Saturday, 22 August 2020

TRUNG QUỐC XẢ LŨ và ỨNG PHÓ CỦA VIỆT NAM (Giang Nguyễn)

 


Trung Quốc xả lũ và ứng phó của Việt Nam

Giang Nguyễn
2020-08-21

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-does-china-hydropower-plant-release-impact-vietnam-08212020184352.html

 

Ông Nguyễn Đức Quang, Cục trưởng Cục Ứng phó Phòng Chống Thiên Tai Việt Nam vào ngày 21 tháng 8 đánh giá rằng tác động xả lũ của Nhà máy thủy điện Mã Đổ Sơn đối với hạ nguồn tại Việt Nam không nhiều. Thủy điện Mã Đổ Sơn cách biên giới Việt Nam khoảng 95km.

 

Ông Quang phát biểu với báo chí trong nước rằng người dân thấy việc xả lũ là vấn đề gây tác động rất lớn và lo ngại đó là chính đáng. Ông nói tiếp, việc xả lũ có thể còn tiếp diễn và yêu cầu các địa phương phải chủ động các biện pháp ứng phó.

 

Trước đó vào sáng ngày 20/8/2020, Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai mới nhận được thư liên hệ của Ban Ngoại vụ huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thông báo về việc phía Trung Quốc chuẩn bị xả lũ trên sông Hồng cùng ngày.

 

“Người ta nói là thất bại trong chuẩn bị…” nhà báo Đỗ Cào Cường nói.

 

Đối với ông Cường hệ quả của thiên tai do xả lũ hay mưa lớn là hoàn toàn nằm trong trách nhiệm của chính quyền Việt Nam, và không thể viện lý do khách quan như thời tiết hoặc chính sách của Trung Quốc.

 

“Nói chung thì lũ ở Việt Nam mình từ trước đến nay có chuẩn bị gì đâu. Ngay như lũ ở Việt Nam mình còn không đối phó được. Mấy cánh rừng ở trong nước để cho kiểm lâm, lâm tặc phá rừng. Rừng ở Tây Nguyên đến Tây Bắc, tất cả rừng sản xuất, rừng nguyên sinh, bây giờ cũng bị tàn phá hết. Ngay việc kiểm soát lũ ở trong nước mình không kiểm soát được thì nói gì dòng chảy từ Trung Quốc và thủy điện, nó ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng”.

 

Theo ông, nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra, nguyên nhân là do phá rừng. Ông nói khi thực hiện phóng sự về môi trường, ông đã chứng kiến viên chức chính phủ, kiểm lâm và lâm tặc đều là một. Phá rừng để làm giàu cho mình, mặc kệ hệ quả lâu dài cho đất nước.

 

“Cũng vì cơ chế quản lý thôi. Quản lý theo kiểu độc tài như vậy thì ảnh hưởng đến dân sinh, môi trường, là điều bình thường... Trước mình tới Đắk Lắk, một số tỉnh ở Lâm Đồng, Đà Lạt, để làm phim về lâm tặc phá rừng. Những người trồng hoa ở Đà Lạt, họ bị lâm tặc cấu kết với mafia trong chính quyền tàn phá rừng, chiếm rừng, bán“.

 

Tổng Cục Phòng chống Thiên tai trích dẫn ông Nguyễn Đức Quang, rằng từ trước đến nay không có quy định Trung Quốc chia sẻ thông tin xả lũ, tuy nhiên nếu việc xả lũ được chia sẻ sớm, đầy đủ thông tin thì công tác dự báo, ứng phó sẽ tốt hơn.

 

Đối với ông Nguyễn Đình Hà, cư dân Hà Nội thì người dân không nên mong chờ Trung Quốc có hành vi gì giúp dân Việt Nam:

 

“Phải tự mình đưa ra giải pháp. Nếu chúng ta không đưa ra được thì nhờ các chuyên gia quốc tế đưa ra giải pháp. Còn nếu mà chờ Trung Quốc, thì cũng khó nói, họ thường xuyên chà đạp lợi ích các quốc gia khác, không coi lợi ích các quốc gia khác ra gì, đặc biệt là những nước như Việt Nam”.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/mekong-river-commission-discuss-drought-region-03102016132540.html/000_APH2001081756906.jpg/@@images/28ed8336-de29-44a2-8c9d-c7e3f7ea3f03.jpeg

Sông Hồng bị ảnh hưởng trong một lần Trung Quốc xả lũ hồ thủy điện. AFP photo

 

Theo nhà báo Cường những ai không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt thiên tai thì ít khi lên tiếng, còn những người thường phải chịu đựng hệ lụy thì thường là những người thấp cổ bé miệng.

 

“Khi dân trí thấp, nước đến chân mới nhảy thôi. Khi dân mà bị thiệt thòi, bị va chạm, bị lũ cuốn trôi thì mới có tinh thần phản kháng. Đến đâu thì phản kháng đến đó. Bây giờ người dân mà bị ảnh hưởng ít thì coi đấy là bình thường. Những vùng chịu trực tiếp từ công trình thuỷ điện mà có sự cấu kết giữa phe nhóm, thì họ cũng không có cơ hội lên tiếng”.

 

Ông Hà nói có thể việc xả lũ từ phía Trung Quốc lần này chưa gây nhiều tổn thất, nhưng ông lo ngại rủi ro lớn hơn có thể xảy ra, nếu quan hệ Việt Nam và Trung Quốc không cải thiện.

 

“Câu chuyện này dẫn đến câu chuyện phải chuẩn bị cho tương lai, bởi vì hệ thống sông Hồng là câu chuyện của 2 quốc gia. Nếu như 2 quốc gia thực sự biết điều, hòa thuận với nhau, đúng như tinh thần gọi là ‘2 quốc gia cộng sản, quốc tế vô sản đoàn kết lại’ thì việc xả lũ, đê điều sẽ dễ nói chuyện. Nhưng mà Trung rất khó nói trong việc hợp tác giữa hai bên về các đê điều.

 

Và nếu mà nặng nhất thì có thể dẫn đến thảm Quốc và Việt Nam lại là quan hệ đặc biệt. Nó không phải là tốt đẹp cho lắm. Nên họa quốc, gia mà chưa biết tương lai như thế nào vì không ai có thể nói chuyện đùa với nước và lửa”.

 

Dân gian Việt Nam có câu ‘Nước đến chân mới nhảy’ và thực tế Việt Nam lâu nay cho thấy thực trạng đó. Dẫu thiên tai là hiện tượng tự nhiên; nếu Nhà nước có chuẩn bị kỹ lưỡng với những cơ sở hạ tầng cần thiết, luôn trong tư thế sẵn sàng thì tác hại của thiên tai sẽ được giảm thiểu.

 

Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy thiên tai tại Việt Nam từ đầu năm đến nay đã khiến hơn 50 người mất mạng và thiệt hại vật chất lên đến 3 ngàn tỷ đồng.

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats