Thứ Hai, 09/09/2019 - 18:27 — canhco
Đã từ lâu hầu như dân chúng không còn tin vào những
phát biểu hay hứa hẹn của bất cứ ông to bà lớn nào trong guồng máy nhà nước, bởi
quá nhiều bài học chứng thực tính nói láo không biết thẹn của hầu như tất cả
các cấp lãnh đạo cộng sản khi phải giải quyết một vụ việc gì đó của người dân.
Nói láo không phải ai muốn là được, bởi khi phát biểu
một lời nói láo lập tức có hai vấn đề buộc người nói phải suy nghĩ chín chắn.
Thứ nhất khi đưa ra một lời hứa phải tự hỏi lấy mình rằng có thể thực hiện được
bao nhiêu phần, nếu chỉ 80% thì tốt nhất đừng nên hứa. Thứ hai, khi phát biểu một
hành động, một hiện tượng chốn đông người phải nhớ là cái số đông ấy sẽ có người
làm chứng cho lời nói thật hay láo của một quan chức và vì vậy nói láo về hành
động hay ý kiến của đám đông là hành vi ngu xuẩn nhất của người nói láo.
Vậy mà đương kim một chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
là ông Nguyễn Đức Chung lại nói láo không hề biết nháy mắt khi xác định rằng
ông ta đã mời người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ cháy của nhà máy bóng
đèn phích nước Rạng Đông đến tham dự cuộc họp ở UBND TP vừa qua. Ở đó, ông đã
nghe họ phát biểu, trực tiếp hỏi người dân nhưng người dân nói “Không có bức
xúc gì”.
Để biết ông Chung có nói láo hay không hãy xem VTV
đưa tin: hàng trăm phụ huynh có con đang học ở các trường tại phường Hạ Đình,
Thanh Xuân, Hà Nội đã xin cho con nghỉ học tạm thời vì chưa biết trường có nằm
trong khu vực an toàn không bởi trước đó đã có những kết luận trái ngược nhau về
nguy cơ ô nhiễm.
Bên cạnh đó báo Thanh Niên cho biết gần 90% hộ dân tại
chung cư 54 Hạ Đình, hơn 40% hộ dân tại chung cư 143 Hạ Đình và hàng loạt hộ
dân, kinh doanh xung quanh Công ty Rạng Đông chuyển đi sau vụ cháy, khiến nơi
đây xuất hiện nhiều "phố ma", "xóm chết".
Chưa hết, báo
Dân Trí có bài phóng sự đăng vào ngày Chúa Nhật 8/9 có tựa rất ấn tượng:
Hàng quán đóng cửa sang nhượng, dân quanh Công ty Rạng Đông thi nhau bán nhà.
Theo bài báo này thì các cửa hàng lớn nhỏ gần khu vực
nhà máy Rạng Đông đã đóng cửa vì khách hàng sợ ô nhiễm chất thủy ngân nên ít có
người dám ăn uống, bên cạnh đó nhiều gia đình đã tự ý dời đi hoặc về quê hay đến
tạm trú với bà con ở một quận khác cách xa nơi xảy ra đám cháy. Có nhiều gia
đình đã treo bảng bán nhà mặc dù trước đó chưa từng có ý định này.
Chừng ấy dữ kiện đủ nói lên tính chất dối trá của
ông Nguyễn Đức Chung trước một việc hiển nhiên đang xảy ra tại nơi ông quản lý.
Ông Chung rõ ràng là có đầy đủ thông tin hơn ai hết khi trực tiếp nói chuyện với
nạn nhân nhưng ông không nói lời thành thật đúng như người dân bức xúc mà ông
đã đánh lừa dư luận bằng thứ ngôn ngữ xảo quyệt của một kẻ đứng đầu một thủ đô
của ngàn năm văn vật.
Câu hỏi đặt ra: tại sao ông Chung phải nói láo như vậy?
Có nhiều cách trả lời nhưng cách chính xác nhất vẫn
xoay chung quanh ý tưởng cũ rích: “bời vì ông là người cộng sản cao cấp”.
Càng cao cấp người cộng sản càng phải nói láo nhuần
nhuyễn hơn, hợp lý hơn và thậm chí trơ trẽn hơn. Họ như những sản phẩm được sản
xuất đồng loạt nên hình thức nói láo giống nhau là chuyện có thể hiểu được.
Nhưng tại sao họ phải nói láo trong khi sự dối trá ấy không giúp gì cho họ
trong việc giải quyết một cuộc khủng hoảng?
Câu trả lời đến từ cương lĩnh “ổn định chính trị” mà
đảng chủ trương đã khiến họ không dám nói thật từ những câu chuyện đáng ra
không thể nói láo. “Người dân không có bức xúc gì” như ông Chung tuyên bố là
cách ổn định lòng dân thô thiển mà người cộng sản nghĩ ra. Họ tạo cho chính họ
và những đồng chí chung quanh tin rằng lời nói láo của họ người dân không biết
và có biết cũng không màng tới. Nói thật về những gì mà người dân bức xúc rất
nguy hiểm cho “ổn định chính trị” và biết đâu từ đó khiến người dân hoang mang
thêm. Vậy là cứ tiếp tục nói láo, tiếp tục xem dân như cỏ rác không đáng nghe lời
nói thật từ quan chức cộng sản.
Lâu dần những lời thiếu tính chân thật ấy khiến họ
tin vào như một sự thật hiển nhiên, một sự thật ai cũng phải thừa nhận. Chằng hạn
như họ không ngại ngùng khi tuyên bố “càng ngày người dân càng tin tưởng vào đảng
hơn” là một mẫu câu được cắt dán vào mọi nơi mọi lúc, khi đảng cần vận động niềm
tin của người dân vào một việc gì đó. Mẫu câu này được các cấp cao nhất lập đi
lập lại không mỏi miệng tuy rằng ai cũng biết chẳng có người dân nào tin vào đảng
cả.
Nói tới Nguyễn Đức Chung người dân Hà Nội tự khắc nhớ
tới những gì ông ta làm tại Đồng Tâm, nơi xảy ra vụ bắt giữ 38 nhân viên nhà nước
trong đó đa số là công an, viên chức huyện, Ban Tuyên Giáo Huyện Ủy Mỹ Đức…. vì
đã xâm phạm vào vùng đất của người dân tại đây. Khi đó với tư cách Chủ tịch
thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung phải về xã Đồng Tâm nói chuyện với người
dân, đưa ra cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân địa
phương về vụ bắt giữ. Tuy nhiên đến ngày 13 tháng 6 năm 2017, Cơ quan Điều Tra
Công an Hà Nội lại ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Đồng Tâm về
hai tội danh ‘bắt giữ người trái pháp luật’ và hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản’.
Cách mà ông Chung nói láo với dân chỉ đem tới tai họa
cho họ chứ chưa bao giờ mang lại lợi lộc hay chí ít là niềm tin cho nạn nhân.
Nói láo là cách mà ông Chung từng làm và từng thành
công, ít nhất là tại Đồng Tâm, khi ông ta giữ khoảng cách im lặng cho người dân
trước bức xúc mà họ chịu đựng khi bị cướp đất. Lần này cũng thế, ông Chung làm
cho dân chúng tin rằng thàm họa thủy ngân không đáng là gì mặc dù các cơ quan
thẩm quyền đã có văn bản chính thức yêu cầu nhà nước có chỉ đạo đối phó một
cách nhanh chóng trước các kết quả tìm được.
Nói láo theo kiểu ông Chung không khác gì cách nói
láo của quận Thanh Xuân vài ngày trước đây, và rồi ra từ những lời nói láo ấy,
lãnh đạo các cấp lớn nhỏ trong hệ thống chính quyền cả nước sẽ áp dụng đại trà
vào cung cách ứng xử của họ đối với những thảm họa môi trường tương tự xảy ra,
từ đó không biết có bao nhiêu người sẽ chết từ những lời nói láo có tính “định
hướng” này.
No comments:
Post a Comment