Các giáo sư y khoa: Hoa Kỳ đang đối phó nửa vời với dịch
COVID-19
Thiện
Lê/Người Việt
August 14, 2020
LOS ANGELES, California (NV) – Mỗi ngày, tại Hoa Kỳ, số người nhiễm và người
chết vì COVID-19 càng tăng; Mỹ có cách đối phó với dịch bệnh rất tệ so với các
nước ở Tây Âu và đang chính trị hóa các vấn đề; nếu mọi thứ diễn tiến hoàn toàn
tốt đẹp, vaccine vẫn không thể dùng đại trà được vào Tháng Giêng, 2021…
Đó là một số trong nhiều
ý kiến được các chuyên gia là giáo sư y khoa của đại học University of
California, San Francisco; giáo sư đại học Stanford University; và giáo sư y tế
toàn cầu của Đại Học Harvard nêu ra tại cuộc hội thảo trên mạng do Tổ Chức Dịch
Vụ Truyền Thông Thiểu Số (Ethnic Media Services) thực hiện hôm Thứ Sáu, 14
Tháng Tám.
Chủ đề chính của buổi hội
thảo nói về những gì chúng ta đã biết về COVID-19, và những gì cần biết bảy
tháng sau khi đại dịch bùng phát cách đây bảy tháng.
Buổi hội thảo còn nói về
tiến trình chế tạo, phân phối vaccine và các cách điều trị có hiệu quả nhất.
Không chỉ vậy, các chuyên gia còn thảo luận tại sao Hoa Kỳ không chận đứng được sự lan truyền của đại
dịch.
Bà Sandy Close, giám đốc của Ethnic Media Services, nói lời mở đầu: “Hôm nay chúng ta
thảo luận về những thông tin khoa học liên quan đến đại dịch, thảo luận về những
gì cần biết như vaccine và những cách làm chậm sự lan truyền của virus.”
Số người nhiễm và người chết
vì COVID-19 tại Mỹ càng tăng
Diễn giả đầu
tiên là Tiến Sĩ Tùng Nguyễn,
giáo sư y khoa của đại học University of California, San Francisco, và giám đốc
Trung Tâm Nghiên Cứu Y Khoa Á Mỹ.
Tiến Sĩ Tùng phát biểu: “Hiện nay, thế giới có khoảng 750,000 người chết vì
COVID-19 và đây là một con số rất đáng sợ. Hoa Kỳ đang có khoảng 5.3 triệu người
nhiễm và 165,000 người chết. Trong vòng tám tuần trước, chúng ta có khoảng 3
triệu người nhiễm, và bây giờ tăng hơn 50%, lên 5.3 triệu người. Trong vòng hai
tuần vừa qua, số người chết vì COVID-19 tăng lên 11.6%.”
Ông còn cho hay Trung Tâm
Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC) đưa ra báo cáo hôm 14 Tháng Tám, cho thấy trong
hai tuần đầu của Tháng Sáu, 79 quận hạt của Hoa Kỳ được coi là “điểm nóng” của
COVID-19.
Tuy nhiên, tiến sĩ nói có
đến 205 quận hạt là “điểm nóng.” Các quận hạt này thuộc 33 tiểu bang và có dân
số tổng cộng 93 triệu người, nhưng chỉ có 79 quận hạt trong báo cáo của CDC có
đủ thông số liên quan đến sắc dân.
Theo ông, đại dịch
COVID-19 còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của nhiều người. Trong vài tháng
vừa qua, số người báo cáo họ có suy nghĩ về chuyện tự tử tăng nhiều so với bình
thường, và người gốc Phi Châu, gốc Latino có suy nghĩ đó nhiều hơn.
Tiến Sĩ Tùng còn bày tỏ
suy nghĩ về các phát biểu của Tổng Thống Donald Trump khi tổng thống nói rằng
trẻ em gần như miễn nhiễm COVID-19 và thuốc hydroxychloroquine: “Tôi từng nói nhiều lần, các phát
biểu của tổng thống về hydroxychloroquine là phản khoa học. Là một
bác sĩ, tôi còn thấy đó là cách điều trị không đúng. Không chỉ vậy, nếu dựa
theo các nghiên cứu khoa học, các phát biểu của ông ấy về khẩu trang không giúp giảm COVID-19 lan
truyền là sai.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/08/DP-hoi-thao-khoa-hoc-COVID-3-1536x1043.jpg
Hàng trên, từ trái, bà Sandy Close, giám đốc
Ethnic Media Services, và Tiến
Sĩ Tùng Nguyễn. Hàng dưới, từ trái, Tiến Sĩ Nirav Shah và Tiến Sĩ Ashish Jha. (Hình chụp từ màn hình
hội thảo trên Zoom)
Không nên dùng đại
trà vaccine vào Tháng Giêng, 2021
Diễn giả thứ
hai là Tiến Sĩ Nirav R. Shah của đại học Stanford University, và ông thảo luận về vấn đề thử nghiệm,
cũng như phân phối vaccine.
Ông nói: “Một loại
vaccine được thử nghiệm bình thường chắc chắn sẽ có tác dụng phụ, sẽ khó sử dụng,
và độ hiệu quả chưa bảo đảm được, phải sáu tháng hay chín tháng mới chắc được.
Các vaccine được thử nghiệm gần đây chỉ thử trên vài chục người, nhưng họ đều
là những thiện nguyện viên trẻ tuổi, khỏe mạnh. Những người thử vaccine của
Moderna phải chích đến hai liều và bị nhiều tác dụng phụ. Nếu thử trên 30,000
người, có những người không khỏe mạnh thì tác dụng phụ sẽ ra sao. Vì vậy, chúng
ta phải tìm cách bảo vệ những người đó trước.”
Tiến Sĩ Shah còn cho rằng
nếu mọi thứ diễn tiến hoàn toàn tốt đẹp, vaccine vẫn không thể dùng đại trà được
vào Tháng Giêng, 2021, mà phải thêm ít nhất sáu tháng nữa mới hoàn thiện được.
Sau đó, ông nói về hai
cách chính ngăn chận dịch bệnh là làm theo cách chận đứng hoàn toàn như New
Zealand và Đài Loan thực hiện, hay làm theo cách miễn nhiễm cộng đồng như Thụy
Điển và Brazil.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/08/DP-hoi-thao-khoa-hoc-COVID-1.jpg
Hình các cách cách ly hiệu
quả để trống của Tiến Sĩ Nirav Shah. (Hình: Ethnic Media Services cung cấp)
Ông cho hay miễn nhiễm cộng
đồng tuy vẫn cho kinh tế hoạt động bình thường, nhưng có nhiều hậu quả nghiêm
trọng vì có rất nhiều người chết. Trong khi đó, những nước chịu cảnh người dân
mất việc làm để chận đứng dịch bệnh hoàn toàn đang rất thành công.
“Điều này tạo ra một suy
nghĩ sai lệch là mọi người có thể chọn giữa công việc hay mạng sống. ‘Miễn nhiễm cộng đồng,’ chỉ là
cách nói hoa mỹ cho việc không muốn chận đứng virus,” Tiến Sĩ Shah nói.
Tiến Sĩ Shah đưa ra nhiều
hành ảnh thuyết trình về quá trình xét nghiệm bệnh nhân, các cách điều trị và
các loại vaccine, nhưng ông để trống hình những cách cách ly hiệu quả nhất vì
không có.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/08/DP-hoi-thao-khoa-hoc-COVID-4.jpg
Các loại vaccine
đang được thử nghiệm. (Hình: Ethnic Media Services cung cấp)
Hoa Kỳ có cách đối
phó với dịch bệnh rất tệ
Diễn giả cuối cùng là Tiến
Sĩ Ashish Jha, giáo sư y tế toàn cầu của Đại Học Harvard.
Đầu tiên,
ông cho rằng Hoa Kỳ có cách đối phó với dịch bệnh rất tệ so với các nước ở Tây
Âu. Ông cho biết 1/3 Hoa
Kỳ đang làm theo cách của Âu Châu là đóng cửa “mạnh tay,” và làm giảm số
người bị nhiễm xuống nhiều.
Điểm thứ hai mà ông muốn nói là các nhà lập pháp Hoa Kỳ
không dựa vào các thông số khoa học để đối phó với dịch bệnh.
Điểm thứ ba, theo ông, là một quốc gia không cần phải lớn
mạnh, giàu có để có thể đối phó hiệu quả với dịch bệnh.
“Việt Nam đang làm rất tốt trong việc chận đứng dịch
bệnh. Cách đây vài tuần, họ không có ai chết. Bây giờ, họ có một số người chết,
nhưng rất ít so với Hoa Kỳ. Vậy Việt Nam có những cách chữa trị đặc biệt gì mà
Hoa Kỳ không có? Câu trả lời là không. Điểm khác biệt là họ chận đứng đại dịch
mạnh hơn. Họ đóng cửa biên giới với Trung Quốc sớm, khám sức khỏe cho những người
nhập cảnh và tìm các nguồn tiếp xúc với dịch bệnh rất tốt,” Tiến Sĩ Jha cho biết.
Theo ông, cách đối phó của
Việt Nam khác với những nước lớn mạnh hơn, và không có cách đối phó nào là hoàn
toàn đúng.
Ông nói: “Hoa Kỳ đang đối
phó nửa vời với dịch bệnh, đang chính trị hóa các vấn đề khoa học như đeo khẩu
trang và đưa ra các luật lệ không dựa theo khoa học.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/08/DP-hoi-thao-khoa-hoc-COVID-5.jpg
Bản đồ độ nguy hiểm của
COVID-19 ở Hoa Kỳ. Đỏ: Dịch bệnh đang
bùng phát; Cam: Có nguy cơ bùng phát; Vàng: Dịch
bệnh đang lan truyền chậm; Xanh: Đang trên đà chận đứng được.
(Hình: Ethnic Media Services cung cấp)
Cuối cùng, các diễn giả
bày tỏ suy nghĩ của mình về tương lai trong đại dịch này.
Tiến Sĩ Shah cho rằng cuộc
sống sẽ không trở lại bình trường như trước đại dịch sớm được, và cho rằng các
quốc gia phải bảo vệ nhân viên “tất yếu” nhiều hơn.
Tiến Sĩ Jha cho hay ông
đang lạc quan về tiến triển của vaccine, nhưng cho rằng cuộc sống sẽ rất khác
sau đại dịch. Ông cũng cho rằng trẻ em có thể trở lại trường học tương đối an toàn vào mùa Thu, 2021.
Tiến Sĩ Tùng nhận định
mùa cúm sắp đến và hệ thống y tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Ông còn kêu gọi cư dân
phải tự tìm cách để phân biệt được thông tin nào là đúng và thông tin nào là
sai lệch trên mạng xã hội. (Thiện Lê) [qd]
—–
Liên lạc tác giả: le.thien@nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment