NATO
bất lực trước các hành vi khiêu khích của thành viên Thổ Nhĩ Kỳ?
Trọng Nghĩa
- RFI
Đăng ngày: 02/09/2020 - 14:23
Là một thành viên
khối NATO, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ và tổng thống Erdogan ngày càng tỏ ra coi thường
cả khối cũng như một số đồng minh, và kiên quyết thúc đẩy các lợi ích quốc gia,
bất chấp quyền lợi chung. Vấn đề là do vị trí chiến lược trọng yếu của nước
này, mà cho đến nay NATO vẫn chưa tìm ra được cách đối phó.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đọc thông điệp gửi quốc dân,
Istanbul, ngày 21/08/2020. via REUTERS - MURAT CET NMUHURDAR/PPO
Trong thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng có thêm những hành vi
không xem khối NATO ra gì, mà gần đây nhất là hành động được xem là phá hoại
chiến dịch biểu dương lực lượng không quân NATO hôm 28/08/2020. Vào hôm ấy,
theo kế hoạch dự kiến, các pháo đài bay B-52 của Mỹ lần lượt bay qua các nước
thành viên, và ở mỗi chặng, đều có phối hợp với không quân các nước sở tại.
Tuy nhiên, ở chặng Hy Lạp, khi chiến đấu cơ Hy Lạp bay lên để tháp tùng
và phối hợp với oanh tạc cơ Mỹ, thì Thổ Nhĩ Kỳ đã cho hai máy bay tiêm kích của
họ xâm nhập không phận Hy Lạp. Hành động của Ankara đã lập tức bị Athens tố cáo
là « khiêu khích »”, nhưng sự cố này đã làm sứt mẻ hình ảnh đoàn kết mà
NATO muốn phô trương khi tổ chức chiến dịch được mệnh danh là Allied Sky (Bầu
trời đồng minh).
Hành động nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong một loạt những động thái
coi thường NATO, mà nổi cộm hơn cả là quyết định mua tên lửa phòng không S-400
của Nga, trên nguyên tắc là đối thủ của NATO, hay là những hành vi sách nhiễu gần
đây nhắm vào chiến hạm Pháp và Hy Lạp trên Địa Trung Hải, và việc cho chiến hạm
hộ tống tàu khảo sát dầu khí tiến vào hải phận các nước láng giềng như Hy Lạp
hay đảo Chypre…
Các hành vi khiêu khích của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn diễn ra bất chấp những phản ứng
bất bình từ phía giới lãnh đạo NATO cũng như lãnh đạo một số thành viên trong
liên minh.
Theo các nhà quan sát, NATO hiện chưa tìm ra được giải pháp thỏa đáng
nào trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục làm theo ý mình.
Khả năng trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi khối là điều không thể làm được
vì hiệp ước NATO không quy định bất kỳ thủ tục đình chỉ hoặc khai trừ nào.
Ngoài ra, trong khối NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có một vị trí chiến lược quan trọng,
vừa hùng mạnh, vừa có mặt trên hầu hết các địa bàn trọng yếu của NATO, đặc biệt
là ở vùng Cận Đông.
Trên lãnh thổ nước này, hiện có nhiều cơ sở quân sự quan trọng phục vụ
cho NATO, từ hệ thống radar báo động khẩn cấp của Liên Minh ở Kureçik, miền
đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, một công cụ then chốt trong trường hợp xung đột với Iran
hay giữa Iran và Israel. Cho đến căn cứ phi cơ do thám AWACS ở Konia ở miền
trung, không kể đến căn cứ không quân Incirlik, gần bờ Địa Trung Hải, nơi tiếp
nhận máy bay của không quân Mỹ.
Có lẽ chính vì vậy mà giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không ngần ngại công
khai chống lại những lời chỉ trích của NATO.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Pháp Ismail Hakki Musa, ngày 01/07/2020 vừa
qua, khi bị chất vấn trước Quốc Hội Pháp về « chủ nghiã đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ
» “ và việc đặt NATO vào vòng « nguy hiểm », đã nói thẳng: « Hãy tưởng tượng
NATO không có Thổ Nhĩ Kỳ ! Quý vị sẽ không còn NATO nữa ! Sẽ không còn
NATO nếu không có Thổ Nhĩ Kỳ ! Quý vị sẽ không biết xử lý thế nào các hồ sơ như
Iran, Irak, Syria, Nam Địa Trung Hải, Kafkaz, Libya, Ai Cập ».
Vị đại sứ còn nhấn mạnh thêm: « Thổ Nhĩ Kỳ không phải một quốc
gia tầm thường trong NATO » và nêu bật trọng lượng dân số và quân sự. «
Chúng tôi đã giữ sườn phía nam và đông trong thời kỳ chiến tranh lạnh với rất
nhiều cố gắng, và đôi khi bất chấp sự thịnh vượng của quốc gia, của nhân dân
chúng tôi ».
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Căng
thẳng Paris - Ankara : Thêm một dấu hiệu NATO trong tình trạng « chết não
» ?
Căng
thẳng Pháp – Thổ : Vì sao NATO im lặng ?
Địa
Trung Hải: TT Macron ra lệnh tăng cường hiện diện quân sự của Pháp
No comments:
Post a Comment