Chuyện bố
con Chinh – Chiến ở Bắc Ninh: Cần chấm dứt "xung đột lợi ích"
https://www.facebook.com/giang.the.50767/posts/117039770100818
Tin cho hay, ông Nguyễn
Nhân Chinh (SN 1984, quê xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) tốt nghiệp Đại
học chuyên ngành Cờ vua, Thạc sỹ quản lý giáo dục, là con trai của ông Nguyễn
Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh, được chính ông bố bổ
nhiệm làm Bí thư thành ủy tp. Bắc Ninh không qua bầu bán.
Bố bổ nhiệm con làm quan,
bố chỉ huy con… là ví dụ về "Xung đột lợi ích" (tiếng Anh: Conflict
of Interest - COI).
Xung đột lợi ích xảy ra
khi một cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến nhiều lợi ích, một trong số lợi
ích đó có thể có thể làm hại một lợi ích khác.
Bố làm bí thư tỉnh ủy,
con làm bí thư thành ủy trong một tỉnh, thì mong gì đấu tranh cách mạng.
Muốn tiến tới dân chủ thực
sự, cần có minh bạch để tránh tham nhũng và lạm quyền. Muốn minh bạch, cần nhiều
việc phải làm, trong đó có việc tránh COI.
Khi khai lý lịch (CV) để
xin việc vào mấy tổ chức quốc tế có câu hỏi “Anh/chị có ai là họ hàng hiện đang
làm việc tại tổ chức này?.” Họ hàng (relatives) được hiểu là vợ, con, bố mẹ đẻ,
bố mẹ vợ/chồng, anh chị em, cháu.
Đây là qui định quan trọng
để tránh COI trong WB, IMF, IFC, UN và nhiều chính phủ phương Tây khác. Nếu có
bố mẹ hay người thân đang làm trong tổ chức này thì bạn không có cơ hội xin việc
nơi đó vì lý do COI.
Tuy vậy, có ngoại lệ dành
cho vợ/chồng vì lý do đảm bảo hạnh phúc gia đình. Dẫu vậy, để tránh COI, vợ hoặc
chồng phải làm việc ở các đơn vị khác nhau, và người này không quản lý trực tiếp
hay gián tiếp người kia.
Tại một số nước thiếu minh bạch, thiếu dân chủ hay độc tài, thủ trưởng
cơ quan quyết định thăng chức cho vợ, con, cháu, anh chị em ruột…được coi hết sức
bình thường. Việt Nam ta có câu “Một người làm quan, cả họ được nhờ” là do
không hiểu xung đột lợi ích hoặc cố tình vi phạm.
Thử tưởng tượng, vợ là thủ
quỹ, chồng làm giám đốc, thì liệu chi tiêu trong cơ quan có kiểm soát nổi. Hy vọng
gì sự minh bạch ở đôi vợ chồng ngồi ghế lãnh đạo, ban ngày làm tiền ở cơ quan,
ban đêm làm tình trên giường.
Các chính thể ở Trung
Đông lần lượt sụp đổ một phần do liên quan đến gia đình trị, mà nguyên nhân sâu
xa là do vi phạm nghiêm trọng COI.
Hosni Mubarak tham vọng
đưa con trai thứ lên kế vị. Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh tìm cách đưa
anh, em, con cháu vào chính quyền. Gadhafi cũng không ngoại lệ. Các con toàn nắm
các chức vụ chủ chốt. Suharto, Marcos, Jean-Claude “Baby Doc” Duvalier đều mắc
những lỗi lầm COI sơ đẳng này.
Khi Saddam Hussein ký quyết
định cho hai con trai Uday và Qusay Hussein nắm quyền hành để cha truyền con nối,
không thể nghĩ rằng, ông đã vi phạm xung đột lợi ích. COI tưởng nhỏ nhưng cuối
cùng đã đưa Saddam, các con và cả chính thể đi vào…lịch sử.
Phần lớn, cha mẹ đưa con
cái lên chức vụ cao lại làm cho chính sự nghiệp của họ tiêu vong. Cuối cùng, bị
phết truất, ra đi trong nhục nhã, bị xử tù, bị bắn.
Xung đột lợi ích COI dẫn
tới xung đột quốc gia. Khi dân chúng không thể chịu đựng nổi kiểu gia đình trị,
ngồi xổm lên dân tộc, khó ai đoán định được đất nước ấy đi về đâu.
Chuyện nhà Chinh – Chiến ở
Bắc Ninh là điển hình của xung đột lợi ích và cần chấm dứt từ trong trứng nước.
PS. Hình như bị TW can thiệp rồi... Báo TN đưa tin nhưng lại rút bài,
No comments:
Post a Comment