẽ có hiệu
lực ngay lập tức.
Nếu tòa tuyên y án sơ thẩm,
hoặc sửa án nhưng giữ các hình phạt, việc thi hành án bắt đầu. Các bị cáo trở
thành người chấp hành án (phạm nhân, người bị kết án tử hình). Lúc này, cần
tham khảo kỹ Luật
Thi hành án Hình sự 2019.
Lúc này, những người bị kết
án tử hình vẫn còn cơ hội xin chủ tịch nước ân giảm hình phạt tử hình (trong
vòng 7 ngày kể từ ngày tuyên án), vận động xem xét lại vụ án theo thủ tục giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Nếu tòa tuyên án theo các
trường hợp còn lại thì tùy từng trường hợp mà có các lựa chọn pháp lý khác
nhau.
No comments:
Post a Comment