Hình như cái sự chê cười,
“ném đá”…ở ta, nó cũng theo phong trào hay sao ấy nhỉ?
Từ vụ cái thằng gì tấn
công tình dục cô nữ sinh trong thang máy ở quận Thanh Xuân, đến vụ Linh “nựng”,
trên FB, rồi báo chí cứ ầm ĩ suốt cả mấy tháng. Đến tuần rồi, cái vụ một thằng
say rượu sàm sỡ một cô ở tầng hầm tòa nhà MIPEC bên Long Biên, rồi đánh cả người,
tính chất nghiêm trọng chẳng kém, nhưng chẳng mấy ai nói đến nữa. Vụ việc chìm
nghỉm.
Mà tất cả đều có một
nguyên nhân: Quy định xử phạt các hành vi xâm phạm tình dục như vậy hiện nay chỉ
từ 100 đến 300 ngàn. Như Linh “nựng” là áp lực xã hội lớn lắm nên mới có vụ xử
tù. Chứ về cơ bản các vụ khác, có khi nghiêm trọng không kém đâu, nhưng cũng chỉ
xử bằng tờ 200 k thôi. Nơi phạt họ làm không sai đâu, vì luật quy định thế mà!
Nói chung, mọi sự tệ hại ở
đất nước này, phần nhiều do luật không ra gì mà ra cả. Luật Ban hành văn bản phạm
pháp luật (Luật số 80/2015/QH13) thực ra đã rất rõ về quy trình, trình tự làm
luật. Nhưng hiện nay nhiều quy trình, nhiều bước đã bị bỏ qua. Tuân theo quy
trình là điểm rất quan trọng để đưa ra các dự luật thật sự chặt chẽ, phù hợp với
cuộc sống nhưng có điều người ta lại không làm theo.
Còn thì thực tế, rất nhiều
luật hiện nay soạn thảo, trình duyệt, rồi thảo luận, thông qua…ở Quốc hội đều rất
cẩu thả, nên càng ngày càng xuất hiện nhiều điều khoản mà đến khi thực thi mới
thấy nó dở hơi thậm tệ. Có những văn bản luật ra đời đã phải sửa ngay hoặc đình
chỉ thi hành, là do tình trạng đó.
Ở Quốc hội, ngày xưa,
cách đây độ 3 khóa, thông qua luật là thông qua từng điều khoản một. Tuy mất
khá nhiều thời gian nhưng lại chặt chẽ. Cả bộ luật mà chỉ cần 1 điều đại biểu
không thông qua là phải ách lại. Còn bây giờ, nhiều khi chỉ bỏ phiếu ở một vài
điều được cho là có tranh cãi, còn sau đó thông quả cả luật, làm ào ào, một kỳ
họp thông qua cả đống luật.
Nhưng chính vì thế, hay lọt
những điều khoản cực kỳ giời ơi như kiểu quy định phạt hành vi mua 100 USD của
một ông thợ điện ở Cần Thơ mà phạt tới 90 triệu đồng. Đến lúc phát hiện ra cũng
muộn rồi. Để sửa, lại trình lên, trình xuống, mất hàng năm.
Gần đây còn có những chuyện
mắc cười như quy dịnh buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả
năng của họ có thể bị phạt đến 1 triệu đồng, quy định không được đặt tên doanh
nghiệp trùng tên danh nhân. Nên mới có chuyện, 3 anh em tên là Trần, Hưng, Đạo
nhưng khi xin lập Công ty Cổ phần Trần Hưng Đạo thì bị từ chối. 2 anh em Nguyễn
Ái, Nguyễn Ân ở Cà Mau trước đăng ký Công ty TNHH Ái Ân cũng bị từ chối vì …vi
phạm thuần phong mỹ tục!
Ai là người sẽ chịu trách
nhiệm cho những Văn bản Pháp luật “lỗi nhịp” như vậy? Có vẻ như đang không là
ai cả!
vietnamplus.vn
No comments:
Post a Comment