.
BBC Tiếng Việt
.
Hoài Đông
.
.
================================
21/04/2020
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/4 nói rằng họ vừa
“giao thiệp nghiêm khắc” để đáp trả điều mà họ gọi là “Việt Nam tuyên bố chủ
quyền một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Nam [tức Biển Đông]”, theo tin của
Reuters và The Beijing News.
Tin cho hay ông Cảnh Sảng,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng
kể từ cuối tháng 3 vừa qua, Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc
đã gửi một số công hàm tới Tổng Thư ký LHQ, “liên tục tuyên bố chủ quyền một
cách bất hợp pháp” tại Biển Đông, cũng như “cố phủ nhận” chủ quyền và các quyền
của Trung Quốc ở vùng biển này.
“Trung Quốc kiên quyết phản
đối điều đó và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam”, ông Cảnh Sảng tuyên bố,
vẫn theo tin của Reuters và The Beijing News.
Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc tiếp đến nhấn mạnh rằng bất kỳ nước nào cố phủ nhận chủ quyền
và quyền chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông dưới bất kỳ hình thức nào đều là
“vô hiệu” và “chắc chắn sẽ thất bại”, bản tin của Reuters và The Beijing News
cho biết.
“Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo
vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải [tức
Biển Đông]”, ông Cảnh Sảng nói.
Theo quan sát của VOA,
cho đến khi bản tin này được đăng, phía Việt Nam chưa đưa ra phản ứng chính thức
nào về tuyên bố mới nhất của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Các tàu cảnh sát biển
VN và TQ vờn nhau ở Biển Đông hồi tháng 5/2014
Trước đó, như VOA đã đưa
tin, Việt Nam đã phản đối những nỗ lực bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển
tranh chấp, bao gồm cả việc gửi tuyên bố chủ quyền đến LHQ.
Một số nhà phân tích và
quan sát nhận định với VOA rằng cụm từ “mọi biện pháp cần thiết” trong
tuyên bố hôm 21/4 của phía Trung Quốc là rất đáng lưu ý vì nó có hàm ý đe dọa,
cũng như không loại trừ việc Trung Quốc tiến tới sử dụng biện pháp quân sự.
Đây là lần thứ hai chỉ
trong vòng 4 ngày, Trung Quốc nói bóng gió đến việc sử dụng vũ lực, theo thạc
sĩ luật Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông.
Ông Việt nhắc đến công
hàm hôm 17/4 của Trung Quốc gửi đến Tổng Thư ký LHQ để phản đối Việt Nam, trong
đó có đoạn: “Trung Quốc kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng và
phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp
pháp” ở quần đảo Trường Sa.
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt
nhận định với VOA về những tín hiệu liên tiếp phát đi từ Trung Quốc trong ít
ngày qua:
“Rất có khả năng là lúc này, Trung Quốc có thể sẽ có
hành động mạnh tay hơn ở khu vực Biển Đông”.
Đối sách của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, theo ông Hoàng Việt, là “phải giữ vững được thực địa”
kết hợp với các biện pháp ngoại giao, hòa bình. Ông nói thêm với VOA:
“Việt Nam đang chiếm giữ, kiểm soát tất cả là 21 cấu
trúc ở Trường Sa, cũng như các giàn ĐK, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của
Việt Nam, thì Việt Nam phải kiên quyết giữ vững được. Nếu không giữ vững được
thì có thể bị đe dọa rất là lớn. Việt Nam cần tiếp tục gửi công hàm, và Việt
Nam phải vận động các quốc gia trực tiếp liên quan như Malaysia, Philippines
cũng phải gửi công hàm lên tiếng cho trường hợp này”.
Một điểm trú đóng của
Việt Nam ở quần đảo Trường Sa (ảnh tư liệu, tháng 4/2010)
Trên bình diện rộng hơn,
ông Việt, thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt
Nam, đề xuất Việt Nam tận
dụng vị thế chủ tịch đương nhiệm của khối các nước Đông Nam Á (ASEAN) để làm việc
cùng các thành viên và đưa ra một tuyên bố chung. Thêm vào đó, Việt Nam cần kêu
gọi sự lên tiếng của các nước khác trong cộng đồng quốc tế, vẫn theo lời
thạc sĩ Hoàng Việt.
Biện pháp thứ tư trong số các đối sách là Việt Nam
khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, nếu cần thiết, ông Hoàng Việt nói với VOA.
Trong bối cảnh tình hình
mỗi lúc một căng thẳng thêm, nhà nghiên cứu này cảnh báo rằng Việt Nam cần giữ
bình tĩnh trước các hành vi khiêu khích, hay còn gọi là “dưới ngưỡng chiến
tranh”, của Trung Quốc:
“Có những phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ bao vây,
chặn các đường tiếp tế của phía Việt Nam đến các đảo ở khu vực Trường Sa hoặc
các dàn ĐK. Đấy là những việc Việt Nam phải tính đến, làm sao vừa bảo vệ được
mình mà không mắc bẫy của Trung Quốc vào chuyện nổ súng trước hoặc khiêu khích
Trung Quốc, để Trung Quốc tạo cớ”.
Về nguyên nhân Trung Quốc
trở nên hung hăng hơn trong giai đoạn hiện nay, ông Hoàng Việt, thành viên Ban
Nghiên cứu luật Biển, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nhận định với VOA rằng
nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, có thể đã và đang gặp những
thách thức chính trị nội bộ trong bối cảnh kinh tế năm qua sụt giảm vì thương
chiến với Mỹ, nên ông Tập muốn hướng sự chú ý ra bên ngoài, đặc biệt nhắm đến
Biển Đông.
Bên cạnh đó, vẫn theo thạc
sĩ Hoàng Việt, tình hình quốc tế hiện cũng đang có thuận lợi cho Trung Quốc
theo đuổi các mục đích của họ ở Biển Đông, khi các nước bận rộn đối phó với dịch
Covid-19, trong đó, Hải quân Mỹ đang tạm thời suy giảm sức mạnh vì hai tàu sân
bay có nhiều thủy thủ bị nhiễm bệnh, phải dừng hoạt động.
-------------------------------------------
.
BBC
Tiếng Việt
21/04/2020
Người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng xác
nhận nước này vừa gửi thư cho Liên Hiệp Quốc phản bác Việt Nam, tái khẳng định
chủ quyền biển đảo.
Ở họp báo hôm 21/4, ông Cảnh
Sảng nói phái đoàn Trung Quốc ở LHQ hôm thứ Sáu tuần trước đã gửi công hàm ngoại
giao cho Tổng thư ký Antonio Guterres, nhắc lại chủ quyền.
Công hàm hôm 17/4 của
Trung Quốc nói Việt Nam "đưa quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp các
đảo, đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc hòng tạo ra tranh chấp".
Công hàm này nói Bắc Kinh
đã liên tục "phản đối sự xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt
Nam" và yêu cầu Việt Nam "rút tất cả người và phương tiện, thiết bị
ra khỏi các đảo, đá đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp".
Việc này để phản ứng Việt
Nam vào cuối tháng Ba gửi công hàm cho LHQ khẳng định chủ quyền với quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc đặt tên cho hàng chục
đảo, thực thể trên Biển Đông
Mới hôm 19/4, Bộ Dân
chính Trung Quốc công bố "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, bãi đá ngầm
cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông.
Phần lớn số này nằm trong
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc cũng công bố
kinh độ và vĩ độ của các đảo, bãi đá và thực thể.
Việt Nam nói trong những
thực thể này có những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt
Nam khoảng 50 hải lý.
Chỉ một ngày trước, 18/4,
truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đã quyết định thành lập cái gọi là
"quận Tây Sa" và "quận Nam Sa" thuộc "thành phố Tam
Sa".
Đây là "đơn vị hành
chính" mà Trung Quốc đã thành lập vào năm 2012 để quản lý "Tây Sa,
Trung Sa và Nam Sa".
Ngày 19/4, người phát
ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc thông
báo thành lập "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa".
"Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt
Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ
việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên
quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và
không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và
gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới," bà Hằng nói.
Ngày 20/4, từ Bắc Kinh,
người phát ngôn Cảnh Sảng hồi đáp rằng việc nước này thành lập các đơn vị hành
chính là "thuộc chủ quyền".
"Trung Quốc kiên quyết phản đối ngôn từ và hành
động của Việt Nam gây hại cho chủ quyền, lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải," ông Cảnh Sảng nói.
Quay lại buổi họp báo mới
nhất ngày 21/4, trang báo nhà nước CGTN dẫn lời ông Cảnh Sảng:
"Cố gắng của bất kỳ nước nào muốn vi phạm chủ
quyền và lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải và đòi chủ quyền phi pháp sẽ chỉ vô
ích."
Nói với BBC gần đây, các
nhà quan sát Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang có nhiều toan tính quyết đoán
trên Biển Đông.
Từ Khoa Luật, Đại học Quốc
gia TP. Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Hoàng Việt hôm 17/4 bình luận:
"Thực ra Việt Nam cũng có nhiều tham vọng trong
nhiệm kỳ làm chủ tịch luân phiên của Asean, trong đó Việt Nam cũng muốn đẩy mạnh
vai trò, bản lĩnh của mình, cũng như là đang đẩy mạnh quá trình tìm kiếm bản
COC hay Bộ tư cách ứng xử trên Biển Đông.
"Tuy nhiên cái khó là ngay trong dịch Covid-19
này, việc hạn chế gặp gỡ của các bên cũng làm giảm đi rất nhiều vai trò của Việt
Nam trong việc làm chủ tịch, và liệu có sự đồng ý của các quốc gia khác trong
khối này hay không.
"Chính vì vậy, Việt Nam phải thể hiện được bản
lĩnh và vai trò của mình trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, thế nhưng một vấn đề
thứ hai là thách thức đoàn kết trong khối rất lớn, nên vấn đề vẫn còn đang rất
khó khăn."
-----------------------------------------
Hoài
Đông
21/04/2020
21/04/2020
Các lý do dẫn đến sự hung hăng
của Trung Cộng gần đây
Tiếp theo ngôn ngữ với
hàm ý đe doạ của Trung Quốc trong công hàm ngày 17/4/2020. Chiều ngày
21/4/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Cảnh Sảng tiếp tục thể hiện
sự đe doạ khi tuyên bố: ““Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo
vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải (tức
Biển Đông).”
Hiện nay, có một số lý do
khiến Trung Cộng gia tăng các hành động hung hăng, hiếu chiến trên biển Đông.
Thứ nhất, đó là việc Hải quân Trung Quốc (PLA) đang tăng cường sức mạnh, trong
đó có việc đưa vào vận hành 2 tàu sân bay (Liêu Ninh và Sơn Đông) và tiến hành
các hoạt động gần hơn với eo biển Đài Loan và Philippines, đe dọa Indonesia
cũng như Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Dường như, Trung Cộng đang mở rộng việc xác
lập vùng ngoại vi của “đường 9 đoạn”, nay bao gồm cả các khu vực không có tranh
chấp như Bãi Tư Chính của Việt Nam và khu vực biển Natuna của Indonesia. Trung
Cộng cũng đang điều tàu đến biển Hoa Đông, với hàm ý rằng, trong bối cảnh đại dịch
COVID-19, các hành động như vậy sẽ giúp đánh lạc hướng chú ý của quốc tế và né
tránh các cáo buộc trên thế giới về việc Bắc Kinh thiếu trách nhiệm đối với
toàn cầu.
Thứ hai, đại dịch
COVID-19 đã đặt ra những nghi ngờ nghiêm trọng về cam kết của Trung Quốc với tư
cách là một quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ và thái độ thiếu minh bạch
của nước này trong các tuyên bố về dịch bệnh, bao gồm cả con số thương vong. Biển
Đông và các vụ thử tên lửa của Triều Tiên mang lại cho Trung Quốc cái cớ để
đánh lạc hướng chú ý cũng như làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Cộng, đặc
biệt khi Chủ tịch Tập Cận Bình đang phải đối mặt với sự bất mãn lớn ở trong nước.
Thế giới cần phải
làm gì
Ngoài việc bàn thảo, cộng
đồng quốc tế cần phải đưa ra một tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ hành vi của Trung
Quốc. Về phía các quốc gia trong khu vực và đối tác đối thoại, các nước này cần
ra một tuyên bố thống nhất chỉ trích gay gắt những nỗ lực của Trung Quốc nhằm
phá vỡ trật tự khu vực ở Biển Đông. Các quốc gia nhóm “Bộ tứ” (The Quad)
bao gồm Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ phải tiến hành các hoạt động giám sát
hàng hải chung định kỳ và thậm chí một cuộc đối đầu với Trung Quốc sẽ là bài học
lớn giúp cho vùng biển bình yên.
Việt Nam phải làm gì?
Một chuyên gia của Ấn Độ
cho rằng, cho đến bây giờ, Việt Nam phải hiểu rằng thực tiễn và động lực toàn cầu
đã thay đổi qua thời gian và việc xác định Mỹ là kẻ thù lâu dài sẽ không có lợi
cho các lợi ích chiến lược của Hà Nội. Việt Nam cần ký thỏa thuận an ninh và đối
tác chiến lược với Mỹ. Có thể áp dụng theo mô hình quan hệ đối tác chiến lược
toàn cầu Ấn Độ-Nhật Bản và tuyên bố chung về hợp tác an ninh. Chuyến thăm của
tàu sân bay USS Roosevelt của Mỹ không được hoan nghênh trong cộng đồng chiến
lược Trung Quốc, và Việt Nam phải tích cực để tàu của các nước đối tác (trừ
Trung Quốc) ghé thăm cảng của mình.
Ngoài ra, Việt Nam cần
đưa nội dung vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị Bộ trưởng
Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) vào cuối năm nay, và tất cả các bên cần phải
tìm kiếm một Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) ràng buộc về mặt pháp lý.
Với tư cách là Chủ tịch
ASEAN, Việt Nam cần thực hiện cách tiếp cận 5 bước để giải quyết vấn đề.
Thứ nhất, thể chế hóa một ủy ban có quyền lực cao để xúc tiến và xây dựng đồng
thuận về dự thảo COC trong ASEAN trên cơ sở ưu tiên. Các nguyên thủ, thủ tướng
chính phủ có thể tham gia vào ủy ban này để có được sự chấp nhận chính trị và
tăng cường lòng tin giữa các quốc gia đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.
Thứ hai, Việt Nam phải thực hiện các sáng kiến 3 bên với các đối tác đối thoại
và các bên đòi chủ quyền khác để khảo sát thủy văn và lập bản đồ đáy đại dương.
Các đối tác đối thoại ASEAN (trừ Trung Quốc) bị ảnh hưởng gián tiếp vì các chiến
thuật của Trung Quốc.
Thứ ba, Việt Nam phải tạo ra một Quy trình hoạt động tiêu chuẩn (Standard
operating procedure - SOP) giữa các quốc gia ASEAN và đưa ra tuyên bố
duy trì hiện trạng.
Thứ tư, cần xây dựng Hiệp ước thân thiện và hợp tác liên quan đến Biển Đông.
Có thể đặt tên cho thỏa thuận này là “Khu vực hòa bình, tự do và đi qua vô hại”.
Thỏa thuận cần được ký kết bởi tất cả các đối tác đối thoại và trên cơ sở đảm bảo
quyền tự do hải hành trên khu vực biển này.
Thứ 5, Việt Nam phải kêu gọi cộng đồng quốc tế ưu tiên giải quyết tranh chấp ở
Biển Đông, bởi điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với an ninh biển và
thúc đẩy thương mại trong khu vực.
-----------------------------------------------
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự
Do
No comments:
Post a Comment