Monday, 6 April 2020

QUYẾT TÂM CỦA ĐẤT NƯỚC CHỐNG VIRUS CORONA LÀ ĐỐI SÁCH HỮU HIỆU (Francis Fukuyama - The Atlantic)





Đỗ Kim Thêm dịch
07/04/2020

Lời người dịch: Bằng khảo hướng lịch sử, Francis Fukuyama cho rằng dân chúng Mỹ không tin vào khả năng lãnh đạo của Tổng Thống Donald Trump và hệ thống chính trị. Vì nhận định quyết tâm của đất nước trong cơn dịch bệnh virus corona là một đối sách hữu hiệu, còn phân chia biện pháp theo quan điểm thể chế độc tải hay dân chủ không là yếu tố quyết định, nên tác giả bi quan về triển vọng giải quyết hiện nay của Mỹ.

Các số liệu thống kê cho thấy, sự thành công ở Vũ Hán là không thể tin tưởng. Các chuyên gia thống kê cho rằng, không phải tất cả các trường hợp nhiễm đều được ghi nhận, vì họ không đủ khả năng làm việc này. Chính quyền không thể lường đoán mọi diễn biến và phân biệt được ảnh hưởng của việc phong toả thành phố và cô lập xã hội đến việc phát triển lây lan của những người bị nhiễm. Số trường hợp giảm lây lan không liên quan đến các biện pháp của chính quyền.

Nghiên cứu của Christopher Dye, thuộc Đại học Oxford, cho biết là các biện pháp kiểm soát gắt gao của Trung Quốc dường như tỏ ra hữu hiệu. Trong 50 ngày bùng phát đầu tiên, nếu không phong tỏa Vũ Hán, có lẽ đã có thêm 700.000 ca nhiễm virus corona.

Một ý kiến cho rằng, trong một diễn biến bình thường, thì hơn 700.000 người ở Vũ Hán sẽ nhiễm, tại sao trên thực tế, chỉ có 75.000 ca được tính.

Một thí dụ khác là Ý có 115.000 ca nhiễm và gần 14.000 ca tử vong, trong khi Trung Quốc chỉ có 3.300 ca tử vong với 82.000 ca nhiễm.

Francis Fukuyama không chứng minh được là tại sao dân chúng có niềm tin vào giới lãnh đạo độc tài trong lúc đất nước lâm nguy. Các bất ổn xã hội triền miên là một phản ảnh thực tế. Vì không có các số liệu do cơ quan thăm dò dư luận và truyền thông độc lập cung cấp như tại Hoa Kỳ, nên suy đoán của tác giả cần minh chứng thêm.

Do dó, còn quá sớm để kết luận, quyết tâm của Trung Quốc tại Vũ Hán là đối sách hữu hiệu. Việc lạm dụng tình trạng khẩn trương của đất nước để duy trì quyền lực độc tài xảy ra thường xuyên ở Trung Quốc, Việt Nam, và mới nhất là tại Hungary.

***

Hiện nay, khi đại dịch virus corona đang càn quét thế giới đã được xác định là xuất phát ở Trung Quốc hồi tháng Giêng, nhiều người lập luận rằng, hệ thống độc đoán của Trung Quốc đã ngăn chặn luồng thông tin về mức độ nghiêm trọng của tình hình. Trường hợp của Lý Văn Lượng, một bác sĩ đã bị trừng phạt vì tung tin ra quá sớm và sau đó đã chết vì căn bệnh này, được coi là biểu tượng của sự rối loạn chức năng trong độc đoán.

Tình hình hiện nay có vẻ như ít hồng thắm hơn cho chính phủ dân chủ. Châu Âu hiện phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật lớn. Riêng tại Ý, số người chết đã cao hơn so với Trung Quốc trong các báo cáo chính thức, mặc dù Ý có dân số bằng một phần hai mươi của Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra rằng, các nhà lãnh đạo của nhiều nền dân chủ cảm thấy bị áp lực tương tự để hạ thấp những nguy cơ của dịch bệnh, cho dù để tránh làm tổn thương nền kinh tế hoặc để bảo vệ lợi ích cá nhân.

Điều này không chỉ đúng cho với Jair Bolsonaro của Brazil hay Lopez Obrador của Mexico, mà còn đối với Tổng thống Donald Trump. Cho đến giữa tháng Ba, Trump vẫn khăng khăng cho rằng Hoa Kỳ đã kiểm soát được dịch bệnh và nó sẽ sớm biến mất. Điều này giải thích tại sao Hoa Kỳ mất hai tháng để chuẩn bị cho cuộc tấn công dữ dội, tạo ra sự thiếu hụt dai dẳng các bộ dụng cụ xét nghiệm và vật tư y tế. Trong khi đó, Trung Quốc đang báo cáo là các ca nhiễm mới đang chững lại. Các sinh viên Trung Quốc ở Anh cho biết, họ rất ngạc nhiên về phương cách lỏng lẻo do Boris Johnson thực hiện.

Khi đại dịch suy giảm, tôi nghi ngờ rằng chúng ta sẽ phải loại bỏ các suy luận mang tính lưỡng phân đơn giản. Đường lối phân chia chính qua cách ứng phó hiệu quả trong khủng hoảng sẽ không dựa trên một bên là chế độ chuyên chế và bên kia là dân chủ. Đúng ra là, một số chế độ chuyên chế sẽ có thành quả cao, và một số có kết quả thảm hại. Về kết quả giữa các nền dân chủ sẽ có điểm tương đồng, mặc dù có thể nhỏ hơn. Yếu tố quyết định quan trọng cho thành quả hoạt động sẽ không phải dựa theo loại chế độ, mà là năng lực của đất nước và trên hết là niềm tin nơi chính phủ.

Tất cả các hệ thống chính trị cần ủy nhiệm thẩm quyền chuyên quyết cho các ngành hành pháp, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng. Không có bộ luật hoặc quy tắc nào có sẵn trước có thể lường được tất cả các tình huống mới lạ và thay đổi nhanh chóng mà các quốc gia sẽ phải đối phó. Năng lực của dân chúng là đứng hàng đầu, và phán đoán của họ xác định xem kết quả là tốt hay xấu.

Trong việc ủy quyền đó cho hành pháp, niềm tin là vấn đề quan trọng nhất, nó sẽ quyết định số phận của xã hội. Trong một nền dân chủ không kém gì chế độ độc tài, dân chúng phải tin rằng, giới hành pháp biết những gì họ đang làm. Thật không may, ở Mỹ ngày nay, niềm tin là những gì còn thiếu sót.

Đó là một quan niệm sai lầm khá phổ biến, cho rằng các nền dân chủ tự do phải có các chính phủ yếu, đó là chuyện tất yếu, vì họ phải tôn trọng sự lựa chọn của dân chúng và thủ tục pháp lý. Tất cả các chính phủ hiện nay đã phát triển một cơ quan hành pháp đầy quyền lực, bởi vì không có xã hội nào có thể tồn tại mà không có cơ quan này. Các chính phủ cần một nhà nước hiện đại, mạnh mẽ, hiệu quả, có thể tập trung và triển khai quyền lực khi cần thiết để bảo vệ cộng đồng, giữ trật tự công cộng và cung cấp các dịch vụ công cộng thiết yếu.

Điều khác biệt giữa một nền dân chủ tự do với một chế độ độc đoán là nó cân bằng quyền lực nhà nước với các thể chế có tính cưỡng hành, đó là do tinh thần trọng pháp và trách nhiệm giải trình theo thể thức dân chủ. Điểm chính xác cho sự quân bình giữa thể chế, ngành hành pháp và các thể chế cưỡng hành, các tòa án và cơ quan lập pháp, nó khác nhau từ nền dân chủ này sang nền dân chủ khác và cũng khác nhau theo thời gian.

Nếu so với bất kỳ nền dân chủ tự do nào khác, ở Hoa Kỳ, điều này đúng không kém gì, mặc dù nó có một nền văn hóa chính trị gây ra sự mất lòng tin mãnh liệt đối với quyền lực nhà nước tập trung và hệ thống luật pháp và dân chủ có tính cách linh thiêng thần thánh hoá. Hiến pháp Hoa Kỳ được viết hình thành trong bối cảnh về sự yếu kém của các Điều khoản về Liên bang. Trong bài viết về Liên bang số 70, Alexander Hamilton, một người ủng hộ nhiệt tình cho những gì mà ông gọi là năng lực của cơ quan hành pháp, ông hiểu rõ sự cần thiết của những cưỡng chế pháp lý và dân chủ mạnh mẽ đối với quyền hành pháp.

Nhưng Hamilton cũng lập luận rằng, cả Tòa án và Quốc hội đều không thể hành xử quyền chuyên quyết trong thời điểm đất nước lâm nguy. Những nguy cơ này sẽ phát sinh trong thời chiến hoặc cuộc nổi loạn, nhưng chúng cũng có thể phát sinh từ những nguyên nhân mới lạ, như đại dịch toàn cầu mà chúng ta đang đối mặt. Các loại thẩm quyền được cấp cho cơ quan hành pháp sẽ khác nhau, nó tùy thuộc vào từng hoàn cảnh; những gì xem là phù hợp trong thời bình, không nhất thiết sẽ có ưu thế trong thời chiến hay khủng hoảng.

Do đó, kể từ khi lập hiến, Điều II, Hiến pháp quy định cơ quan hành pháp đã phát huy quyền lực và thẩm quyền qua các thế kỷ. Do các trường hợp khẩn cấp, thí dụ như Nội chiến, hai cuộc Thế Chiến và các cuộc khủng hoảng tài chính năm 1908, 1929 và 2008, sự phát triển này thúc đẩy cho cơ quan hành pháp có hành động mạnh mẽ.

Trong cuộc Nội chiến, Abraham Lincoln đã huy động một đội quân đến triệu người, mặc dù Liên minh có ít hơn 20 triệu dân chúng. Khi được yêu cầu nỗ lực cung cấp cho chiến tranh ở châu Âu, cơ quan đường sắt Mỹ trở nên thét gào trong vô vọng, Woodrow Wilson đã quốc hữu hóa cơ quan này, biến thành doanh nghiệp nhà nước.

Trong Thế chiến thứ hai, Franklin D. Roosevelt đã thực hiện nỗ lực gây chiến thậm chí còn lớn hơn và thông qua Quốc hội trong việc đàm phán đạo luật Lend-Lease. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chuyện chưa từng có trước đây là Cục Dự trữ Liên bang đã được ủy quyền tạo ra hàng trăm tỷ đô la để hỗ trợ cho các định chế tài chính quan trọng có liên hệ đến hệ thống (bao gồm cả một số định chế nước ngoài) với sự giám sát lỏng lẻo của quốc hội.

Do đó, khi cần thiết, Hoa Kỳ có thể tạo ra một số lượng lớn về quyền lực nhà nước. Ở châu Mỹ La tinh, các nhà lập pháp thường trao các quyền lực khẩn cấp cho các tổng thống để họ nắm quyền, và sau đó trở thành những kẻ độc tài.

Ngày nay, chúng ta thấy việc nắm quyền tương tự đang diễn ra ở Hungary và Philippines. Ngược lại, Hoa Kỳ đã có xu hướng trả lại quyền lực cho xã hội một khi tình trạng khẩn cấp không còn. Quân đội đã nhanh chóng giải ngũ vào năm 1865, 1918 và 1945; Wilson đã trả cơ quan đường sắt lại cho tư nhân làm sở hữu sau một vài năm. Sau ngày 9/11, các việc ủy quyền cho cơ quan hành pháp theo Đạo luật Patriot Act đã được lần lượt trao trả.

Vì vậy, mặc dù lúc đầu, nước Mỹ có thể hành động chậm chạp, nhưng một khi tăng tốc, có lẽ nó có thể phù hợp với khả năng của hầu hết các chính phủ độc tài, bao gồm cả Trung Quốc. Thật vậy, người ta có thể lập luận rằng, bởi vì quyền lực ở Hoa Kỳ được hợp pháp hóa một cách dân chủ, quyền lực bền vững hơn thẩm quyền của một chế độ độc tài. Ngoài ra, chính phủ có thể rút ra ý tưởng và thông tin từ dân chúng và xã hội dân sự theo cách mà Trung Quốc không thể. Và đối với tất cả những phân chia thẩm quyền theo chế độ liên bang của Hoa Kỳ, nó cũng tạo ra một thí nghiệm trong 50 tiểu bang cho những ý tưởng mới. Các thống đốc của New York và California sẵn sàng năng động và dứt khoát hơn trong cơn đại dịch nếu so với cách cứng ngắt của chính phủ liên bang.
Để đối phó với các mối đe dọa lan nhanh, một nền dân chủ ủy quyền khẩn cấp cho cơ quan hành pháp. Nhưng sự sẵn lòng ủy quyền và việc sử dụng hiệu quả phụ thuộc vào một điều cao cả, đó là sự tin tưởng rằng cơ quan hành pháp sẽ sử dụng quyền lực đó một cách khôn ngoan và hiệu quả. Và hiện nay, đây là lúc Hoa Kỳ có một vấn đề quan trọng.

Niềm tin được xây dựng trên hai nền tảng. Đầu tiên, người dân phải tin rằng chính phủ có chuyên môn, kiến thức kỹ thuật, năng lực và công bằng để đưa ra những đánh giá tốt nhất khả dụng. Năng lực đơn giản phải là việc chính phủ có đủ số lượng người được đào tạo và kỹ năng phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ được giao phó, từ nhân viên chữa cháy địa phương, cảnh sát và nhân viên y tế, đến giới chức chính quyền đưa ra quyết định quan trọng về các vấn đề như như kiểm dịch và cứu trợ. Niềm tin là thứ mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ nhất định là đã có trong cao độ vào năm 2008. Ben Bernanke, Chủ tịch Cục [Dự trữ Liên bang] là một cựu học giả đã nghiên cứu tương tận về thời Đại Suy thoái kinh tế; Cục được trang bị với một đội ngũ các nhà kinh tế chuyên nghiệp hơn là những người được chỉ định theo chính trị, dương như họ chỉ ủng hộ bạn bè hay thân tộc.

Nền tảng thứ hai là sự tin tưởng vào giới thương tầng của hệ thống phân cấp, có nghĩa là, trong hệ thống của Hoa Kỳ, trong từng các cuộc khủng hoảng, các tổng thống Lincoln, Wilson và Roosevelt hưởng được mức độ tin cậy tối đa. Là các vị tổng thống trong thời chiến, bộ ba này, trong từng con người riêng, họ đã thành công trong việc gây biểu tượng cho cuộc đấu tranh dân tộc. Ban đầu, ngay sau ngày 11 tháng 9, George W. Bush đã làm được điều này, nhưng khi cuộc xâm lược Iraq, ông trở nên tồi tệ, dân chúng bắt đầu đặt vấn đề về các việc trao quyền cho ông thông qua việc lập pháp như trong Đạo lụật Patroit Act.

Ngày nay, Hoa Kỳ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về niềm tin chính trị. Cơ sở của Trump có khoảng 35-40% dân số, họ sẽ ủng hộ cho Trump bất cứ chuyện gì. Trong bốn năm qua, họ được nuôi dưỡng trong những câu chuyện về thuyết âm mưu liên quan đến “nhà nước suy tàn“ và dạy cho họ là không tin chuyên gia khi giới này không tích cực hỗ trợ cho Trump.

Tổng thống Trump tiếp tục chê bai và làm suy yếu các cơ quan mà ông cảm thấy là thù địch: Giới tình báo, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Hội đồng An ninh Quốc gia, thậm chí là Cơ quan Khí quyển và Hải dương học Quốc gia. Trong những năm gần đây, nhiều cơ quan hành chính đã chứng kiến sự suy giảm liên tục của các giới công chức chuyên nghiệp, các vị trí có trách nhiệm quan trọng sẽ trao cho cơ quan và người đứng đầu lo xử lý thường vụ, hoặc các người bạn chính trị của tổng thống như Richard Grenell, Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia. Với một đảng viên 29 tuổi tiến hành một cuộc thanh trừng trong các cơ quan liên bang, chính quyền đã đặt lòng trung thành cá nhân vượt xa khả năng. Dường như Trump đang đối phó với Anthony Fauci, Giám đốc của Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, vì đã bất bình công khai với Trump.

Tất cả đều làm cao trào cho mức độ thách thức đối với nền tảng thứ hai: Tin tưởng nơi tổng thống và giới thân cận. Trong ba năm rưỡi làm tổng thống, Donald Trump chưa bao giờ tìm cách có được nhiều hơn 50% dân trong nước, những người đã không bỏ phiếu cho ông. Trump đã không thực hiện bất kỳ biện pháp đơn giản nào có thể xây dựng niềm tin. Gần đây, khi được một nhà báo hỏi, Trump sẽ nói gì với những người Mỹ sợ hãi, một câu hỏi quá dễ để trả lời, mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác cũng sẽ thể hiện xuất sắc, thay vào đó Trump tiếp tục cáo buộc giận dữ về câu hỏi và nhà báo.

Vì Trump do dự trong việc nghiên cứu đại dịch COVID-19 một cách nghiêm túc, nhiều người bảo thủ đã phủ nhận rằng, chúng ta đang gặp cơn khủng hoảng, và nhấn mạnh rằng, sự hoảng loạn xung quanh virus là kết quả thuộc về âm mưu của Đảng Dân chủ, nhằm đánh bại nhiệm kỳ tổng thống Trump. Chính tổng thống Trump, sau một thời gian ngắn chống chế, đã tự thể hiện mình là một tổng thống “trong thời chiến“, tuyên bố là muốn mở lại đất nước vào dịp lễ Phục sinh. Ông thừa nhận rằng, ngày này được chọn không phải dựa trên bất kỳ lý do về dịch tễ học nào, mà bởi vì đó sẽ là một ngày tươi đẹp cho các nhà thờ có đông người đi. Có lẽ Trump đang nghĩ về cảnh tượng quốc gia trong ngày tạ ơn mà Trump có thể đứng lên xung quanh các cuộc mít tinh mở lại, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến cơ hội tái tranh cử.

Sự mất lòng tin nặng nề mà Trump và chính quyền gây ra cho toàn dân và những người ủng hộ sẽ tạo hậu quả khủng khiếp cho vấn đề chính sách. Đảng Dân chủ đã khăng khăng yêu cầu minh bạch cho việc sử dụng quỹ cứu trợ doanh nghiệp, bao gồm dự luật cứu trợ trị giá 2 ngàn tỷ đô la được thông qua vào thứ Sáu. Khi ký luật này, chính quyền Trump đã khẳng định rằng, sẽ không bị ràng buộc bởi điều khoản này, việc này giống như là Trump đã từ chối sự giám sát của Quốc hội trong các thủ tục về truất phế. Điều này bảo đảm rằng bất kỳ sự hành xử quyền lực khẩn cấp nào trong tương lai để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn các địa phương bị tổn thương nặng nề, sẽ bị nghi ngờ hoặc phải chịu các cáo buộc là có thân tộc với chính quyền, mà cho đến nay, chính quyền vẫn rất vui khi ban thưởng cho những người thân thuộc.

Cuối cùng, tôi không tin rằng, chúng ta sẽ có thể đưa ra kết luận chung về việc chế độ độc tài hay dân chủ có khả năng tốt hơn để sống sót sau cơn đại dịch hay không. Cho đến nay, các nền dân chủ như Hàn Quốc và Đức đã tương đối thành công trong việc xử lý cơn khủng hoảng, ngay cả khi Hoa Kỳ đang thực hiện kém hơn. Điều quan trọng cuối cùng không phải là loại chế độ, mà là liệu người dân có tin tưởng các nhà lãnh đạo hay không, và liệu những nhà lãnh đạo đó có lãnh đạo một nhà nước có thẩm quyền và hiệu quả hay không. Về khía cạnh này, tinh thần theo bộ tộc của nước Mỹ đang ngày càng đào sâu làm cho chúng ta có ít lý do lạc quan.







No comments:

Post a Comment

View My Stats