Martha Bayles | Trà Mi
by editorPosted on September 17, 2019
Bắc Kinh chuyển sang
hợp tác với kỹ nghệ điện ảnh Mỹ để xâm nhập vào thị trường lớn nhất thế giới.
Hai cảnh sát đi tuần
trên Đại lộ Minh tinh, Đại lộ Danh vọng kiểu Hollywood ở Hong Kong, với tên của
những nhân vật nổi tiếng trong ngành điện ảnh Hong Kong. Nguồn: Tim
Chong / Reuters
Trong số những quyền tự do dành cho công dân Hong
Kong sau khi Anh bỏ quyền kiểm soát từ năm 1997 là quyền tự do ngôn luận và tự
do báo chí. Sự tự do đó tạo nên sinh hoạt xuất bản sôi động tại đây; Hong Kong
phát hành một loạt sách, báo và tạp chí viết về mọi khía cạnh của lịch sử,
chính trị và xã hội Hoa lục. Thật vậy, nếu không có những nhà xuất bản ở Hong
Kong, thế giới sẽ biết rất ít về Trung Hoa và điều đó cũng đúng với hàng ngàn
người ở Hoa lục, mãi đến gần đây, mới đổ xô đến các nhà sách nổi tiếng ở Hong
Kong như Causeway Bay và People’s Recreation Community.
Hiện nay, những
nhà sách này đã biến mất, cùng với gần như tất cả các nhà xuất bản độc lập của
Hong Kong. Những người can đảm đấu tranh để giữ cho chúng sống
đã bị bịt miệng. Cuộc đàn áp này, cùng với nhiều vấn đề khác đã đưa 2 triệu người
biểu tình xuống đường phố Hong Kong, phản ảnh những nỗ lực tích cực của Đảng Cộng
sản Trung Hoa nhằm đưa thuộc địa cũ của Anh vào khuôn phép của sắc lệnh năm
2017 do Chủ tịch Tập Cận Bình ban hành. Tất cả mọi hình thức truyền thông phải
hợp nhất và đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Số phận của các nhà sách Hong Kong đã gây ra sự phản
đối trên toàn thế giới; những hãng thông tấn độc lập và những người ủng hộ tự
do ngôn luận lên tiếng cảnh cáo chế độ toàn trị có thể sự trở lại với Hong
Kong. Yaqiu Wang của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trong một bài báo gần đây trên
tờ New York Times đã tuyên bố
“Đó là một cuộc tấn công vào sinh hoạt xuất bản ở tất cả mọi mặt.”
Yaqiu
Wang, HRW
Cuộc phản đối này hoàn toàn hợp lý. Nhưng là một người
quan sát lâu năm về một phương tiện truyền thông khác cũng đang mất vào tay của
cơ quan kiểm duyệt của đảng cộng sản Trung Hoa, tôi phải tự hỏi:
Tại sao không có sự phản đối tương tự về cuộc tấn
công của Trung Hoa vào ngành kỹ nghệ điện ảnh, không chỉ ở Hong Kong mà còn ở Mỹ?
Martha Bayles
Trong những năm qua, chính phủ Hoa Kỳ thường ca ngợi
và bảo vệ các bộ phim Hollywood như một thành tố quan trọng của quyền lực mềm của
Mỹ, đó là một phương tiện truyền thông mà không cần dùng đến loại tuyên truyền
trắng trợn, để truyền đạt lý tưởng Mỹ, gồm cả tự do ngôn luận, cho công chúng
trên toàn thế giới. Nhưng Hollywood từ lâu đã từ bỏ vai trò đó. Thật vậy, kể từ
khi Thế chiến II kết thúc, các hãng phim đã không còn hợp tác với Washington để
cổ xúy lý tưởng quốc gia. Thay vào đó, mối quan hệ ngày nay hoàn toàn là thương
mại, cho cả hai bên. Ví dụ, Hollywood thường xuyên yêu cầu có sự giúp đỡ của
Washington trong việc chống sự vi phạm bản quyền và xâm nhập thị trường nước
ngoài. Nhưng ngay cả giúp đỡ Hollywood như vậy, Washington vẫn không yêu cầu họ
kiềm chế những miêu tả tiêu cực hơn về cuộc sống, chính trị và ý định toàn cầu
của nước Mỹ. (Ngoại lệ là Bộ Quốc phòng Mỹ,i khăng khăng đòi phê duyệt kịch
bản của mọi bộ phim được họ hỗ trợ sản xuất.)
Mọi thứ đều khác ở Trung Hoa. Ở đất nước đang trở
thành thị trường điện ảnh quan trọng nhất và lớn nhất thế giới, đảng Cộng sản
đương quyền không có sự kiềm chế nào như vậy. Ngược lại, Bắc Kinh có một ý tưởng
rất rõ ràng về cách kỹ nghệ điện ảnh nên vận hành ra sao; cụ thể điện ảnh là một
phần thiết yếu trong nỗ lực tạo ra dư luận phù hợp với thế giới quan và ý thức
hệ của đảng cộng sản. Để được thế, Bắc Kinh đã dùng nhu cầu đầu tư vô hạn của
Hollywood, và cao vọng của họ là xâm nhập vào một thị trường tiềm năng với 1,4
tỷ khán giả, để đưa Hollywood vào quỹ đạo của Trung Hoa.
Trích bích chương
quảng cáo “Top Gun: Maverick” (phải) không có cờ Nhật Bản và cờ Cộng hòa Trung
Hoa. Nguồn: PARAMOUNT
Mùa hè này, một số người theo dõi Hollywood đã phản
đối khi đoạn giới thiệu phim Top Gun: Maverick sắp ra mắt, được công ty
Trung Hoa Tencent tài trợ một phần, đã bỏ hai lá cờ Nhật Bản và Đài Loan trên
lưng áo khoác của Tom Cruise. Nhưng trong 20 năm qua, hầu hết các câu chuyện về
mối quan hệ giữa Hollywood và Trung Hoa, ví dụ, những bản tin gần đây về ảnh hưởng
tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đến lợi nhuận của Hollywood đã bị lệch
nhiều hơn về mặt những nỗ lực tích cực của Hollywood để xâm nhập vào thị trường
khổng lồ ở Hoa lục hơn là nói về sự chấp nhận một cách thụ động sự kiểm duyệt
ngày càng gắt gao của Trung Hoa.
Sự kiểm duyệt đó ngày càng tăng vì, theo đúng sắc lệnh
của Chủ tịch Tập Cận Bình, tất cả phim ảnh phát hành tại Trung Hoa nay không chỉ
bị Bộ Tuyên truyền Trung ương xét mà còn (tùy thuộc vào chủ đề của nó) bị Bộ An
ninh Nhà nước, Ủy ban Sắc tộc , Ủy ban Y tế Quốc gia và Kế hoạch hóa Gia đình,
Bộ Công an, Cục Tôn giáo, Bộ Giáo dục, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, và nhiều cơ
chế quan liêu khác soi mói.
Hollywood có vô số kinh nghiệm về kiểm duyệt. Năm
1915, trước khi những hãng phim mới thành lập chuyển đến Los Angeles, Tối cao
Pháp viện Hoa Kỳ đã xác định phương tiện truyền thông mới là “kinh doanh,
thuần túy và đơn giản.”
Quyết định đó đưa phim ảnh vào vòng kiểm duyệt của
chính phủ, khiến hiệp hội thương mại mới thành lập, Nhà sản xuất và phân phối
phim của Mỹ, phải tạo ra Luật Sản xuất định hình nội dung của phim ảnh từ những
năm 1930 cho đến khi hệ thống hiện tại thay thế những điều lệ này vào thập niên
60. Mãi đến năm 1952 Tối cao Pháp viện Mỹ mới đặt phim ảnh vào vòng bảo vệ
của Tu chính án thứ Nhất.
Ngày nay, Hollywood là ngành kỹ nghệ điện ảnh tự do
nhất trên trái đất, nhưng chỉ hoàn toàn tận hưởng sự tự do đó ở Hoa Kỳ. Ở hầu hết
các quốc gia khác, từ Vương quốc Anh đến Ả-rập Saudi, một cơ quan chính phủ được
gọi trêch đi là một “hội đồng phân loại phim” sẽ phê duyệt tất cả mọi bộ
phim của nước ngoài và của ngành điện ảnh trong nước, trước khi chúng được chiếu
tại rạp. Do đó, Hollywood đã có kinh nghiệm đàm phán với những cơ quan kiểm duyệt
nước ngoài từ khi họ xuất cảng phim ảnh cách đây khoảng 100 năm.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó, sự thỏa hiệp của
Hollywood để đưa phim vào thị trường nước ngoài không bị coi là có vấn đề, ngay
cả đối với những người phản đối. Thường đối với thị trường có lợi nhuận cao
hơn, nơi mà Hollywood quan tâm, đều ở các nước dân chủ, nơi những hội đồng phân
loại phim làm việc theo luật pháp. Những thay đổi mà họ yêu cầu, nếu có, thường
khiêm tốn. Ngược lại, ở các quốc gia độc tài, việc kiểm duyệt có khuynh hướng
tham nhũng, khuất tất và chịu đủ mọi loại áp lực chính trị tiềm ẩn. Nhưng vì những
thị trường này thường không sinh lợi nên Hollywood hiếm khi bận tâm đến chúng.
Là một người tuyển mô tài năng ở Hollywood từng nhận xét với tôi, “Ai thèm
quan tâm đến Bắc Hàn? Họ không mua phim của chúng tôi.”
Trung Hoa đã
phá vỡ khuôn mẫu này. Hoa lục cùng lúc là là thị trường kiểm duyệt gắt gao nhất
và có lợi nhuận cao nhất thế giới, Trung Hoa đã buộc Hollywood khấu đầu trước một
bộ máy kiểm duyệt của chính quyền có tiêu chuẩn mờ ám và khó đoán không như hầu
hết các nước dân chủ đều rõ ràng và nhất quán. Theo một bản
hướng dẫn năm 2016 cho các nhà sản xuất phim khao khát làm việc tại Cộng hòa
Nhân dân Cộng hòa:
“Trung Hoa và chính phủ độc đảng hiện đang thiếu… những hướng dẫn và tiêu
chuẩn rõ ràng. Vì vậy, thật khó để biết liệu một đề án có thể rơi vào tay những
người kiểm duyệt hay không, mà sự kỳ quái của họ dường như phần lớn được cấp
cao hơn trong tổ chức Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTJ) quyết định – một đảng coi
việc phóng chiếu hình ảnh của một xã hội ổn định là tối quan trọng để duy trì
quyền lực của mình.”
Về căn bản, hai bên trong mối quan hệ
Hollywood-Trung Hoa có những ưu tiên khác nhau. Chắc chắn, cả hai đều quan tâm
đến lợi nhuận. Nhưng đối với Trung Hoa, lợi nhuận chỉ là một mục tiêu. Một quan
tâm khác, quan trọng hơn là gầy dựng đủ tài năng và chuyên môn theo phong cách
Hollywood để xây dựng một ngành kỹ nghệ giải trí Trung Hoa đẳng cấp thế giới hầu
có thể cạnh tranh thành công với Hollywood ở thị trường toàn cầu và mở rộng ảnh
hưởng văn hóa Trung Hoa trên toàn thế giới.
Một lần nữa, Hollywood đã tập trung hẹp hơn nhiều
vào kinh doanh. Và sự tập trung đó đã được củng cố khi Hollywood đã kiên quyết
chống lại những nỗ lực của các quốc gia khác khi họ áp đặt chủ nghĩa bảo vệ văn
hóa. Phải mất nhiều thập kỷ, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ mới thay đổi vị trí pháp
luật của phim ảnh từ “doanh nghiệp, thuần túy và đơn giản” thành “biểu hiện văn
hóa” xứng đáng được Tu chính án thứ Nhất bảo vệ.
Do đó, thật trớ trêu, khi phải đối phó với những
chính phủ nước ngoài vận động Tổ chức Thương mại Thế giới để kiềm chế sự thống
trị của Hollywood đối với thị trường phim ảnh của họ, phản ứng tiêu chuẩn của
người Mỹ lại cho rằng phim là một mặt hàng giống như bất kỳ măt hàng nào khác,
và định nghĩa phim ảnh là biểu hiện văn hóa là vi phạm nguyên tắc thiêng liêng
của thương mại tự do.
Đầu năm 2017, chiến lược của Bắc Kinh hợp tác với
Hollywood để đưa ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa lên đến đỉnh điểm là việc phát
hành hợp tác sản xuất Trung-Mỹ lớn nhất từ trước đến nay: một tác phẩm đặc biệt trị giá 150 triệu đô la có tên The
Great Wall, với Matt Damon thủ vai chính và sự có mặt của Zhang Yimou
(Trương Nghệ Mưu), Đạo diễn quan trọng nhất của Trung Hoa. NBCUniversal và ba đối
tác Trung Hoa đồng sản xuất cuốn phim tại một phim trường hiện đại ở Thanh Đảo,
Vạn Lý Trường Thành đang ở giai đoạn thứ ba trong quá trình Hollywood
chuyển đổi từ vị trí một cơ sở xuất cảng phim do Mỹ sản xuất sang Trung Hoa, đến
một đối tác đồng sản xuất phim với Trung Hoa ở Mỹ, rồi hợp tác sản xuất phim với
Trung Hoa ở Hoa lục. Ở mỗi giai đoạn, giới sản xuất điện ảnh Mỹ đã nhận được một
phần doanh thu lớn hơn và chập nhận một mức độ kiểm soát cao hơn của chính quyền
Trung Hoa.
Vạn Lý Trường
Thành: một thất bại lơn. Nguồn: NBCUniversal
Nếu Vạn Lý Trường Thành thành công lớn như mọi
người đang mong đợi, quá trình chuyển đổi của Hollywood có thể tiếp tục.
Nhưng Vạn Lý Trường Thành không thành công. Đó là một thất bại khổng lồ
ở Trung Hoa, Mỹ và mọi nơi khác. Kể từ đó, mối quan hệ đã có vị chua
chát. Trung Hoa rút lui khỏi các hợp tác lớn với các hãng phim Hoa Kỳ, đã có sự
di cư của nhiều cá nhân trong tầng lớp chuyên gia điện ảnh, không chỉ gồm các
diễn viên mà còn có hàng trăm nhân viên của phụ thuộc (chuyên viên thu hình,
người soạn nhạc, giám sát hiệu ứng hình ảnh, chuyên viên điều hợp những pha
hành động, và tương tự) vào ngành điện ảnh Trung Hoa, có nghĩa là, vào bộ máy
tuyên truyền của Hoa lục.
Tuyên truyền ở đây, tôi không muốn nói đến những
truyện phim có nữ võ hiệp kỳ tình gợi cảm, hay những bộ phim hoạt hình với gấu
trúc dễ thương và những nhà hiền triết râu trắng đứng dưới tàn cây mận đang nở
rộ. Ý tôi muốn nói đến những pha hành động đẫm máu, cực kỳ bạo lực, trong đó những
người lính Trung Hoa anh hùng, chính trực, đánh bại kẻ thù gồm cả những người Mỹ
hèn nhát, đồi trụy, ở những nơi xa lạ rõ ràng cần phải được tư tưởng Xi Jinping
soi sáng.
Tư tưởng Tập Cận
Bình. Nguồn: https://www.zerohedge.com
Ví dụ điển hình là phim Wolf Warrior 2 (2017),
một cơn sóng thần không ngừng nghỉ của các cuộc đấu súng, bom nổ, đánh nhau tay
không và một cuộc rượt đuổi bằng xe tăng ngoạn mục, nhằm nhắn gởi một thông điệp
duy nhất: Trung Hoa đang mang lại nền an ninh, thịnh vượng, và chăm sóc sức
khỏe hiện đại cho Châu Phi, trong khi Hoa Kỳ chỉ mang đến sự khốn khổ. Cuốn
phim đã phá vỡ mọi kỷ lục vế bán được ở Trung Hoa và vẫn ở mức 5,6 tỷ đô la;
đây là cuốn phim có doanh thu cao nhất từ trước đến nay. Và trong khi giới truyền thông nhà nước ca ngợi Wolf Warrior
vì nó đã đánh bại Hollywood ngay sân sau của họ, và Trung Hoa cũng đã tảng lờ,
bỏ qua không nói đến cuốn phim hành động này do đạo diễn kỳ cựu của
Hollywood Sam Hargrave biên đạo.
Hong Kong đã có một vụ xuất huyết não tương tự. Thật
vậy, hai bộ phim đình đám khác cùng thể loại hành động là Hành quân Mekong
(2016) và Chiến dịch Biển Đỏ (2018), do Dante Lam đạo diễn; Lam là một trong một
số tài năng của Hong Kong đã trở thành một con ốc trong bộ máy tuyên truyền của
Bắc Kinh. Jessica Kiang của Variety mô tả Những bộ phim này là “những
trò hề nghịch ngợm không biết xấu hổ”, chuyển tải thông điệp cho rằng
những người lính Hoa lục là hiện thân của “mọi đức tính ngây thơ, dũng cảm,
tình huynh đệ, hy sinh và cao thượng, trong khi bên ngoài biên giới của Trung
Hoa, tất cả là tham nhũng, hèn nhát, đồi trụy, và vô năng.”
Hai cuộn phim này cũng chống Mỹ rõ ràng, là một tín
hiệu cho gới chuyên nghiệp Hollywood thấy rằng lợi ích của họ như những người Mỹ
không phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh.
Một số người ở Hollywood hiểu những gì đang xảy ra
và rất muốn ngăn chặn Trung Hoa phá vỡ tự do đã dầy công tranh đấu mới có trong
ngành kỹ nghệ của họ. Nhưng thật không may, địa phận làm phim mầu xanh đậm rất
ác cảm với việc làm bất cứ điều gì đồng ý, hoặc dường như đồng ý, với chương
trình nghị sự chính trị của Donald Trump. Một trở ngại khác là sự lo âu nói
chung, không chỉ về triển vọng tương lai ở Trung Hoa, mà còn về một lượng khán
giả đang giảm đi và chia rẽ ở trong nước, bất chấp tất cả, vẫn còn là nền tảng
của Hollywood.
Với sự chuyển đổi kỹ thuật tuyệt vời trong bối cảnh
của thế kỷ 21, tất cả những mối đe dọa đối với các bộ phim và sách, nghe có thể
như lỗi thời. Khi việc đi xem phim ở rạp và việc đọc sách ngày càng bị thiệt
thòi vì ảnh hưởng của những phương tiện truyền thông xã hội và phát hình trực
tuyến, có thực sự là Đảng Cộng sản Trung Hoa đang vắt kiệt sức sống của những
nhà xuất bản Hong Kong và những cơ sở làm phim Mỹ hay không? Tất nhiên là có, bởi
vì sức ép tương tự đang được áp dụng trên những phương tiện kỹ thuật số cách
đây không lâu đã được tin là là một lực lượng mạnh mẽ để thể hiện tự do ngôn luận.
Nhìn lại, rõ ràng rằng Hollywood đã có hành động
đúng khi đẩy mạnh việc phân loại lại sản phẩm của họ như một hình thức
nghệ thuật xứng đáng để được Tu chính án thứ Nhất bảo vệ. Khi ôm chầm lấy định
nghĩa lạc hậu “kinh doanh, thuần túy và đơn giản”, Hollywood đã sản xuất
một loạt những bộ phim bom tấn đáng quên kéo dài hàng chục năm với các tựa phim
là Bò sữa, Bò sữa 2 và lại Bò sữa. Nhưng Hollywood cũng đã tạo ra các bộ phim 12
Angry Men, On the Waterfront, In the Heat of the Night, and Erin Brockovich,
cho thấy khả năng đối phó với các vấn đề và bất công trên khắp thế giới của
công dân và những tổ chức Mỹ. Khi tự do bị đe dọa ở khắp mọi nơi ngày
nay, thật đáng thất vọng khi Trung Hoa dường như hiểu được sức mạnh văn hóa và
địa chính trị của phim hơn ngành kỹ nghệ sản xuất những bộ phim tuyệt vời này
và những bộ phim khác tương tự như vậy.
Bài viết này là một phần của “Cuộc chiến ngôn luận”,
một dự án được Quỹ Charles Koch, Ủy ban Phóng viên vì tự do báo chí và Viện
Fetzer hỗ trợ.
*
Tác
giả | Martha Bayles dạy về nhân văn tại Boston College.
Cuốn sách gần đây nhất của bà là Through a Screen Darkly: Popular Culture,
Public Diplomacy, and America’s Image Abroad.
© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net”
*
Nguồn:
Hollywood’s
Great Leap Backward on Free Expression | Martha Bayles | The
Atlantic | September 14, 2019.
No comments:
Post a Comment