RFA
03/04/2020
Trước tình trạng dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lây
lan; trong khi đó khẩu trang y tế khan hiếm, thiếu hụt vì quy định của chính
quyền Việt Nam bắt buộc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng. Qui định này có
hiệu lực từ ngày 16 tháng 3 năm 2020.
Ngoãi nỗ lực của chính quyền yêu cầu các đơn vị gia
tăng sản xuất khẩu trang; chống xuất khẩu lậu khẩu trang… Nhiều người dân trong
và ngoài nước cũng tìm cách hỗ trợ cấp phát miễn phí khẩu trang cho người khác.
Vào đầu tuần qua, Cựu tù nhân chính trị, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và gia
đình ở Hải Phòng, với sự tài trợ của con trai ở Mỹ, có kế hoạch mua 5.000 khẩu
trang để cấp phát miễn phí góp phần nhỏ cùng xã hội chống dịch
viêm phổi cấp Vũ Hán.
Tuy nhiên trong lần phát 2.000 cái khẩu trang đầu
tiên, chính quyền và an ninh địa phương đến can thiệp. Khi vợ chồng nhà văn
Nguyễn Xuân Nghĩa đặt bàn cấp phát trên vỉa hè sát mép đường, mới
phát được khoảng 400 cái thì cả chục công an và cán bộ phường tay
đeo băng đỏ đòi tịch thu.
Cựu tù nhân chính trị, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và
gia đình, trong những ngày qua tham gia phát khẩu trang miễn phí tại Hải Phòng
bị chính quyền gây khó khăn đòi tịch thu số khẩu trang dù được mua từ doanh
nghiệp có đăng ký. Courtesy FB Nguyễn
Xuân Nghĩa
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 4 tháng 4 năm 2020, Nhà
văn Nguyễn Xuân Nghĩa, kể lại việc ông phát khẩu trang từ thiện bị công an
sách nhiễu, đòi đem khẩu trang về phường:
“Trong 30 phút đầu chúng tôi làm trôi chảy, phát được
400 cái khẩu trang. cả chục công an và cán bộ phường kéo đến. Bất ngờ
công an và chính quyền ập đến, 4,5 công an đứng vòng ngoài, 4,5 cán bộ
phường tay đeo băng đỏ hoạnh họe vợ chồng tôi. Họ yêu cầu chúng tôi đưa
tất cả khẩu trang lên UBND phường để UBND phường phát, thì mới hợp lệ và
chính đáng. Chúng tôi không đồng ý, thì họ quay sang yêu cầu thứ 2, đưa khẩu
trang lên UBND phường để UBND phường mời cơ quan chức năng xuống kiểm
tra chất lượng, an toàn vệ sinh phòng chống dịch mới được cấp phát.
Tôi mới nói sao không kiểm tra bao nhiêu cửa hàng quanh đây mà kiểm tra chúng
tôi. Mà hàng khẩu trang này là nhà nước làm, của một cơ sở sản xuất có đăng ký ỡ
Đà Nẵng. Họ không nói gì được lại quay qua nói phát ở đây là cản trở giao
thông.”
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết, trước khi phát
khẩu trang thì ông cũng đã nghĩ sẽ bị gây khó khăn, bởi vì theo ông, đối với những
người bất đồng chính kiến thì chính quyền không muốn cho làm việc từ thiện nào
cả.
Từ
Hải Phòng, ông Trần Nên, một người bạn cùng tham gia
phụ giúp phát khẩu trang với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, xác nhận với RFA hôm
3/4, về những gì mà ông chứng kiến:
“Tôi chơi với ông Nghĩa, ông ấy có nhắn tin cho tôi
là, ông ấy có con bên Mỹ gởi tiền về, mua được 5.000 cái khẩu trang, muốn tặng
cho dân ở phường Quán Trữ. Vì chỉ có hai ông bà nên ông Nghĩa nhắn tôi nếu có rỗi
thì đến giúp ông ấy. Sáng hôm đó tôi đến thì thấy bà ấy và một đứa cháu gái nào
đó đang phát, đứng được vài phút thì tôi thấy dân phòng, công an, những người
trong bộ máy chính quyền, đeo băng đỏ vào đặt vấn đề với ông bà đó là trong việc
phát khẩu trang này là không được phép, chưa được kiểm dịch... phát ở đây là mất
trật tự an ninh đường phố. ”
Ông Trần Nên
cho biết, thật tâm ông thấy, việc ông bà Nguyễn Xuân Nghĩa làm, cũng như hàng
nghìn, hàng vạn người khác đã phát khẩu trang trên toàn quốc là rất tốt. Theo
ông, dù thế nào, kể cả trước kia ông Nghĩa là gì, ông bà ấy làm gì, thì ông Nên
vẫn thấy việc ông bà Nghĩa làm là nhân văn, và ông rất ủng hộ việc làm này của
ông bà Nghĩa.
Cựu tù nhân chính trị, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho
biết thêm, ông cũng như những người bất đồng chính kiến khác, khi kỷ niệm những
chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma, hoặc là biểu tình chống Formosa làm ô nhiễm môi trường
biển các tỉnh miền trung... thì đều bị ngăn cản dữ dội. Ông nói tiếp:
“Lần phát khẩu trang này tôi nghĩ vậy nhưng vẫn làm
vì đó là một việc chính nghĩa. Ngay cả nhà nước cũng hô hào nhân dân góp tiền
góp của để chống dịch bệnh thế tại sao chúng tôi có công, có tiền, có của thế tại
sao chúng tôi lại không làm, góp một phần nhỏ để đồng bào địa phương này có một
phương tiện để phòng chống dịch covid-19, nên chúng tôi quyết định làm.”
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết, khẩu trang mà ông
phát không hình ảnh, chữ viết, không có đưỡng lưỡi bò có hai gạch
chéo... để chính quyền có thể liên hệ đến việc nọ́ việc kia rồi kiếm cớ
sách nhiễu. Tuy nhiên dù vậy, ông vẫn bị công an ngăn cản. Ông Nghĩa và gia
đình cho biết, cảm thấy lòng tốt của con trai ông bà bị phản bội và
cả xã hội đang tìm mọi biện pháp phòng chống dịch viêm phổi cấp bị
phản bội.
Cựu tù nhân chính trị, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và
gia đình, trong những ngày qua tham gia phát khẩu trang miễn phí tại Hải Phòng
bị chính quyền gây khó khăn đòi tịch thu số khẩu trang dù được mua từ doanh
nghiệp có đăng ký. Courtesy FB Nguyễn Xuân Nghĩa
Không chỉ trường hợp Cựu tù nhân chính trị, nhà văn
Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng bị gây khó khăn khi phát khẩu trang miễn phí. Nhiều
người ở nhiều tỉnh thành trên cả nước khi phát khẩu trang miễn phí có in hình
hình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đông cũng bị tịch thu, sách nhiễu, thậm
chí bị bắt nhưng trường hợp Nhạc sĩ Huỳnh Thu Vân...
Khẩu trang No-U được khởi xướng từ bà Ngô Thị Thứ,
hiện sinh sống ở Đà Lạt. Pháp luật Việt Nam hiện không có bất kỳ quy định nào,
về việc cấm phản đối bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Đài Á Châu Tự Do hôm 4 tháng 4 năm 2020, liên lạc
qua tin nhắn bà Ngô Thị Thứ, và được bà cho biết về những trường hợp mới
nhất bị gây khó dễ khi phát khẩu trang miễn phí:
“Mới hôm trước, công an tỉnh Tiền Giang đã tịch thu
132 cái khẩu trang của cô Đoàn Thị Nữ, khi cô đang phát cho các công nhân tai một
khu công nghiệp.
Tôi cho rằng nhà nước không thành thật. Họ không thể
nói không biết vì họ theo dõi facebook mọi người dân thường xuyên. Nếu họ thật
tâm thượng tôn pháp luật, thật tâm chống đường lưỡi bò trên biển của Trung Quốc
thì họ đã trừng trị những cán bộ làm sai.
Nếu người dân quyết liệt bảo vệ thì công an làm sai
phải sợ hãi. Nhưng dân chúng hiền quá, sợ hãi một tai nạn mơ hồ và luôn thấy
chuyện sai này là chuyện nhỏ so với nhiều vấn đề khác cụ thể hơn mà họ phải đối
mặt. Nên họ bỏ cuộc.”
Trước đây, vào ngày 5/2/2020, ông Đỗ Văn Đông,
Phó Cục trưởng Cục quản lý dược thuộc Bộ Y tế khi trả lời báo chí cho biết, bộ
Y tế kêu gọi, khuyến khích khoảng 50.000 -70.000 các nhà
thuốc, các cơ sở bán lẻ trong cả nước cấp phát khẩu trang miễn phí cho người
dân để phòng lây nhiễm nCoV.
Theo vị Phó Cục
trưởng Cục quản lý dược, các nhà thuốc, các cơ sở bán lẻ hãy vì ‘hình ảnh của
nhà thuốc mình, của ngành dược, cùng chung tay với toàn thể các ngành, các cấp.
Tuy nhiên khi người người dân phát khẩu trang miễn phí thì không những không
được khuyến khích mà còn bị sách nhiễu, bắt bớ.
Trả lới Đài Á Châu Tự Do từ Tiền Giang hôm 4 tháng 4
năm 2020, Cô Đoàn Thị Nữ cho biết về việc công an tịch thu khẩu trang từ
thiện của mình:
“Bữa đó chị hẹn với các dân oan xuống ủy ban tỉnh Tiền
Giang, nhưng dân oan Gò Công ít quá, nên không đi. Sẵn chị có đem khẩu trang,
100 cái của chị và 100 cái của cô Hoàng, chị giữ luôn. Chị ghé Khu công nghiệp
Giò Đàng, ở Bình Đức, Mỹ Tho, chị thấy công nhân ở đó ở quê, không có khẩu
trang để mua. Chị bắt đầu cho khẩu trang ở đó, chị cũng không đếm là cho bao
nhiêu. Xong Chị mới ghé cô Nga để cho và cho dân oan, khoảng 1 tiếng sau, công
an thấy công nhân đeo quá tay... mà có hình lưỡi bò gạch chéo. Nó mới chạy lên
bao vây Chị ngay nhà cô Nga ở chợ gạo, nó bắt chị về huyện chợ gạo, hỏi khẩu
trang nguồn gốc ở đâu, rồi lập biên bản tịch thu 132 cái khẩu trang của chị.”
Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ phía chính quyền, nhưng
bà Ngô Thị Thứ, người khởi xướng khẩu trang No-U cho biết, Bà ước mong, sẽ làm
được ít nhất 1 triệu khẩu trang No.U và hy vọng mọi người Việt Nam sẽ mạnh mẽ sử
dụng mỗi ngày.
---------------
Tin, bài liên quan
No comments:
Post a Comment