VietNamNet
17/04/2020 08:31 GMT+7
Tổng thống Mỹ Donald Trump đón niềm vui trong bối cảnh
hàng loạt áp lực tứ bề dồn tới trong bối cảnh cuộc bầu cử ngày càng đến gần.
Tín hiệu tích cực mới
Thị trường chứng khoán (TTCK)
Mỹ đầu giờ sáng 17/4 (giờ Việt Nam) bất ngờ tăng vọt với chỉ số công nghiệp Dow
Jones tương lai tăng thêm 700 điểm (tương đương tăng thêm 3,3%) ngay sau khi
hãng dược phẩm Gilead công bố một loại thuốc mang tên Gilead Sciences cho thấy
có tác dụng tốt trong việc điều trị coronavirus.
Đây là thông tin tốt tiếp theo đối với ông Donald
Trump trong bối cảnh áp lực dồn dập vay quanh vị tống thống thứ 45 của Mỹ này,
từ những số liệu thất nghiệp cao kỷ lục, bán lẻ tụt giảm, giá dầu vẫn xuống dốc
không phanh, nền kinh tế ngưng
trệ cho tới những đòn phản công từ Trung Quốc sau quyết định trừng phạt Tổ chức
Y tế thế giới (WHO).
Trong phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), chứng
khoán Mỹ cũng đã khởi sắc trở lại nhờ một loạt cổ phiếu công nghệ lớn vốn được
hưởng lợi từ quyết định ở nhà của chính phủ (stay-at-home stock) như Amazon và
kênh phim truyện Netflix tiếp tục tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới.
Tính tới 7h45 phút sáng nay 17/4, chỉ số Dow Jones
tương lai tăng thêm 772 điểm lên 24.179 điểm; chỉ số công nghệ Nasdaq và chỉ số
tầm rộng S&P 500 tương lai cũng đều tăng điểm.
Đêm qua (giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones
cũng đã tăng thêm hơn 33 điểm, chỉ số S&P 500 tăng thêm 0,58% lên gần 2.800
điểm, còn chỉ sô Nasdaq Composite tăng gần 1,7% lên 8.532 điểm.
Các cổ phiếu Amazon và Netflix liên tục lập các kỷ lục
cao mới nhờ các đơn đặt hàng tại nhà đã thúc đẩy nhu cầu dịch vụ phát trực tuyến
và giao hàng tận nhà.
Chứng khoán Mỹ tăng trở lại đã giúp ông Donald Trump
giảm bớt áp lực giữa tâm bão đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, vốn đang
nhấn chìm nền kinh tế Mỹ, vùi dập những thành quả trong 3 năm qua của ông chủ
Nhà Trắng.
Đêm qua, Mỹ công bố có thêm hơn 5 triệu người nộp
đơn thất nghiệp, nâng tổng cộng số người thất nghiệp trong vòng 4 tuần gần nhất
lên trên 20 triệu người, tương đương với tỷ lệ thất nghiệp là trên 15%.
Đây là một áp lực rất lớn đối với ông chủ Nhà Trắng.
Đại dịch Covid-19 khiến tất cả mọi thứ đảo chiều, một nền kinh tế Mỹ dưới thời
ông Donald Trump từ trạng thái rất tốt với tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục 50 năm
ngay lập tức chuyển sang tồi tệ hiếm có trong lịch sử.
Một loạt công ty lớn tại Mỹ đã báo cáo những con số ảm
đạm và khởi đầu một mùa báo cáo lợi nhuận đầy đen tối. Doanh số bán lẻ của Mỹ
trong tháng 3 giảm kỷ lục, với mức giảm 8,7%.
Ông Trump nỗ lực, Mỹ sắp mở cửa lại nền kinh
tế
Những nỗ lực “con thoi” cứu thị trường dầu mỏ của tổng
thống Mỹ Donald Trump cũng đang tan thành mây khói khi giá dầu WTI quay đầu giảm,
rớt khỏi mốc 20 USD/thùng và xuống thấp nhất trong hơn 18 năm.
Thành công của ông Trump trong việc kéo nước Nga của
ông Putin và Saudi Arabia của Thái tử Mohammed Bin Salman trở lại bàn đàm phán
và có được một thỏa thuận lịch sử về cắt giảm sản lượng dầu (giảm 9,7 triệu
thùng/ngày) cũng chưa cứu vẫn được tình hình.
Giá dầu WTI đầu giờ sáng 17/4 vẫn ở đáy hơn 18 năm
sau 2 phiên lao dốc mạnh trước đó. Giá dầu WTI không thể tìm thấy hỗ trợ tại mốc
20 USD/thùng do tình trạng dư cung dầu thô trên toàn cầu mà nguyên nhân là do
các nước đóng cửa nền kinh tế trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covdi-19.
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA),
nhu cầu dầu giảm kỷ lục 9,3 triệu thùng/ngày trong năm nay và tiếp tục trượt dốc
ít nhất đến cuối tháng 5/2020.
Hôm 16/4, giá dầu tham chiếu hàng ngày của Tổ chức
Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thậm chí đã giảm xuống mức 17,5 USD/thùng. Đây
là mức giá giá trung bình của 13 thành viên OPEC, trong đó có Congo, Iran,
Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Venezuela.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây chịu áp lực tứ bề,
không chỉ vì số lượng người nhiễm và chết vì thế giới lớn mà còn bị Trung Quốc,
Đảng Dân chủ Mỹ và nhiều nước lên án vì quyết định ngừng đóng góp ngân sách cho
WHO.
Tính tới đầu giờ sáng nay, tại Mỹ đã có 640 ngàn trường
hợp bị nhiễm virus corona, trong đó tử vong gần 31 ngàn người, trong tổng cộng
hơn 2 triệu ca nhiễm và 134 người chết trên toàn thế giới.
Thành phố New York của Mỹ vẫn là tâm dịch với hơn
600 ca chết hôm qua. Thành phố này sẽ kéo dài phong tỏa đến 15/5.
Xem số thống kê mới nhất tại đây :
COVID-19
Coronavirus Pandemic
Những tín hiệu tích cực việc điều chế thuốc chống lại
coronavirus và vaccine đang dấy lên hy vọng cho các nhà đầu tư và cho ông
Donald Trump. Cổ phiếu Gilead đêm qua tăng vọt 14% sau khi STAT news công bố một
bệnh viện ở Chicago đang điều trị các bệnh nhân nhiễm virus corona bằng thuốc
Remdesivir đã hồi phục nhanh chóng cho dù bệnh tình rất nặng.
Dịch Covid-19 vẫn
phức tạp, WHO dự báo tuần tới là quan trong đối với EU vì sắp vượt ngưỡng 1 triệu
người nhiễm.
Những dấu hiệu dịch có thể đã đạt đỉnh theo phân
tích trên đồ thị cũng là yếu tố tích cực và là cơ sở để ông Trump đẩy mạnh nỗ lực
mở cửa lại nền kinh tế, tránh một sự sụp đổ dây chuyền có thể xảy ra bất ổn xã
hội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có phát biểu về kế hoạch
mở cửa lại nước Mỹ. Theo đó, trong giai đoạn đầu, nhiều cơ sở kinh doanh như
nhà hàng, rạp chiếu phim,... có thể hoạt động trở lại cùng với quy định giãn
cách xã hội chặt chẽ.
Trong giai đoạn 2, việc hạn chế đi lại không thiết yếu
có thể được dỡ bỏ và các trường học có thể mở cửa trở lại. Và tới giai đoạn 3,
những người dễ bị tổn hại sức khỏe có thể tái tương tác cộng đồng.
Một số bang có thể mở cửa sớm như North Dakota,
Montana, Wyoming,... Một điểm khác biệt so với tuyên bố trước đó là ông Trump
không giành quyền tối thượng về việc mở cửa kinh tế như tuyên bố vài ngày trước
mà sẽ cho phép các bang tự quyết định nếu cần đóng cửa tiếp. Ông chủ Nhà Trắng
cũng khẳng định Mỹ đã qua đỉnh điểm dịch và tình hình dịch đang dần ổn định.
M.
Hà
VierNamNet
17/04/2020 06:32 GMT+7
Các quyết sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên
quan đến đại dịch Covid-19 đang khiến ông phải hứng chịu một làn sóng chỉ trích
kịch liệt ở trong nước, đặc biệt là từ các thành viên Dân chủ đối lập.
Điều khiến dư luận chú ý nhất mới đây là quyết định
của ông Trump về
việc ngưng đóng góp ngân sách cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tại cuộc họp báo ngày 14/4, nhà lãnh đạo Mỹ tố WHO
không minh bạch về dịch
Covid-19 và thất bại trong chính nhiệm vụ cơ bản của mình nên cần phải
chịu trách nhiệm. Ông lưu ý mỗi năm Mỹ cấp ngân sách cho WHO khoảng 400-500 triệu
USD trong khi Trung Quốc "chỉ đóng góp gần 40 triệu USD".
Bước đi này của ông Trump ngay lập tức nhận được những
phản ứng trái chiều. Trong khi đảng Cộng hòa gọi đó là động thái thích hợp đúng
thời điểm, thì phe Dân chủ cho rằng ông Trump đang cố tìm cách đổ lỗi cho WHO về
những sai lầm của mình trong cuộc chiến chống Covid-19.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, một thành viên Dân
chủ bang California, miêu tả quyết định của ông Trump là "vô cảm".
"Việc Tổng thống ngừng tài trợ cho WHO khi tổ chức này đi đầu trong cuộc
chiến chống đại dịch là vô cảm", Tạp chí National Review trích dẫn thông
báo viết tay của bà Pelosi.
"Chúng ta chỉ có thể chiến thắng đại dịch toàn cầu nhờ một phản ứng
quốc tế được phối hợp, với sự tôn trọng dành cho khoa học và dữ liệu. Nhưng
đáng buồn là ngay từ ngày đầu, Tổng thống đã phớt lờ các chuyên gia y tế toàn cầu,
coi thường khoa học và những người hùng đang chiến đấu ở tuyến đầu, gây nguy hiểm
cho sinh mạng và cuộc sống của người Mỹ và dân chúng trên toàn thế giới".
"Quyết định này thật nguy hiểm, trái phép và sẽ không được thừa nhận",
bà Pelosi viết thêm.
Trong khi đó, lãnh đạo đa số tại Hạ viện Steny Hoyer
- nhân vật Dân chủ số 2 tại Hạ viện Mỹ - mô tả quyết định của ông Trump là
"vô lương tâm". "Động thái
này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của hàng triệu người Mỹ khi mùa cúm ở nam bán
cầu bắt đầu", ông Hoyer bình luận.
Một số chính
trị gia cáo buộc ông Trump đang tìm cách đổi hướng chỉ trích khỏi phản ứng chậm
chạp của ông trước đại dịch Covid-19. Họ cho rằng chủ trương xét nghiệm đưa ra
quá muộn trong khi thủ tục quá phức tạp. Họ cũng chỉ ra, nhiều tuần sau khi đại
dịch Covid-19 bùng phát, Tổng thống Mỹ thường xuyên ca ngợi Bắc Kinh phản ứng
và hạ thấp mối nguy hiểm của dịch bệnh đối với Mỹ.
"Nhà Trắng và các đồng minh đang phối hợp để tìm kiếm các con dê tế
thần cho những sai lầm chết người mà Tổng thống phạm phải trong giai đoạn đầu của
đại dịch", Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy nói.
"Thật mỉa mai khi Tổng thống và các đồng minh hiện tại lại chỉ trích
Trung Quốc hay WHO vì mềm mỏng với Trung Quốc, bởi Tổng thống chính là người bảo
vệ mạnh mẽ cho Trung Quốc trong giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng này".
"Không phải WHO đặt chúng ta vào tình cảnh ngày nay. Chính là do Tổng
thống của chúng ta", ông Murphy khẳng định.
Hồi đầu tháng 4, Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ kiểm soát
đã thành lập một ủy ban chuyên trách giám sát cách xử lý đại dịch của chính phủ
liên bang. Chủ tịch Pelosi bổ nhiệm nghị sĩ Dân chủ James Clyburn dẫn đầu ủy
ban này.
Tuy nhiên, ông Trump nhận được sự ủng hộ của nhiều
thành viên Cộng hòa như Lindsey Graham. Thượng nghị sĩ này viết trên Twitter:
"Ban lãnh đạo WHO đã chứng tỏ không
đủ năng lực... và việc cắt ngân sách của WHO ở thời điểm này là hành động
đúng".
Bản thân Tổng thống đương nhiệm Mỹ đã nhiều lần khen
ngợi cách phản ứng của chính phủ liên bang đối với đại dịch Covid-19. Cách đây
10 ngày (hôm 6/4), ông thậm chí khẳng định tại một cuộc họp báo: "Mọi người
đều kinh ngạc với những gì chúng ta đang làm, và công chúng đang bắt đầu nhận
ra điều đó".
Kể từ khi bùng phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của
Trung Quốc, vào cuối năm 2019, dịch Covid-19 đã lan ra khắp 210 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Theo trang thống kê Worldometers, toàn thế giới hiện có hơn 2 triệu
người nhiễm bệnh và hơn 135.000 người tử vong. Mỹ là nước bị tấn công nặng nề
nhất với hơn 644.000 bệnh nhân và hơn 28.500 ca tử vong tính đến 16h30 ngày
16/4.
--------------------------
XEM LẠI :
No comments:
Post a Comment