TẠI
SAO TÔI QUAN TÂM TỚI CHÍNH TRỊ?
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=792367874905736&id=100023975920044
Vấn đề này có lẽ không mới
nhưng cũng chưa phải đã cũ, nếu không muốn nói là đang nhức nhối bậc nhất khi hầu
hết người Việt còn ở trong tình trạng “vô cảm chính trị” hoặc lầm lạc trong nhận
thức. Xin chia sẻ đôi điều.
Chúng ta biết hàng triệu
người Hongkong đã biểu tình ròng rã một năm nay, bắt đầu từ một đạo luật cho
phép dẫn độ tội phạm về Trung Quốc đại lục của chính quyền Tự trị. Tại sao họ
xuống đường, chấp nhận mất mát, bị bắt bớ, đánh đập, thất nghiệp, thậm chí táng
gia bại sản và mất mạng? Tôi tin rằng nếu ở VN thì đại bộ phận dân chúng sẽ
không có phản ứng như vậy. Họ khác chúng ta là bởi họ hiểu rằng một đạo luật
như thế sẽ đe dọa đến quyền con người, sẽ tàn phá Tự do – vốn là lý tưởng cao cả
nhất của họ. Bất cứ một động thái chính trị nào cũng sẽ ảnh hưởng hoặc trực tiếp
hoặc gián tiếp tới đời sống, không chỉ hiện tại mà còn là tương lai lâu dài.
Chính trị ở đâu? Ở trong mỗi khối nước ta dùng, trong giá điện bậc thang, trong thực phẩm
bẩn, trong mỗi món đồ chơi độc hại của con ta, trong những viên thuốc giả khi
trở trời, trong chuyến xe đò lòng vòng bến cóc, trong tô mì ở sân bay giá trăm
ngàn, trong những cú delay vô cảm, trong mỗi lít xăng cõng bao nhiêu thứ thuế
phí vô lý, trong một trái trứng gà phải mang vác 14 loại phí từ trên trời rơi
xuống, trong chiếc cặp nặng bằng nửa trọng lượng cơ thể đứa con bé bỏng mỗi
sáng oằn vai đến trường, trong những môn học và giờ học vô ích tra tấn suốt mười
mấy năm trời mà không giúp gì cho cuộc sống tương lai của thế hệ trẻ, trong những
gói tiền chạy việc mướt mồ hôi, trong sự cúi đầu để yên thân, trong sự im lặng
để giữ nồi cơm, trong việc móc chiếc ví mỏng để dúi vào tay csgt đôi trăm và ngậm
ngùi lên đường, trong những thành phố mà hễ cứ mưa là ngập, trong những ngôi
làng mà hễ cứ nắng là hạn, trong hàng ngàn người dân bị đẩy ra đường từ mảnh đất
của tổ tiên. Và trong muôn vàn thứ nữa xâm chiếm vào từng mao mạch cuộc sống của
chúng ta.
Rừng bị phá hết, cứ mưa
là lũ, cứ nắng là hạn. Tài nguyên bì đào lên bán hết, để lại những “chiến địa”
hoang tàn mà tiền thì không rõ đã chảy về đâu. Những vụ ăn cắp trăm tỉ, ngàn tỉ
bên cạnh những người dân suốt đời lam lũ; họ vơ vét về xây biệt thự sắm xe sang
và đổ lên đầu mỗi người dân, từ trứng chí mén, hơn 50 triệu đồng tiền nợ công;
những công trình trăm tỉ vừa làm xong tay thì hỏng luôn, không dùng được. Và vô
vàn sự trộm cướp trên lưng người dân như thế nữa.
Bộ máy công quyền bị chiếm
dụng làm của riêng, cả nhà làm quan, cả họ làm quan. Người dân có tài không sao
lọt vào được. Ở đó, họp cơ quan xong thì họp gia đình luôn. Một bộ máy như thế
thì sự quan liêu và tham những là điều hiển nhiên. Từ tham những quyền lực hỗ
trợ hoàn hảo cho tham nhũng tiền bạc. Người dân có năng lực nếu muốn có việc
làm thì phải “chạy”. Họ bị “lùn” hóa, “gù” hóa từ đó; rồi khi bước vào cái hệ
thống ấy, nó một lần nữa sẽ “cải tạo” để tất cả thành những “người câm”, “người
điếc”, “người mù”; sống lâu ở đó có thể trở nên tham lam, ti tiện, lưu manh.
Nói chung là phá hủy con người.
Chính trị là khí quyển của
xã hội. Nó là không khí mà chúng ta hít thở từng giây từng phút, đúng cho cả
nghĩa đen và nghĩa bóng.
Bạn có tin rằng chính trị
làm biến biến đổi khí hậu?
Bạn có tin rằng chính trị
sa mạc hóa đất đai?
Bạn có tin rằng chính trị
khiến cho cả một vùng biển phải chết?
Bạn tin rằng chính trị có
thể gây nên ung thư và dịch bệnh?
Bạn có tin rằng chính trị
sẽ làm hỏng con cái ta?
Bạn có tin rằng bạn sẽ
không thể giữ được lương thiện trước một nền chính trị bất lương?
Bạn có tin rằng dù bạn
nhiều tiền thì bạn vẫn phải ăn bẩn uống độc?
Bạn có tin rằng dù bạn có
nhà lầu xe sang thì bạn vẫn phải lội nước trong đêm giữa lòng SG?
Bạn có tin rằng một ngày
tình cờ sẽ có “thằng bán tơ” nào đó xuất hiện và bạn trắng tay sau một đêm?
Bạn có tin rằng dù bạn
đang ở trong rừng một mình nhưng bạn sẽ không thể yên tĩnh khi con bạn, anh em
của bạn đang bị vu oan giáo vạ giữa lòng thành phố?
Và vô vàn điều khác nữa
mà bạn phải tin dù có muốn hay không!
Những ai chủ trương “độc
thiện kỳ thân”, nếu không phải là ích kỉ thì cũng là ngu dốt. Bạn không thể sống
ổn trong một xã hội bất ổn. Bạn không thể sống vui trong một xã hội bất hạnh.
Bạn đi dạy có vui không
khi học trò nghiện hút và đánh lộn?
Bạn có vui không khi bạn
không thể dạy cho học trò biết sự thật vì nó “trái quan điểm”?
Bạn làm giám đốc công ty,
bạn có yên được không trước sự vòi vĩnh và thói hách dịch?
Bạn làm thơ nhưng không
ai in cho bạn vì “lập trường không vững vàng”, thế là bạn phải viết để in những
thứ vô thưởng vô phạt.
Bạn đừng tưởng bác sĩ thì
chỉ việc cứu người, bác sĩ cũng phải vừa cứu người vừa“chiến đấu” với bọn Bảo
hiểm đấy. Bạn đừng tưởng cứ nông dân thì xuống đồng – ruộng đã khô vì sông bị
ngăn rừng bị phá – xuống đồng làm gì? Vô vàn và vô vàn những điều như thế nữa.
Nếu bạn vẫn không “quan
tâm” tới chính trị và cứ để mặc cho nó tung hoành như hiện tại thì khoảng 30
năm nữa mọi thứ sẽ nát vụn. Để phục hồi một khu đất phải mất nhiều năm, để tái
sinh một cánh rừng cần nhiều thập kỷ. Nhưng để xây dựng lại con người khi nó đã
“hỏng” hết trên diện toàn xã hội, thì có thể tính bằng trăm năm.
Chúng ta cần thức nhận sự
hệ trọng có tính bức thiết và sống còn này. Không thể chậm trễ. Không thể bàng
quan. Mỗi người có học cần nỗ lực “khai dân trí” cho những người gần mình, cho
cộng đồng nhỏ của mình, nếu không làm được ở tầm quốc gia. Hiện nay, Việt Nam có
khoảng 7 triệu người đã tốt nghiệp đại học (trở lên), nếu những người này (hoặc
1/3 thôi) ý thức và hành động thì xã hội sẽ bắt đầu chuyển biến. Không lâu sau,
hòn than sẽ dần đỏ lên từ bên trong và đốt cháy những thứ rác rến đang phủ kín
trên bề mặt.
Đừng quên rằng, toàn bộ
xã hội này đang vận động bởi những người có học. Các bạn đang nắm giữ “linh hồn”
của xã hội mà không biết đấy thôi.
“Chính trị sạch”, “chính
trị đẹp” là Khai dân trí. Không có gì trái pháp luật để phải sợ hãi. Ta chia sẻ
sự thật, chia sẻ các giá trị phổ quát như nhân quyền, dân quyền, tự do, dân chủ
v.v..
Đừng để nỗi sợ hãi mù
quáng đánh cắp tương lai của ta và con cháu ta.
.
Đăng
Vinh Ngô Mỗi câu chữ là mỗi giọt máu từ tim nóng, nếu là tớ thì sẽ
có thêm một số từ "đéo" và kết thúc là #ĐMCS!
.
Hồ
Thị Hải Âu Đồng ý!!! Trong vị thế của mình, mình cũng đã chia sẻ
quan điểm:
https://www.facebook.com/100004073224217/posts/2179165002229253/?d=n
Có bạn nhắn tin cho mình "Chị là hot mom thì chỉ nên quan tâm việc chia sẻ
dạy con thôi chứ không nên quan tâm đến chính trị - xã hội". Với mình, những
pha "thuyết phục" như này khá nhiều và... "nhàm- nhạt"
nhưng vì bạn ấy nói năng lễ phép, lịch sự nên mình trả lời và đăng lên đây như
một thông điệp gửi các bà mẹ trẻ quốc dân!
Mình trả lời bạn ấy là mình có hot hiếc gì đâu, thấy gì mà mình hiểu, mình quan
tâm thì viết thôi. Viết cũng chẳng mục đích gì, chỉ là thấy cần chia sẻ cho người
nào cần đọc điều gì đó ngay thẳng, chân thành, thì mình viết thôi!
Rồi mình kể cho bạn ấy nghe chuyện thường xảy ra ở miền quê, khi người ta muốn
bắt để giết thịt con bê con thì họ chỉ đơn giản dắt mũi con bò mẹ, thế là bê
con lon ton chạy theo mẹ và họ dễ dàng tóm được con bê đem đi giết thịt!
Làm mẹ mà mù loà, nhắm mắt làm ngơ và ngô nghê về các vấn đề chính trị xã hội
thì có khác gì con bò mẹ đâu? Bởi chính trị luôn ảnh hưởng rộng khắp đến mọi
ngõ ngách cuộc sống, nó biểu lộ rõ nét trong tư duy giáo dục, tình trạng môi
trường- thức ăn và chất lượng y tế, là những thứ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ
thơ, đến tương lai và tiền đồ của con bạn.
Bạn có thể lựa chọn biểu đạt hay im lặng, nhưng dứt khoát bạn phải thấu hiểu bản
chất các vấn đề chính trị-xã hội, để là người mẹ trí tuệ và trách nhiệm cao!
No comments:
Post a Comment