Monday 10 August 2020

THIỆN NGUYỆN VIÊN CỦA MỸ DẠY TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC VIỆT NAM (RFA)

 


Thiện nguyện viên của Mỹ dạy tiếng Anh trong trường trung học Việt Nam

RFA

2020-08-10

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-and-vietnam-signed-the-agreement-on-english-education-08102020140238.html

 

Chương trình Giáo dục tiếng Anh của Peace Corps

 

Phát biểu tại buổi lễ ký kết Hiệp định Thực thi về giảng dạy tiếng Anh của Chương trình Hòa Bình (The Peace Corps Program in English Education), diễn ra vào chiều ngày 10/7, Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết Hiệp định này được đàm phán từ khi Hiệp định khung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết vào năm 2016.

 

Ngày 23/5/2016 được ghi nhận là thời điểm Chương trình Hòa Bình-Peace Corps được Chính phủ Hà Nội chấp thuận cho hoạt động lần đầu tiên ở Việt Nam.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-and-vietnam-signed-the-agreement-on-english-education-08102020140238.html/637302930663335222.png/@@images/38c600cd-c520-465c-a92f-59c7577a0d53.png

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink (thứ ba, bìa trái sang) và Thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Phúc (thứ tư, bìa trái sang) tại lễ ký kết Hiệp định Thực thi về giảng dạy tiếng Anh của Chương trình Hòa Bình, ngày 10/7/2020.   Courtesy: moet.gov.vn

 

Trong thông cáo báo chí đăng tải trên trang web của tổ chức Peace Corps, vào thời điểm lịch sử đó, Giám đốc Carrie Hessler-Radelet được dẫn lời rằng “Chúng tôi rất hãnh diện khi được Chính phủ và nhân dân Việt Nam mời các thiện nguyện viên vào phục vụ tại đất nước của quý vị. Và, chúng tôi cũng rất vui mừng chào đón Việt Nam như là quốc gia thứ 142 mà Peace Corps hợp tác”.

 

Bà Giám đốc Carrie Hessler-Radelet cho biết thêm Peace Corps nỗ lực tập trung vào giáo dục tiếng Anh ở Việt Nam. Các thiện nguyện viên sẽ được huấn luyện trong 3 tháng về văn hóa, ngôn ngữ và kỹ năng trước khi họ được chỉ định đến Việt Nam phục vụ trong hai năm.

 

Hiệp định vừa được ký kết hôm 10/7, có nội dung cấp ký Hiệp định thực thi, nguyên tắc hợp tác, tiêu chí và số lượng tình nguyện viên trong giai đoạn 2 năm đầu thí điểm, loại hình cơ sở giáo dục tiếp nhận tình nguyện viên, nội dung hoạt động của tình nguyện viên. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, Hoa Kỳ hàng năm sẽ cử 20 tình nguyện viên giảng dạy tiếng Anh sang Việt Nam để dạy tại các trường trung học ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

 

Một chương trình được đón nhận tại Việt Nam

 

Ông Richard Hughes, một người Mỹ đang sinh sống và giảng dạy hợp đồng với một trường trung học, ở đồng bằng sông Cửu Long, lên tiếng với RFA rằng ông đón nhận thông tin về chương trình giáo dục tiếng Anh của Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành tại các trường trung học ở Việt Nam là một tín hiệu lạc quan và tốt đẹp cho các em học sinh phổ thông.

 

Nhận xét về trình độ Anh ngữ của học sinh trung học ông Richard Hughes đã và đang giảng dạy, ông cho biết:

 

“Chúng tôi gặp gỡ với học sinh trung học 2 lần /tuần, 90 phút cho mỗi lớp học. Dĩ nhiên, hiện tại trường học đóng cửa vì dịch bệnh. Tuy nhiên, các học sinh rất thông minh và những kỹ năng tiếng Anh của các em khá tốt. Mặc dù các em còn phải học nhiều thứ nữa, nhưng mỗi khi chúng tôi đề cập đên những thông tin, vấn đề phức tạp thì đa số các em đều hiểu và nếu như có em không hiểu được thì rất cố gắng để có thể biết được thông tin hay vấn đề đó tường tận. Thậm chí đó là các em học sinh trung học ở đây. Tôi cho rằng các học sinh ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng thì trình độ tiếng Anh còn được nâng cao hơn rất nhiều.”

 

Đề cập về mặt hạn chế trong khả năng ngôn ngữ tiếng Anh của học sinh trung học Việt Nam, ông Richard Hughes nói rằng ông cũng nhận thấy mặc dù trường học giảng dạy khá tốt bộ môn tiếng Anh, nhưng cũng có một số ít giáo viên mắc phải lỗi trong ngữ pháp và giảng dạy cho các em học theo khuyết điểm đó. Tuy nhiên, hạn chế nhất của đa số học sinh trung học là về cách phát âm tiếng Anh. Do đó, ông Richard Hughes khẳng định trong tương lai, những thiện nguyện viên từ Hoa Kỳ sang và giảng dạy trực tiếp cho các em học sinh trung học thì chắc chắn cách phát âm sẽ được cải thiện.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-and-vietnam-signed-the-agreement-on-english-education-08102020140238.html/00b81ad3-16fc-40fe-bd53-3e78c327cdb6.jpeg/@@images/9caa4fd5-506d-4e56-bf84-2e0b11d45ab8.jpeg

Ảnh minh họa. Cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ, bà Michelle Obama (giữa) và diễn viên Julia Roberts (trái) gặp gỡ các học sinh ở trường THPT Cần Giuộc, Long An, hôm 9/12/19. AFP

 

Có nghĩa là, có một chương trình cụ thể, dạy hay giao lưu xen kẽ…Giáo viên nước ngoài mà ở tiêu chuẩn gọi là chuyên gia, như Hội đồng Anh thì tốt. Bởi vì đôi khi người nước ngoài không cho chuyên môn, đến dạy thì họ chỉ có ngôn ngữ, tiếng nói của họ thôi, chứ không có phương pháp sư phạm.”

 

Bạn trẻ Nguyễn Văn Vọng là một thanh niên khuyết tật, đang trú ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh và đang làm hồ sơ dự tuyển cho một chương trình học bổng của Úc. Nguyễn Văn Vọng đang cố gắng luyện học tiếng Anh để chuẩn bị cho vòng phỏng vấn xét tuyển. Vì là người khuyết tật, bạn trẻ này cũng đang đối mặt với sự khó khăn trong việc học ngoại ngữ, nhưng cũng may mắn được một thiện nguyện viên người Việt Nam giúp đỡ học tiếng Anh mỗi ngày.

 

Anh Vọng tỏ ra rất vui mừng khi nghe được thông tin về chương trình giáo dục tiếng Anh của Peace Corps. Anh Vọng bày tỏ:

 

“Em nghĩ rằng các đối tượng khuyết tật ở Việt Nam nên được giúp đỡ để họ có được một cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn. Thời em đi học ở quê thì không được tiếp cận tiếng Anh như các bạn ở thành phố. Không biết 20 thiện nguyện viên sẽ ưu tiên đến những vùng nào. Em nghĩ các thiện nguyện viên nên đến dạy cho các em khuyết tật. Ở Việt Nam còn nhiều vùng, như ở miền núi thì người khuyết tật còn chưa được đến trường để đi học.”

 

Ông Richard Hughes cũng chia sẻ thêm rằng ông thường đi du lịch khắp các vùng miền tại Việt Nam và ông cũng nhận thấy trẻ em Việt Nam ở độ tuổi đến trường rất thích tiếp xúc, trao đổi với người nước ngoài như ông. Phần đông các em nhỏ này không biết tiếng Anh nhiều và ông hy vọng Chính phủ Hoa Kỳ của đất nước quê hương ông sẽ tiếp tục phát triển các chương trình hỗ trợ giáo dục về giảng dạy tiếng Anh cho học sinh, sinh viên tại Việt Nam nhiều hơn nữa. Và bản thân ông cũng chọn sẽ đóng góp trong khả năng cho người dân Việt Nam, về lĩnh vực giáo dục.

 

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu trong buỗi lễ ký kết Hiệp định Thực thi về giảng dạy tiếng Anh của Chương trình Hòa Bình rằng “Điều này tiếp tục thể hiện cam kết kiên định của Hoa Kỳ trong việc củng cố năng lực học tiếng Anh của học sinh Việt Nam”.

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats