Minh Anh
– RFI
Đăng ngày 22-09-2019
Hôm
qua, 21/09/2019, Hội Nghị Khí Hậu cho giới trẻ đã chính thức khai mạc. Tại hội
trường Liên Hiệp Quốc, thay vào chỗ của các nhà ngoại giao như thường lệ, là
hơn 500 thanh thiếu niên đến từ 140 quốc gia.
Hội nghị Khí hậu của giới trẻ: Thanh thiếu niên đến
từ 140 quốc gia tại Hội trường Liên Hiệp Quốc. Ảnh ngày 21/09/2019. Stephanie
Keith/Getty
Cuộc họp mở
ra sau cuộc tuần hành của 300.000 người tại Manhattan hôm thứ Sáu 20/09/2019. Trong suốt cuộc họp ngày hôm qua, giới trẻ đưa ra các giải pháp và yêu cầu
các nhà lãnh đạo có những biện pháp kềm hãm hiện tượng biến đổi khí hậu.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten tường thuật
bầu không khí cuộc họp :
« Cuối cùng thì không có cái bắt tay biểu tượng
giữa tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres với thiếu nữ người Thụy Điển.
Greta Thunberg đã khiêm tốn nhường lời cho các đại diện của ba châu lục khác. Về
phần mình, tổng thư ký đã báo trước ông đến đây là để lắng nghe hơn là phát biểu.
Ông cảm ơn Greta và giới trẻ nói chung đã tạo ra sự thay đổi xung quanh vấn đề
khí hậu từ hai năm nay.
Ông nói : « Động lực thay đổi này có được phần lớn
nhờ vào sáng kiến của các em cũng như là sự can đảm cho phép các em khởi xướng
phong trào này và làm cho nó lớn mạnh hơn, cũng như là cho phép các em một mình
đứng trước Nghị Viện nước các em, cũng như là nhờ vào hàng triệu người trên các
đường phố toàn cầu, khi đòi hỏi một cách rõ ràng rằng các nhà lãnh đạo phải
thay đổi, và nhất là họ phải có trách nhiệm »
Hội trường chật kín người, nhiều thanh thiếu niên đã
không thể vào được hội trường. Người ta hiếm khi nào thấy các hành lang của
Liên Hiệp Quốc sinh động như thế cũng như là các giải pháp đề ra cụ thể như vậy.
Năm chủ doanh nghiệp trẻ tuổi giải thích các dự án về cách thức « mở công ty khởi
nghiệp » như cô Monika Seyfried, người Ba Lan về dự án « Grow your own Cloud ».
Cô muốn biến đổi cách thức lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số.
Nhưng cũng có những trao đổi gay gắt như phát biểu của
một thiếu nữ, cảnh báo các nhà lãnh đạo rằng ngày càng có nhiều người trẻ tuổi
không muốn có con chừng nào các điều luật để chống biến đổi khí hậu vẫn chưa có
hiệu quả ».
Cũng trong ngày hôm qua, hàng ngàn tình nguyện viên
tại 163 nước đã phát động phong trào quét sạch rác thải nhân Ngày Thế Giới Làm
Sạch Hành Tinh. Chương trình được khởi động một ngày sau các cuộc biểu tình rầm
rộ vì khí hậu quy tụ hơn 4 triệu người trên khắp toàn cầu.
------------------------------
Trọng Thành
– RFI
Đăng ngày 22-09-2019
Trước thềm Thượng Đỉnh Khí Hậu tại New
York ngày mai, 23/09/2019, Liên Hiệp Quốc hối thúc các quốc gia tuân
thủ các cam kết trong Thỏa Thuận Khí Hậu Paris 2015. Mục tiêu Liên Hiệp Quốc đặt
ra trong thượng đỉnh ngày mai là sẽ có nhiều quốc gia thông báo các biện pháp
tăng cường cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ảnh minh họa: Tổng thư ký Antonio Guterres trong một
cuộc họp báo tại trụ sở LHQ, New York. Ảnh ngày 18/09/2019.REUTERS/Carlo
Allegri
Theo AFP, trong một cuộc tiếp xúc với báo giới hôm
thứ Sáu 20/09, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết ông đã yêu
cầu các nước gửi trước đến Liên Hiệp Quốc một bản tóm tắt khoảng một trang, về
các biện pháp mới dự kiến sẽ được trình bày trước cộng đồng quốc tế, trong cuộc
họp đặc biệt trước ngày khai mạc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Tổng thư ký Antonio Guterres nói thêm đầy vẻ khiêu
khích : « Nếu như không có tin vui, các vị hãy đừng đến ! »
Dự kiến sẽ có lãnh đạo hơn 60 quốc gia, và Liên Hiệp
Châu Âu, phát biểu tại Thượng Đỉnh Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc, theo chương
trình chính thức được công bố hôm 20/09.
Tổng thư ký Antonio Guterres ghi nhận điểm tích cực
là có một số lượng « rất đáng kể » các quốc gia sẽ thông báo mục tiêu « trung
hòa về khí thải » trước năm 2050. Có nghĩa là giảm tối đa lượng khí thải và có
các biện pháp hấp thụ khí thải (như trồng rừng), để tổng lượng khí thải bằng
không. Cho đến nay, mới chỉ có khoảng 20 quốc gia thông qua mục tiêu này, hoặc
phê chuẩn các dự luật nhằm đạt được kết quả này.
Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc không đặt quá nhiều hy
vọng vào thượng đỉnh lần này, nhưng ông cũng cho biết mục tiêu của ông là « gây
chấn động (công luận) nhiều nhất có thể được ».
Liên Hiệp Quốc « cấm » Bolsonaro phát biểu
Hôm thứ Tư, 18/09 vừa qua, Liên Hiệp Quốc ra quyết định
không để cho tổng thống Brazil Jair Bolsonaro phát biểu tại Thượng Đỉnh Khí Hậu
ở New York. Lý do là Brazil không thực thi yêu cầu của Liên Hiệp Quốc liên quan
đến xây dựng kế hoạch tăng cường các biện pháp cắt giảm khí thải.
Chính quyền Brazil hiện cũng đang bị lên án dữ dội
do việc để mặc rừng Amazon cháy. Cũng ngày 18/09, 230 quỹ đầu tư quốc tế ra
thông cáo chung lên án Brazil, và yêu cầu chính quyền nước này có các biện pháp
chống cháy, mà một phần nạn cháy là do việc phá rừng.
230 quỹ đầu tư nói trên quản lý tổng cộng 16.000 tỉ
đô la, gấp 9 lần GDP Brazil. Một phần lớn trong số đó có vốn đầu tư tại Brazil.
Đáp lại lời kêu gọi của các quỹ đầu tư, tổng thống Brazil khẳng định sẽ « huy động
mọi nỗ lực » để đối phó với cuộc « khủng hoảng » môi trường này.
Trước đó, tổng thống Brazil từng từ chối các hỗ trợ
quốc tế để chống nạn cháy rừng, đặc biệt theo kêu gọi của Pháp, với lý do xâm
phạm chủ quyền quốc gia.
--------------------------------
Minh Anh
– RFI
Đăng ngày 21-09-2019
Một
ngày trước khi mở ra cuộc họp thượng đỉnh vì Khí hậu, tại New York, một cuộc họp
khác cũng được khai mạc hôm nay 21/09/2019 : Cuộc họp vì Khí hậu của giới trẻ,
quy tụ hơn 600 thanh thiếu niên trên thế giới để thảo luận, trao đổi và thách
thức các thế hệ đi trước.
Thanh niên đấu tranh cho khí hậu trên đường phố New
York. Ảnh 20/09/2019. REUTERS/Shannon Stapleton
Theo tường thuật của thông tín viên đài RFI, Carrie
Nooten tại New York, hôm qua hơn 300.000 người đã tuần hành và cản trở hoạt động
của sàn giao dịch Wall Street.
« Không còn chút nghi ngờ gì cả. Cuộc tuần
hành ôn hòa hôm qua do nữ sinh Greta Thunberg, người Thụy Điển khởi xướng, có lẽ
đã ghi đậm trong ký ức. Các thanh thiếu niên đã có một động thái ra mắt
tuyệt vời khi tuần hành và chen chân vào bàn cờ thế giới. Điều này sẽ mang lại
nhiều tiếng vang hơn cho cuộc họp mở ra sáng nay. Có một điều chắc chắn là những
người lớn đến gặp họ sẽ có cái nhìn khác về giới trẻ và sẽ tiếp họ nghiêm túc
hơn.
Sự kiện rất được trông đợi sáng nay, chính là cái bắt
tay giữa Greta Thunberg và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres. Lãnh đạo
tổ chức quốc tế này đã chọn vấn đề khí hậu là một trong những mục tiêu chính của
Liên Hiệp Quốc và cách nay vài ngày, ông cho biết là chúng ta đang bị thua
trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Cũng chính ông Guterres là người đã
thúc đẩy cuộc họp này bên lề cuộc họp thường niên lãnh đạo các nước trên thế
giới.
Ngoài tính chất biểu tượng, chính những ý tưởng cụ
thể sẽ được trao đổi tại các cuộc thảo luận nhóm. Người ta sẽ nói về các giải
pháp công nghệ, về những khám phá thiên nhiên. Và nhất là, giới trẻ từ nhiều nước
khác nhau sẽ có thể tiếp xúc và cùng nhau nghiên cứu – những gì có thể xúc tiến
mọi việc, khi tự cho rằng thế hệ này có khả năng làm việc từ xa. Cuối cùng, những
người trẻ tham gia sẽ phải gặp gỡ một vài nguyên thủ và chất vấn họ về trách
nhiệm của các nhà lãnh đạo ».
Hàng triệu người tuần hành vì Khí hậu
Theo AFP, từ Sydney cho đến San Francisco, đi qua cả
Berlin, Paris, hay Luân Đôn, hơn bốn triệu thanh thiếu niên đã đông đảo tuần
hành vì Khí hậu. Các nhà tổ chức cho biết giới trẻ tại hơn 160 quốc gia đã bãi
khóa và xuống đường nhằm gây áp lực với thế hệ đàn anh, nhất là lãnh đạo các
quốc gia, yêu cầu họ phải đề ra các biện pháp mạnh mẽ để hạn chế mức tăng nhiệt
độ do chính các hoạt động của con người gây ra.
---------------------------------------
VOA Tiếng Việt
21/09/2019
Các cuộc tuần hành nâng cao nhận thức và kêu gọi
hành động về biến đổi khí hậu, đa phần do người trẻ dẫn đầu, diễn ra trên khắp
thế giới hôm 20/9 trước thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu tại
New York vào tuần sau.
.
31/08/2019
Giới trẻ dẫn đầu cuộc biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp
Quốc để ủng hộ luật chấm dứt biến đổi khí hậu trong thời gian tập trung hàng tuần
vào Thứ Sáu hôm 30 tháng 8 năm 2019 tại Thành Phố New York.
.
20/09/2019
Xuống
đường cho tương lai của Trái Đất
Hàng ngàn học sinh và sinh viên đã xuống đường tại trung tâm thành phố Los Angeles ngày thứ Sáu, đồng hành cùng hàng triệu người trẻ tuổi khác trên khắp thế giới trong một ngày được gọi là “Thứ Sáu Cho Tương Lai.” Những người trẻ đã hưởng ứng lời kêu gọi của cô Greta Thunberg, một thiếu nữ sống tại Thụy Điển từng xuống đường một mình vào năm 2018, để kêu gọi chính quyền hãy quan tâm đến các chính sách bảo vệ môi trường, giúp các thế hệ tương lại được thừa hưởng một Trái Đất trong sạch, không bị ô nhiễm. (Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)
Hàng ngàn học sinh và sinh viên đã xuống đường tại trung tâm thành phố Los Angeles ngày thứ Sáu, đồng hành cùng hàng triệu người trẻ tuổi khác trên khắp thế giới trong một ngày được gọi là “Thứ Sáu Cho Tương Lai.” Những người trẻ đã hưởng ứng lời kêu gọi của cô Greta Thunberg, một thiếu nữ sống tại Thụy Điển từng xuống đường một mình vào năm 2018, để kêu gọi chính quyền hãy quan tâm đến các chính sách bảo vệ môi trường, giúp các thế hệ tương lại được thừa hưởng một Trái Đất trong sạch, không bị ô nhiễm. (Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)
*
*
Thùy Dương
- RFI
Thứ Bảy, ngày 21 tháng 9 năm 201
Thứ
Sáu 20/09/2019 là ngày khởi đầu của tuần lễ quốc tế vì khí hậu kéo dài cho đến
ngày 27/09. Bên cạnh các cuộc tuần hành, phong trào bãi khóa, đình công của giới
trẻ cũng như của nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới, từ Mỹ, Pháp, Úc cho đến
Thái Lan, Kazakhstan …, Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức Hội nghị đặc biệt bàn về khí
hậu.
Cô Greta Thunberg cùng các thanh niên biểu tình vì
khí hậu trên đường phố New York. Ảnh ngày 20/09/2019. REUTERS/Shannon Stapleton
Gương mặt tiêu biểu của phong trào đấu tranh của giới
trẻ bảo vệ khí hậu là thiếu nữ Greta Thunberg : lời kêu gọi đấu tranh của cô
gái trẻ người Thụy Điển đã được hưởng ứng mạnh mẽ chưa từng có : tổng cộng có
4.500 sự kiện được tổ chức tại 140 quốc gia, riêng tại Pháp có 150 cuộc tuần
hành, biểu tình. Con số này tại Thụy Điển, quê hương của Greta Thunberg, là
130.
Thông điệp nhắn gửi đến các nguyên thủ quốc gia và
người đứng đầu chính phủ các nước có thể được tóm tắt qua câu nói của cố thủ tướng
Anh Winston Churchill : « Không phải là quý vị làm hết sức mình mà là
phải làm những gì cần thiết ».
Greta
Thunberg - người khơi nguồn phong trào đấu tranh của giới trẻ
Phong trào khởi nguồn từ Stockholm, khi Greta
Thunberg bắt đầu biểu tình trước trụ sở Quốc Hội Thụy Điển và động viên giới trẻ
bãi khóa vào ngày thứ Sáu hàng tuần để đấu tranh bảo vệ khí hậu. Giờ đây, không
chỉ người dân của đất nước Bắc Âu mà cả thế giới dõi theo chuyến đi của cô sang
Mỹ nhân dịp dự thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc vào đầu tuần tới.
Từ Stockholm, thông tín viên RFI Frédéric Faux tường
thuật lại hành trình đầy ấn tượng trong một năm qua của Greta Thunberg :
« Greta Thunberg đối thoại với cựu tổng thống Mỹ
Barack Obama, được tổ chức phí chính phủ Amnesty International vinh danh, được
ca tụng trong các talk show …
Từ khi tạm nghỉ học một năm, rời Thụy Điển, vượt Đại
Tây Dương bằng thuyền buồm để tới Mỹ, chưa bao giờ cô gái trẻ, người thúc đẩy
phong trào đấu tranh vì khí hậu, lại xuất hiện trên các phương tiện truyền
thông nhiều đến như vậy, cả ở đất nước cô và trên thế giới.
Phong trào bãi khóa mà Greta Thunberg phát động cách
nay một năm vẫn diễn ra mạnh mẽ tại Thụy Điển, nơi có ít nhất 130 cuộc tuần
hành biểu tình được tổ chức trong ngày thứ Sáu 20/09. Greta Thunberg còn tiếp tục
giương biểu ngữ trên đường phố, ở bất cứ nơi nào cô đến. Bây giờ cô không chỉ
có một mình. Trang mạng về phong trào đấu tranh của cô, « Thứ Sáu cho tương lai
», cho thấy hàng trăm, hàng ngàn cuộc biểu tình được tổ chức trên toàn thế giới,
cho tới tận Alaska, hay Kazakhstan. Sự nổi tiếng của Greta Thunberg giúp cô trở
thành hiện thân cho Thụy Điển, thậm chí còn hơn cả cầu thủ Zlatan Ibrahimovic,
người đã từng giữ vị trí này trước cô.
Chỉ cần gõ tên của họ trên một công cụ tìm kiếm là
ta sẽ thấy ngay điều đó : có 40 triệu kết quả cho cựu tiền đạo đội bóng Paris
Saint Germain, và gần gấp đôi con số trên cho Greta Thunberg ».
Inga
Zasowska, thiếu nữ « Greta Thunberg của Ba Lan »
Thiếu nữ Greta Thunberg đã trở thành hình tượng của
giới trẻ khắp nơi trên thế giới. Còn tại Ba Lan, một trong những quốc gia ô nhiễm
nhất châu Âu, cũng có một biểu tượng tranh đấu mới cho môi trường, khí hậu. Đó
là cô bé mới 13 tuổi, tên là Inga Zasowska. Mới có cuộc gặp gỡ với thiếu nữ
Inga Zasowska, thông tín viên RFI Thomas Giraudeau, giới thiệu :
« Trong tháng Bảy, cứ vào thứ Sáu hàng tuần, Inga
Zasowska lại ngồi suốt nhiều giờ đồng hồ trước trụ sở Nghị Viện Ba Lan, nhưng
khi tiếp chúng tôi tại nhà ở ngoại ô Vácxava, cô bé 13 tuổi lại rất dè dặt. Đặt
tấm biển « Không nghỉ hè để bảo vệ khí hậu » bên cạnh, Inga Zasowska nói : «
Chính phủ Ba Lan không làm gì hết, vẫn cho sử dụng nhiều than đá, và không có chương
trình phát triển các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Ở trường học, chúng cháu
hầu như không học chút nào về sự phát triển bền vững. Vì thế mà cháu đã quyết định
hành động ».
Inga Zasowska chưa thể sánh bằng hình mẫu của cô bé,
thiếu nữ Thụy Điển Greta Thunberg, người đưa ra ý tưởng bãi khóa vì khí hậu.
Tuy nhiên, ở tuổi 13, Inga Zasowska người Ba Lan cũng đã tạo đà cho phong trào
đấu tranh trong suốt mùa hè. Cô bé cho biết : « Tiếp theo cháu, đã có nhiều bạn
trẻ tại các thành phố khác của Ba Lan tổ chức những hoạt động đấu tranh trong kỳ
nghỉ hè. Còn về hoạt động đấu tranh của cháu trước trụ sở Quốc Hội, có những
người không biết, nhưng cũng có những người tham gia cùng cháu ngay từ ngày đầu
tiên. Nhưng chỉ có một vài chính trị gia đến, họ là những người thuộc phe đối lập,
chứ không có ai thuộc đảng cầm quyền ».
Có lẽ Inga Zasowska phần nào chịu ảnh hưởng từ mẹ cô
bé, vốn cũng là một nhà tranh đấu vì khí hậu. Nhưng giống như Greta Thunberg,
Inga Zasowska cũng bị cho là còn quá nhỏ để đưa ra bài học cho người khác.
Nhưng những lời chỉ trích không làm cô bé nản lòng. Thứ Sáu 20/09, Inga
Zasowska lại cùng với các bạn tham gia cuộc tuần hành của giới trẻ để bảo vệ
khí hậu ».
Khi
doanh nghiệp bắt tay với giới trẻ …
Ngày thứ Sáu 20/09/2019, giống như những ngày thứ
Sáu trong các tuần trước, giới trẻ nhiều nước lại tuần hành vì khí hậu. Nhưng
đây là lần đầu tiên các tập đoàn, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực quyết định
cùng tham gia với giới trẻ và hướng tới cùng một mục tiêu : kêu gọi chính phủ
các nước, các cơ quan, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp … hành động tích cực hơn nữa
để chống biến đổi khí hậu. Nhà báo Anieshka Koumor giải thích :
« Ngay từ cuối tháng Tám, các doanh nghiệp Patagonia
hayBen & Jerry's đã thông báo gia nhập phong trào đấu tranh cùng giới trẻ.
Mục đích của họ là bãi công một ngày làm việc bình thường để đòi chính phủ các
nước hành động nhiều hơn và hiệu quả hơn nhằm bảo vệ hành tinh. Ban đầu, phong
trào gồm 20 doanh nghiệp, nhất là các hãng của Úc, sau đó đã nhanh chóng quy tụ
thêm được nhiều công ty khác.
Hiện giờ, tất cả có hơn 200 doanh nghiệp tham gia.
Các công ty này có ý thức bảo vệ sinh thái và hoạt động trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như công nghệ, các nhà cung cấp năng lượng xanh, các nhãn hiệu thời
trang và nhiều ngân hàng.
Các doanh nghiệp này từ lâu nay đã tham gia phong
trào đấu tranh chống biến đổi khí hậu, chẳng hạn Patagonia đã quyết định đóng cửa
107 cửa hàng trên thế giới. Trong thông cáo, công ty có trụ sở tại California,
Hoa Kỳ, khuyến khích nhân viên tham gia các ngày bãi công vì khí hậu nhằm chấm
dứt việc sử dụng ồ ạt các loại nhiên liệu hóa thạch. Theo tổng giám đốc Ryan
Gellert của tập đoàn, thì đó là hoạt động mang tính công dân và một thách thức
cho tất cả mọi người. »
Phong
trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế cảnh báo
Giới khoa học lo ngại nếu không hành động thì từ nay
cho tới cuối thế kỷ, nhiệt độ Trái đất có nguy cơ tăng thêm 7 độ C, hiện giờ
các chỉ số đã ở mức báo động đỏ, khí gây hiệu ứng nhà kính tăng nhanh, còn hệ
đa dạng sinh thái đang mất đi với tốc độ nhanh chóng mặt.
Còn báo cáo được Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi
liềm đỏ quốc tế công bố ngày 19/09/2019, chỉ vài ngày trước khi Liên Hiệp Quốc
tổ chức thượng đỉnh đặc biệt về khí hậu tại New York vào ngày 23/09/2019 có
tiêu đề « Nếu không hành động để bảo vệ khí hậu thì sẽ phải trả giá ».
Nếu không làm gì để hạn chế tình trạng Trái đất bị
hâm nóng hoặc để có các biện pháp thích nghi với tình hình mới, thì từ nay đến
năm 2030, thế giới sẽ phải tốn ít nhất 20 tỉ đô la mỗi năm để cứu trợ những người
phải gánh chịu hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu. Nhà báo Christine
Siebert trích lược một vài nét trong báo cáo :
« Mưa bão, lốc xoáy, nắng nóng, hạn hán, hỏa hoạn và
ngập lụt … Trái đất nóng dần lên gây ra những hậu quả khủng khiếp, nhất là đối với
người dân của các nước dễ bị tác động. Nếu không có các hành động để làm thay đổi
tình hình, thì số người bị ảnh hưởng có thể tăng chóng mặt từ nay đến năm 2050.
Hiện nay có 108 triệu người cần sự trợ giúp của các tổ chức nhân đạo quốc tế.
Trong khoảng 30 năm nữa, con số này sẽ có thể lên tới 200 triệu người.
Nhưng chúng ta vẫn có thể hành động, và đây là một
trong những điểm chính được nêu lên trong bản báo cáo : Cần đầu tư vào các biện
pháp để thích nghi với việc khí hậu bị biến đổi, chẳng hạn chúng ta cần có những
tòa nhà vững chãi hơn, những con đê, trạm bơm … để các nguy cơ biến đổi khí hậu
không biến thành thảm họa. Và cần phải cải thiện các hệ thống cảnh báo, củng cố,
tăng cường các hoạt động can thiệp khẩn cấp.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng nếu chúng ta quyết tâm hành
động một cách thiết thực, thì số người cần đến hoạt động trợ giúp nhân đạo của
quốc tế sẽ có thể giảm mạnh xuống còn 10 triệu người vào năm 2050. »
Báo
cáo của GIEC về thực trạng các đại dương và các vùng băng đá trên Trái đất
Ngày thứ Hai 23/09, tại thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc,
Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu GIEC sẽ giới
thiệu tóm tắt báo cáo về thực trạng các đại dương và các vùng băng đá trên Trái
đất. Theo các thành viên GIEC, bài giới thiệu trước 195 nước thành viên sẽ gây
hiệu ứng « như tiếng sét đánh bên tai ». Nhà báo Agnès Rougier giải
thích thêm :
« Cho tới nay, các đại dương vẫn hoàn thành tốt nhiệm
vụ : Từ giữa thế kỷ XIX đến nay, các đại dương đã hấp thụ hơn 90% hơi nóng tạo
thành từ các khí gây hiệu ứng nhà kính do con người xả ra. Không có đại dương,
hành tinh đã bị hâm nóng thêm 10 độ.
Nhưng tác dụng nói trên của đại dương sẽ không thể
duy trì được mãi. Trước tiên, cần nói là nhiệt độ thấp tạo điều kiện thuận lợi
để các khí gây hiệu ứng nhà kính được hòa tan trong nước, tuy nhiên, nhiệt độ
trung bình ở đại dương đã tăng thêm một nửa độ.
Điểm thứ hai là nước biển ngày càng bị axit hóa. Kết
quả là san hô biến mất dần và các vi sinh vật, vốn hấp thụ khí các bon trong
không khí rồi tạo thành vỏ của chúng sẽ không tiếp tục làm như vậy được nữa.
Liên quan đến băng đá trên Trái đất, phần băng vĩnh
cửu, vùng đất đóng băng ở Sibéria, đang tan chảy, làm lan tỏa méthane, một loại
khí gây hiệu ứng nhà kính có khả năng khiến Trái đất bị hâm nóng nhiều gấp 25 lần
so với khí CO2. Về sông băng bắc cực, việc tan chảy là không thể khắc phục được
nữa.
Tất cả những thay đổi nói trên đều có tác hại đối với
khí hậu, các loài cá, và 27% dân cư thế giới sống dọc bờ biển phải chịu tác động
trực tiếp ».
No comments:
Post a Comment