Phản
biện và minh xác từ một bài viết trên báo Nhân Dân
Thiện
Ý
10/08/2020
https://www.voatiengviet.com/a/thien-y-phan-bien-bao-nhan-dan/5537781.html
.
https://gdb.voanews.com/939C8F2A-0D41-4147-B388-FB52CA68BBEE_w650_r1_s.jpg
Giám đốc Văn phòng
Liên lạc Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông James Hall và đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam,
ông Nguyễn Xuân Phong, ký thỏa thuận hai quốc gia mở văn phòng tại Hà Nội và
Washington ngày 28/01/1995. Photo Business in Asia.
Nội dung bài viết chúng
tôi lần lượt trình bày:
I - Những sự kiện từ một bài
báo
Báo điện tử Nhân Dân, cơ
quan ngôn luận của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), số
ra ngày 28-7-2020, có bài viết nhan đề ‘VOA, RFA vẫn tiếp tục chống phá
Việt Nam”. Tác giả bài viết là Vũ Hợp Lân. Xin trích nguyên văn một đoạn mà
chúng tôi thấy cần phản biện và minh xác đôi điều như sau:
‘Với VOA, có lẽ ngoài bài
viết “Nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên tại Việt Nam: chặng đường 25 năm rất ấn
tượng” đăng ngày 15-7-2020 thể hiện khá khách quan, thì còn lại để kỷ niệm
là khá nhiều bài viết xuyên tạc nhằm vẽ nên bức tranh u ám về Việt Nam. Ngày
14-7-2020, bằng việc đăng tải bài “Nhìn lại 25 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao” của người lấy tên là Thiện Ý nào đó ở Houston (Hiu-xtơn - Mỹ),
những người có trách nhiệm ở VOA như muốn “mượn mồm bạn đọc làm báo” để xuyên tạc,
hạ thấp vị thế của Việt Nam, nói rằng chủ nghĩa xã hội đã “thất bại”...’
II - Những sự kiện cần phản biện
và minh xác
1 - Cách dùng từ ngữ vô
văn hóa, coi thường người đọc, xúc phạm đến nhân phẩm của một người có nhân
thân rõ ràng.
Tất cả được thể hiện
trong đoạn văn trích dẫn dưới đây. Tác giả Vũ Hợp Lân viết:
‘Ngày 14-7-2020, bằng
việc đăng tải bài “Nhìn lại 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao” của
người lấy tên là Thiện Ý nào đó ở Houston (Hiu-xtơn - Mỹ). những người
có trách nhiệm ở VOA như muốn “mượn mồm bạn đọc làm báo” để
xuyên tạc, hạ thấp vị thế của Việt Nam, nói rằng chủ nghĩa xã hội đã “thất bại”…’
Chúng tôi phản biện điều
mà Vũ Hợp Lân dùng những từ ngữ sách mé, vô văn hóa khi viết ‘của người lấy
tên là Thiện Ý nào đó ở Houston…’ và ‘như muốn “mượn mồm bạn
đọc làm báo”…’.
Từ ngữ vô văn hóa vì tác giả đã sử dụng những từ ngữ
đường phố có tính miệt thị
xúc phạm nhân cách cá nhân chúng tôi và xúc phạm, coi thường người đọc. Vô văn
hóa còn là vì tác giả Vũ Hợp Lân chắc chắn ở lớp tuổi con cháu, biết mà làm bộ
không biết gì về chúng tôi, để miệt thị như một kẻ ‘vô danh tiểu tốt’ không
đáng quan tâm, xúc phạm đến một người đáng tuổi cha ông của mình và xúc phạm đến
cả người đọc khi viết ‘“mượn mồm bạn đọc làm báo…”
Sự xúc phạm này có thể giải
thích được như là hậu quả của chủ trương, chính sách tuyên truyền giáo dục nhân
dân thời chiến tranh, để tạo lòng căm thù địch cao độ (Mỹ-ngụy…) và lòng
biết ơn sâu sắc, đời đời của nhân dân ta (với Liên Xô, Trung Quốc vĩ đại…). Vì
thế các ngôn từ vô văn hóa, vô luân, vô đạo mới xuất hiện trên cửa miệng người
dân Miền Bắc ‘thằng Diệm, thằng Thiệu-Kỳ-Khiêm…’ để gọi những lãnh đạo
hàng đầu chính quyền VNCH ở Miền Nam, đáng tuổi cha, chú; trái với luân thường
đạo lý cổ truyền bao đời Việt Nam như thế. Còn đối với ngoại nhân phe địch thì
miệt thị gọi ‘thằng Mỹ’, phe ta thì tôn kính, tung hô đến tận trời xanh, gọi
‘ông Liên Xô vĩ đại, ông Trung Quốc vĩ đại, nhân dân ta đời đời nhớ ơn…’
Thế nhưng điều đáng nói ở
đây là cuộc chiến tranh Quốc-Cộng giữa hai bên Việt Quốc và Việt Cộng, lồng
trong khung cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ Cộng Sản Chủ Nghĩa (CSCN) và Tư Bản
Chủ Nghĩa (TBCN) toàn cầu, Cuộc chiến Việt Nam thì đã kết thúc 45 năm rồi
(1975-2020); và chiến tranh ý thức hệ toàn cầu thì chấm dứt 29 năm rồi sau khi
Liên Xô sụp đổ (1991-2020). Vậy tại sao ‘đảng ta’ vẫn tiếp tục để cho đội
quân ‘dư luận viên’ đông đảo sử dụng hàng ngày trên mạng internet những ngôn từ
vô văn hóa, vô luân, vô đạo để kích động căm thù, tấn công những cá nhân và
đoàn thể đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam? Điều đáng trách là trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn
luận của ‘đảng và nhà nước ta’ sao lại để cho những ngôn từ ‘vô văn
hóa, vô luân’ xúc phạm đến một cá nhân có nhân cách, lý lịch rõ ràng như chúng
tôi ở tuổi 75 và xúc phạm đến tập thể người đọc như vậy? Mặc dầu tác giả
chắc chắn phải biết rõ tác giả Thiện Ý không phải là ‘của người lấy tên là
Thiện Ý nào đó ở Houston…’
Vì rằng, theo chỗ chúng
tôi biết, bất cứ bài viết nào, nhất nữa lại là một bài chính luận phê phán hai
cơ quan truyền thông quốc tế tiếng Việt VOA, RFA trực
thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp của chính phủ Hoa Kỳ, đều phải nắm rõ các sự kiện
liên quan đến chủ đề. Do đó, dù Vũ Hợp Lân, tác giả bài viết là thành viên ban
biên tập hay cộng tác viên của báo Nhân Dân đều viết theo yêu cầu và sự chỉ đạo
của cấp trên, nếu cần tài liệu sẽ được cung cấp. Thành ra, tác giả Vũ Hợp Lân
khi viết bài phê phán chắc chắn phải biết rất rõ về Thiện Ý. Chẳng qua tác giả
viết “Nhìn lại 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao” của người lấy tên
là Thiện Ý nào đó ở Houston…” theo suy đoán của chúng tôi có thể có ý
đồ miệt thị, tầm thường hóa tác giả Thiện Ý như một kẻ ‘vô danh tiểu tốt’ để giảm
giá trị khả tín của bài viết trước người đọc.
Vì vậy xin minh xác rằng, tôi là Thiện Ý tác giả bài viết, không phải
‘của người lấy tên là Thiện Ý nào đó ở Houston’ mà là bút hiệu của
Nguyễn Văn Thắng đã lấy từ Việt Nam (luật gia Thiện Ý, phụ trách mục
‘Giải đáp pháp luật’ trên báo Công giáo & Dân Tộc, tác giả bài viết trên
báo Saigon giải phóng ‘Vai trò của luật sư trong nền dân chủ pháp trị xã hội chủ
nghĩa’…), là một quốc dân Việt Nam (công dân của Tổ quốc Việt
Nam), có danh phận rõ ràng, từng được minh danh trên ‘Diễn đàn Bạn đọc
làm báo’ của đài Tiếng nói Hoa Kỳ chương trình Việt Ngữ (Thiện Ý, nguyên luật
sư tại Saigon trước năm 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc Bộ Luật khoa tại Houston..) và
nhiều diễn đàn khác (Xin mời vào ‘Diễn đàn Thiện Ý’ trên YouTube và
Facebook cá nhân ‘Thiện Ý Nguyễn’)
Mặc dầu tác giả Vũ Hợp
Lân đã biết rất rõ lý lịch Thiện Ý là ai, qua nhiều bài viết trên Diễn đàn Bạn
đọc VOA, có những bài nói rõ thân phận mình như “Vì sao tôi từ chối vào đảng
cộng sản Việt Nam” (2017) hay mới đây “Nhân lễ của Cha, tự hào về
Cha, ngưỡng phục về Mẹ” (5-2020)… Ngoài ra đã được VOA thỉnh
thoảng ghi dưới mỗi bài cho đăng tải “Thiện Ý, nguyên là luật sư tại
Saigon trước năm 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc Bộ Luật khoa Việt Nam tại
Houston, Texas”. Ghi chú này chỉ không nhắc lại những năm sau này, vì chúng
tôi đã gửi bài cho VOA đăng tải liên tục suốt 7 năm qua. Những bài viết theo cảm
hứng, nhận thức suy tư cá nhân, không phải theo yêu cầu của VOA, khác viết bài
theo ‘đơn đặt hàng’ trong truyền thông CHXHCNVN.
(2) - Chúng tôi phản biện rằng “…những người có trách nhiệm ở VOA (không
hề) muốn “mượn mồm bạn đọc làm báo” để xuyên tạc, hạ thấp vị thế của Việt
Nam, nói rằng chủ nghĩa xã hội đã “thất bại” như Tác giả Vũ Hợp Lân
viết.
(1) - Trái lại chính ‘bạn đọc làm báo’, trong đó có
cá nhân chúng tôi đã “mượn diễn đàn bạn
đọc làm báo của VOA”, để nói lên những sự thật mà đảng và nhà cầm quyền
CSVN muốn che giấu; phê phán những chủ trương chính sách sai lầm gây hậu quả
nghiêm trọng cho dân tộc, đất nước; đòi chấm dứt các hành động đàn áp tước đoạt
các quyền dân chủ dân sinh nhân quyền; đòi chấm dứt độc quyền chính trị của đảng
CSVN và chuyển đổi chế độ độc tài độc đảng, toàn trị qua chế độ dân chủ pháp trị,
đa đảng v.v… Nhằm thành đạt mục tiêu tối hậu “dân chủ hóa đất nước”,
để mọi tầng lớp nhân dân (chứ không riêng giai cấp cầm quyền và các giai cấp
có ưu thế trong xã hội…) đều được sống trong “Độc lập- Tự do-hạnh
phúc” thật sự; chứ không chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền lừa mị nhân dân
như bao lâu nay của đảng và nhà cầm quyền CSVN.
Và vì vậy, tất cả những
bài viết của chúng tôi được VOA cho đăng tải đều muốn góp phần “nâng cao (chứ
không hạ thấp) vị thế của Việt Nam ngang tầm cao thời đại”
(2) - Còn khi chúng tôi viết và nói đi nói lại nhiều
lần, rằng “chủ
nghĩa xã hội đã “thất bại”, thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn tại Việt
Nam là nói đúng sự thật.
Chúng tôi đã chứng minh
điều này bằng lý luận và thực tế, mà hầu hết người dân cũng thấy rõ sự thật này.
Ngay cả những đảng viên cộng sản “phản tỉnh công khai” cũng đã
nói lên sự thật này. Những người cộng sản “phản tỉnh dấu mặt” cũng đã thấy
rõ sự thật này, song vì cuộc sống bản thân và gia đình nên không dám nói ra sự
thật thế thôi.
Thành ra, lãnh vực truyền thông một chiều bưng bít
sự thật của chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam, hoàn toàn khác biệt với hoạt
động truyền thông tự do, đa chiều trong các chế độ dân chủ pháp trị như Hoa Kỳ.
Các chương trình Việt ngữ
của các đài VOA và RFA, dù trực thuộc chính phủ hoa Kỳ trực tiếp hay gián tiếp,
hoạt động theo nguyên tắc sinh hoạt truyền thông tự do, đa chiều, khách quan,
trung thực, phục vụ công luận, quần chúng và quyền lợi quốc gia chứ không phục
vụ quyền lợi cá nhân những người cầm quyền. Vì thế các đài VOA và RFA đã đăng tải
nhiều bài khách quan, trung thực, đôi khi bất lợi cho giới cầm quyền. Chỉ có những
bài bình luận chính thức, mới cần nói rõ “phản ánh quan điểm của chính phủ
Hoa Kỳ…” Tất nhiên các bài viết trong mục “Bạn đọc làm báo” đã
thành nguyên tắc, thỉnh thoảng mới được nhắc lại ở cuối bài, đại ý rằng “Nội
dung bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của
đài VOA hay chính phủ Hoa Kỳ”.
Viết đến đây làm tôi nhớ
lại một ý tưởng nảy ra trong đầu cách nay khá lâu khi chúng tôi bị nhốt tại biệt
giam số 6 khu C.2 nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu thành phố Hồ Chí Minh (khoảng
1978-1979). Vào giờ suy tư hàng đêm, khi nghĩ về xã hội chủ nghĩa (trong
chủ đề “Cộng sản luận” mà chúng tôi có ý định sẽ viết trong tương lai
khi ra tù) tự nhiên tôi nhớ đến hình vẽ trên ‘Báo tường’ (hay bích báo)
của Hoàng Châu người bạn cùng lớp thời Trung Học ở Ban mê thuột.
Hình vẽ một người cưỡi
trên lưng một con đại bàng, tay cầm một cần câu treo ở đầu một miếng mồi để nhử
đại bàng bay tới, bay cao, bay nhanh. Chẳng cần nói thì ai cũng biết, con đại
bang dù cố gắng bay nhanh cách mấy cũng chẳng bao giờ đớp được miếng mồi. Tôi
liên tưởng và mường tượng ra trong đầu hình ảnh một cỗ xe ngựa có 20 người
dân (thay ngựa kéo xe) quấn áo rách nát, mồ hôi nhễ nhãi, nhỏ giọt
màu máu, mà mặt vẫn tươi cười hớn hở, mắt “sáng ngời niềm tin” nhìn lên
một bảng hiệu nền đỏ chữ vàng ‘Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
được gắn ở đầu một cần câu do Lê Duẩn, Tổng bí thư cộng đảng Việt Nam lúc bấy
giờ, giương cao phía trước; bên cạnh là các lãnh đạo hàng đầu ‘đảng và nhà
nước ta’ phương phi béo tốt, khỏe mạnh, như Trường Chinh, Phạm Hùng,
Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp… Tất cả đều vừa uống rượu Volka của
Nga, ăn đồ Tầu, cười nói oang oang, hồ hởi phấn khởi… Đến đây thì ai cũng có thể
kết luận rằng: 20 người dân kéo cỗ xe tượng trưng cho 20 năm mà Tổng bí thư Lê
Duẩn sau ngày ‘đại thắng mùa xuân’ (30-4-1975) đã dõng
dạc tuyên bố tại khán đài lộ thiên trước Dinh độc lâp Saigon (nay là Hột Trường
Thống nhất) trong một cuộc biểu tình ăn mừng chiến thắng (người viết có
mặt), đại ý rằng ‘Đảng ta, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam, đã đánh đuổi phát-xít Nhật, thực dân Pháp và đánh thắng đế quốc Mỹ , thì đảng
ta nhất định sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta trong
vòng từ 15 năm đến 20 năm nữa”.
Thực tế quả thực ông Lê
Duẩn đã tiên liệu đúng về thời gian tối đa 20 năm xây dựng XHCN. Thế
nhưng sai về kết quả công cuộc xây dựng thử nghiệm mô hình XHCN sau 20 năm (1975-1995)
đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn; vào đúng lúc Liên Xô tổ quốc XHCN và
toàn hệ thống các nước XHCN Đông Âu sụp đổ (1989-1991) phải chuyển đổi
ngay qua chế độ dân chủ, kinh tế thị trường tư do tư bản chủ nghĩa. Lập tức, ‘Đảng
ta’ vội xin cầu hòa với Trung Quốc (tổ quốc XHCN thứ
hai) qua Hội nghị Thành Đô năm 1990, nối lại quan hệ ngoại giao vốn bị
cắt đứt 10 năm sau khi Trung Quốc ‘dạy cho Việt Nam một bài học’ vào
đầu năm 1979 và gài thế cho CSVN ngã sấp mặt và sa lầy 10 năm tại Kampuchia (1979-1990).
Sau đó, theo gương Trung Quốc thực hiện ‘chế độ XHCN cải tiến’ bằng
con đường mà lãnh tụ cộng đảng Trung Quốc Đặng Tiểu bình gọi bóng gió “mèo
trắng (tư bản) hay mèo đen (XHCN) không quan trọng, miễn là mèo đó bắt được chuột”.
Việt cộng thì gọi là chính sách ‘Mở cửa’ làm ăn theo ‘kinh
tế thị trường, định hướng XHCN’ (ngụy biện để che đậy thất bại
vĩnh viễn XHCN), với các nước ‘tư bản chủ nghĩa không rãy chết’ (như lý
luận Marxist- Leninnists); đứng đầu là ‘đế quốc Mỹ, tên đế quốc sừng
sỏ hung hãn nhất của thời đại’, như đảng ta từng ‘phán’.
Thực tế sau đó đã được Mỹ
bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao, kéo theo nhiều nước tư bản lớn nhỏ
đầu từ vào Việt Nam. Từ đó và nhờ đó, với vai trò chủ đạo giúp đỡ của Hoa Kỳ,
sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, Việt Nam đã phát triển nhiều mặt,
nhất là mặt kinh tế để có bộ mặt phồn vinh như hôm nay.
Thế nhưng, Đảng CSVN và
chế độ CHXHCNVN đã bị tiêu vong từng bước về bản thể, trong ‘môi trường mật
ngọt kinh tế thị trường’ sau một quá trình diễn biến hòa bình ‘tự
diễn biến, tự chuyển hóa, tự chuyển thể’, từng được Tổng Bí thư
kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở cán bộ đảng viên nhiều lần cần đề
cao cảnh giác trước cái gọi là ‘âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”.
Tuy nhiên, thực tế diễn biến hòa bình vẫn xẩy ra và tăng tốc theo “độ ngọt của
kinh tế thị trường’ không cưỡng lại được; để rồi sau một quá trình thời gian
thích hợp, theo quy luật duy vật biện chứng lượng đổi (CS
tiêu vong), chất đổi (hình thành chất dân chủ) như
nước sôi đến 100 độ C thì bốc hơi. Diễn biến này phù hợp với đối sách hậu chiến
của Hoa Kỳ với Việt Nam. Vì thế bài viết của Vũ Hợp Lân đã lên án, trách cứ sai
rằng VOA và RFA đã đi ngược với đối sách của chính phủ Hoa Kỳ với Việt Nam. Ông
Lân viết:
‘Vào thời điểm kỷ niệm
25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (1995-2020), nhiều chương
trình, hoạt động thiết thực đã được tổ chức trang trọng tại hai nước. Lãnh đạo
cấp cao hai nước cũng như các bộ, ngành liên quan đã trao đổi thư, điện mừng, tổ
chức gặp mặt kỷ niệm…. Tuy nhiên, ngược lại chiều hướng tích
cực đó, VOA, RFA lại đưa ra thông tin bịa đặt, bình luận xuyên tạc, can thiệp
thô bạo vào công việc nội bộ, xúc phạm Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đó là việc
làm hết sức khó hiểu, cần phải lên án, vì VOA, RFA đã ngang nhiên đi ngược quan
điểm, cam kết của lãnh đạo, chính quyền Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam…’
Thế nhưng, đúng như chúng
tôi đã lý luận và chứng minh nhiều lần bằng thực tiễn, được trình bày trên diễn
đàn này của VOA cũng như ‘Diễn đàn Thiện ý’ và Facebook cá nhân ‘Thiện Ý Nguyễn’,
được nhiều người công nhận, rằng đối sách hậu chiến của Hoa Kỳ với Việt Nam là
nhằm giúp đưa Việt Nam hội nhập ‘hệ thống kinh tế thế giới mới’ hay ‘chiến lược
toàn cầu mới mới’ hậu Chiến tranh Lạnh. Đồng thời muốn dùng môi trường ‘mật ngọt
kinh tế thị trường’ (mật ngọt chết ruồi theo ý nghĩa tục ngữ VN) để cải
tạo chế độ CSVN thành công cụ chiến lược mới trong vùng, để gián chỉ tham vọng
bành trướng bá quyền Trung Quốc.
Ngày 23-7-2020 vừa qua, tại
thư viện mang tên cố Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon, trong bài phát biểu quan
trọng của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pmopeo, nói về đối sách quyết liệt mới đây của
Hoa Kỳ với Trung Quốc, ông nói: Hoa Kỳ không còn có thể bỏ qua những
khác biệt chính trị và ý thức hệ cơ bản giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…’ .
Khác Trung Quốc, vì chế độ
chính trị Việt Nam đã có nhiều đổi thay. Thực tế giờ đây sau 25 thiết lập quan
hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, Việt Nam đi vào con đường “Mở cửa”, quả thực đảng
CSVN giờ đây chỉ còn là ‘đảng đỏ vỏ (CS) và xanh lòng (TB)’; và chế độ
CHXHCNVN thực chất nay chỉ còn là “chế độ đỏ vỏ (CS) xanh lòng (TB)”. Hay
nói theo ngôn ngữ y khoa ‘chế độ CHXHCNVN’ nay đã ‘chết lâm
sàng’ (chết trên giường bệnh), chỉ còn chờ ngày mai táng khi tiến
trình dân chủ hóa Việt Nam kết thúc trong một tương lai không xa.
Chúng tôi nói và viết thế
có đúng không, thưa tác giả Vũ Hợp Lân và báo Nhân Dân? Ông Lân đã sai rồi khi
viết ‘những người có trách nhiệm ở VOA như muốn “mượn mồm bạn đọc làm
báo”(miệt thị chúng tôi?) để xuyên tạc, hạ thấp vị thế của Việt
Nam, nói rằng chủ nghĩa xã hội đã “thất bại”.
Thế nhưng bài viết của chúng tôi có khách quan, có
‘xuyên tạc, hạ thấp vị thế của Việt Nam, nói rằng chủ
nghĩa xã hội đã “thất bại”…’
hay không, thì chỉ có các bạn đọc chân chính, không phải là dư luận viên, mới
có nhận thức, đánh giá khách quan được. Phải không ạ?
Thiện Ý
Houston, ngày 7-8-2020
No comments:
Post a Comment