Cảm xúc này là từ bài điều tra của tờ Phụ Nữ Online. Công bằng mà nói
thì những tờ báo chính thống vẫn có một uy tín nhất định. Họ có tên tuổi, trụ sở
và các mối quan hệ dày đặc trong chính quyền. Nếu bịa đặt thông tin, họ sẽ đổ bể
ngay. Do vậy tôi tin những gì trong bài phóng sự của tờ phunuonline.
Tôi tin Sun Group đang phá hoại môi trường, tôi tin
đại đức Thích Thanh Toàn có những hành vi mất dạy biến thái như bài báo phản
ánh. Hơn bao giờ hết, việc đấu tranh với cái xấu rất cần sự hỗ trợ của công luận,
bởi những kẻ có tiền, có chức, có quyền lực sẽ tìm mọi cách trù dập những tiếng
nói phản ánh sự thật.
Tôi đọc mà trong lòng dội lên cảm xúc ghê tởm, buồn
và có phần tuyệt vọng. Cứ thế này thì tài nguyên đất nước sẽ cạn kiệt, môi trường
bị tàn phá, những gì đẹp đẽ nhất về phong cảnh sẽ thành nham nhở, những gì
thiêng liêng nhất về tâm linh cũng sẽ thành đen tối bẩn thỉu.
Hơn bao giờ hết, những cái tốt đẹp nói chung trong
xã hội đã trở thành những sự việc đơn lẻ, mỏng manh và yếu ớt. Con người Việt
Nam đa phần không quan tâm việc chung của xã hội, đa phần chỉ quan tâm những gì
xảy ra sau cánh cổng, sau cánh cửa nhà mình.
Đa phần chỉ nghĩ rằng rác ngoài ngõ không ảnh hưởng
tới gia đình mình nhưng họ không nhìn thấy rằng khi môi trường ô nhiễm, khi
tham nhũng hoành hành, khi quyền lực có thể bẻ cong luật pháp thì bất cứ lúc
nào, bất cứ người nào trong xã hội cũng có thể trở thành nạn nhân.
Với họ thì những khái niệm tự do, dân chủ, nhân quyền
là xa vời, là không thiết thực và họ sẽ giống như thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, họ
cũng cho việc đấu tranh của những người trẻ Hong Kong là “phá đi nồi cơm của họ”.
Khi trong xã hội không còn gì là thiêng liêng, kẻ
khoác áo thầy cô giáo, sư sãi, quan chức không mang phẩm chất tương xứng thì đấy
là một hiện thực bẽ bàng, tràn lan đạo đức giả, một xã hội toàn sự bẩn thỉu nhơ
nhớp và ô uế, một xã hội không còn chút ánh sáng của cái đẹp, của tâm hồn nhân
ái, một xã hội mà khi cha mẹ nhắm mắt, lòng sẽ còn ngơ ngác lo lắng không biết
tương lai con cháu mình sẽ ra sao.
Người trẻ lớn lên, bước một bước là dò dẫm đề phòng,
không biết vẻ đẹp lộng lẫy của một con người kia thì bên trong là gì. Sự hồn
nhiên tin vào cuộc sống sẽ mỏi mòn và có thể rơi vào tuyệt vọng.
Tôi phì cười khi một bạn hỏi tôi rằng tại sao tôi
toàn viết về những cái xấu của xã hội, một bạn khác trả lời rằng nếu muốn đọc
điều tốt thì cứ vào VTV, các báo nhà nước mà đọc, sẽ thấy đời đẹp đẽ toàn mầu hồng
ngay, có ai bắt bạn vào trang cá nhân đọc đâu.
À, tôi cũng khuyên bạn là nên lắng nghe ông thủ tướng
và ông bộ trưởng 4T phát biểu, bạn sẽ yêu đời ngay. Nào là đầu tầu, mũi nhọn,
cô gái ngủ trong rừng, Venice, Paris, New York…
Nói vậy không có nghĩa là cuộc sống không có vẻ đẹp.
Vẻ đẹp ấy nằm ngay ở cả những nơi đen tối nhất. Ví dụ như tinh thần của nữ
phóng viên tự dấn thân vào hang quỷ, đối mặt với quỷ sứ đội lốt thầy tu chẳng hạn.
Sự dũng cảm ấy là một vẻ đẹp của tinh thần con người.
Cái xấu có đấy nhưng nó là cái nền để tôn lên những
tinh thần đẹp đẽ. Cái đẹp là hiếm hoi nhưng luôn có. Nhưng cứ thế này thì khi
con người Việt Nam nhận ra là phải lên tiếng, phải hành động thì tài nguyên đất
nước đã xơ xác, văn hoá đã suy thoái thành một vũng bùn nhơ nhớp, giống nòi Việt
đã thành một giống yếu hèn và kẻ thù Trung Cộng sẽ lợi dụng điều này. Mà chúng
đã và đang làm thế rồi đấy.
“Iem quan ngại, iem quan ngại, iem phản đối, iem phản
đối… anh rút ra đi, đau em lắm!”
No comments:
Post a Comment