Tuesday, 17 September 2019

BỐI CẢNH TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG VÀ THẾ GIỚI TRƯỚC CHUYẾN CÔNG DU MỸ CỦA CTN NGUYỄN PHÚ TRỌNG (Đào Như)




16/09/2019

Có thể tháng 10 tới CTN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng có chuyến viếng thăm Washington thể theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27-tháng 2-2019 tại Hà Nội. Chuyến thăm Mỹ lần này, phần vì lớn tuổi với sức khỏe, tinh thần, suy yếu, liệu ông Nguyễn Phú Trọng có thể chiu đựng nỗi những sức ép từ các cường quốc. Tựu trung là do âm mưu của các nước lớn, muốn tước đoat hay chia sẻ nguồn tài nguyên của các nước nhỏ hơn một cách độc đoán. Tình hình Biển Đông trở nên nóng hơn trong hai tháng vừa qua báo hiệu, tại Washington D.C. CTN Nguyễn Phú Trọng sẽ đối đầu với những thế lực siêu cường đang cố gắng nắm lấy vận mệnh kinh tế chính trị thế giới trong tay họ. Trong hơn 18 tháng qua (từ tháng 3-năm 2018) Donald Trump, Tập Cân Bình, thường đi song đôi với nhau như hình với bóng trong chiến lược gọi là “Thương chiến Mỹ Trung”, nhưng thưc sự đó là cuôc chiến tranh lạnh mới, toàn diện, do họ gây ra có tác động chi phối nền kinh tế chính trị toàn cầu. Vladimir Putin, tổng thống của nước Nga mới, cũng xuất hiện thường xuyên bên cạnh Donald Trump, Tập Cận Bình như một nhân vât thứ ba trong tư thế chân vạc của thế giới hôm nay. Theo Mikhail Gorbachew nguyên TBT của ĐCSXV, Vladimir Putin chỉ là một TBT dị dạng của đảng cộng sản của thời Liên Bang Xô Viết cũ, trước năm 1991. 

Hôm 29/8/2019 GS Carl Thayer, một nhà quan sát tinh hình chinh trị VN, từ viên đại hoc New South Wales, Úc châu cho rằng: Nếu ông Trọng đi Mỹ vào tháng 10 năm nay, thì ông Trọng sẽ bàn đến ba vấn đề chính yếu với tổng thống Mỹ, Donald Trump:

1-Mở rộng đối tác toàn diện đã ký kết từ năm 2013
2- Nâng quan hệ đối tác toàn diện lên mức quan hệ đối tác chiến lược
3- Ký một tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược

Tất cả ba điều kiện trên xem chừng có chung một nội dung: Ông Trọng phải nâng tầm quan hệ Viêt-Mỹ từ quan hệ đối tác toàn diên song phương lên mưc đối tác chiến lược nếu ông Trọng muốn VN đươc Mỹ che chắn bảo vệ trước sự ức hiếp, hâm dọa quân sự vũ trang của Trung Cộng. GS Carl Thayer không nói rõ ra những điều kiện từ phía chính phủ Mỹ đưa ra mà ông Trọng phải chấp nhận nếu ông ấy muốn nâng cấp quan hệ Mỹ Việt lên đến mức quan hệ chiến lược toàn diện!  

  Theo dòng lich sử của 20 năm VietNam War, và theo kinh nghiệm thế giới của hơn 90 năm qua, chưa bao giờ có chuyện đế quốc cộng sản hay tư bản lại sai lầm gây chiến tranh lẫn nhau chỉ vì bảo vệ một đồng minh nhược tiểu. Những ý kiến của GS Carl Thayer, một nhà chính trị đẳng cấp của Mỹ, xem chừng rất là khôn ngoan, lọc lõi nhưng thiếu thực tế nếu không muốn nói ông là kẻ nằm mơ giữa ban ngày.

   GS Carl Thayer cũng không quên nhắc lại vấn đề thương mại đầu tư và việc bảo vệ quyền lợi sở hữu trí tuệ sẽ nằm trong nghi trinh cao hơn trong thảo luận, nhất là VN đang có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ. Phải chăng GS Carl Thayer nhắc khéo sự lệ thuộc kinh tế thương mại của VN với Mỹ? Đó là nhược điểm của VN mà ông Trọng phải lưu ý khi nói chuyện với ông Trump tai Washington D.C. trong phiên đâm phán săp đến. Điều này có liên quan mật thiết với sư nâng cấp quan hệ giữa hai nước Viêt, Mỹ, từ quan hệ đối tác song phương toàn diện lên quan hệ đối tác chiến lược. Vấn đề lệ thuộc kinh tế thương mại luôn là một món hàng được trao đổi qua cán cân chính trị quốc phòng an ninh, độc lâp, tự chủ. Rất tiếc, quan hệ thương mại kinh tế giữa Mỹ và VN, chỉ là một cuộc giao dịch thương mại bình thường chứ không phải là sự lệ thuộc kinh tế lẫn nhau một cách sâu đậm như TC và Mỹ. VN đã ký những thỏa ước tự do mâu dịch- FTA- song phương hay đa phương với nhiều quốc gia trên thế giới nhất là VN vừa ký kết FTA với 26 quốc gia Châu Âu trong khối Liên minh châu ÂU-E.U. Việc tiếp cận thị trường và nguồn đầu tư nước ngoài của VN hôm nay được coi là thống thoáng. Thật là sai lầm và lạc hậu cho những kẻ nào đó nghĩ rằng có thể dùng đòn bẩy nợ hay lệ thuộc kinh tế để khống chế VN về chinh trị, độc lâp và nền tự chủ.

Trong thực tiễn nếu Mỹ có che chắn VN đối với sư hâm dọa vũ trang của Trung Cộng trên Biển Đông cũng có nghĩa là Mỹ bảo vệ sự tư do hàng hải trên biển Đông và bảo vệ tâp đoàn khai thác dầu khí lớn nhất của Mỹ, Exxon Mobil, đang hơp tác khai thác dầu khí với tâp đoàn dầu khí của Viêt Nam ở mỏ Cá Voi Xanh nằm sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Viêt Nam. Nói tóm lại việc Mỹ che chắn VN đối với sư hâm dọa vũ lực từ TC hay bất cứ từ đâu trên Biển Đông (nếu có), cũng chỉ là một hành động có tiêu chuẩn kép vừa che chắn cho VN, Mỹ cũng tự bảo vệ lợi ich cốt lõi quốc gia của Mỹ trên Biển Đông. 

Nhưng những gì xảy ra tại Washington trên bàn đâm phán giữa ông Trọng và ông Trump đều chịu ảnh hưởng của sự can thiệp từ bên ngoài nhất là từ Bắc Kinh. Trong mấy tháng vừa qua Tâp Cận Binh, Chủ Tich nước TQ quyết tâm đánh phá chuyến công du Mỹ của Chủ tich Trọng bằng cách khuấy động tinh hinh Biển Đông:

- Hôm đầu tháng 7-2019 họ Tập xua toàn bộ đoàn tàu hộ tống và giàn khoan Hải Dương 8-HD-8 vào quấy phá vùng biển Bãi Tư Chính (BTC) nằm trong vùng biển đặc quyền kinh tế (Exclusive-Economic Zone-EEZ) của Viêt Nam.

- Ngày 7 tháng 8, bị VN và Mỹ manh mẽ lên tiếng cực lực phản đối, tàu HD-8 buộc phải rời khỏi vùng biển Bãi Tư Chinh lúc 9 giờ tối

- Ngày 13-8 họ Tập lại đưa tàu HD-8 và toàn bộ tàu hộ tống trở lại vùng biển Bãi Tư Chính bất chấp sư phản đối gây gắt của Bộ ngoại giao VN và chính phủ Mỹ. 

- Đáp lại vụ việc tàu HD-8 trở lại quấy phá vùng biển Bãi Tư Chính, ngày 22-8, Chinh phủ VN tuyên bố sẽ tham gia cùng các nước ASEAN và Mỹ cuôc tập trận trên Biển Đông từ phia Bắc Vịnh Thái Lan đến tận phía Nam Cà Mau kể từ ngày 2 tháng 9 đến ngày 6-9. Có điều tế nhị ở đây tưởng cũng nên nhăc đến: ngày 2-9 cũng là ngày mừng lễ quốc khánh của Viêt Nam. Điều này nói lên quyết tâm sâu sắc của VN, Mỹ và khối  ASEAN đối với sự quấy phá của Bắc Kinh tại Biển Đông.

- Hôm 24-8, tàu HD-8 tiến về phía bắc gần đảo Phú Quí thuộc hải phận Phan Thiết của tỉnh Binh Thuận  để tránh khỏi đụng độ đáng tiếc với lực lượng tham đự cuộc tâp trận kể trên.

- Tàu Cần Cẩu to lớn của TC, gồm cả đoàn tàu vũ trang hộ tống, lại đương nhiên xâm pham vùng biển đặc quyền kinh tế của VN trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 vừa rồi chỉ cách bờ biển của tỉnh Quãng Ngãi 90 km. Đây không phải đơn thuần thái độ khiêu khích hay gây hấn, đây còn là thái độ xâm lăng của Tập Cận Bình vào bờ cõi Viêt Nam.  

 - Trong những ngày qua lại có tin cho hay, Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, đã bị Tập Cân Bình mua chuộc và thuyết phục, Duterte đã lờ phán quyết của tòa án quốc tế La Haye để cho Trung Cộng khai thác tài nguyên dầu hỏa và khí đốt ở Bãi Cỏ Rong trong khu vực Biển Đông, TQ sẽ thành đối tác cấp thắp chỉ nhân 40% lợi nhuận và Philippines nhận 60%. https://vietbao.com/a298661/tc-dua-phi-co-robot-vao-giam-sat-bien-dong-tt-duterte-muon-lo-phan-quyet-cua-toa-quoc-te-la-haye-de-cho-tc-cung-khai-thac-tai-nguyen

Nhìn thấy trước sự kiên này, năm 2012 tôi, (tác giả của bai viết này), có lên tiếng kêu gọi “Các Dân Tộc Đông Nam Á Đoàn Kết Lại!”. Bài viết đươc phổ biến trên Việt Báo Online và được sự đồng tình của Việt Báo và một số lớn độc giả. https://vietbao.com/a192317/cac-dan-toc-dong-nam-a-doan-ket-lai  Không ngờ trong tình hình hiện tại của các quốc gia Đông Nam Á, chỉ có VN và Malaysia đoàn kết chống lại sự hợp tác với Trung Cộng khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Còn các nươc Philippines, Indonesia, Brunei…thì hợp tác với Trung Cộng khai thác nguôn tài nguyên của họ. Trung Cộng trong những năm qua không ngừng tim cách chia rẽ Cộng Đồng ASEAN bằng mọi cách, ve vuốt, mua chuộc, răn đe, hăm dọa bằng vũ lực thông qua những buổi đàm phán song phương với từng thành viên của Cộng đồng ASEAN.

- Hôm 10-9 báo “South China Morning Post” đưa tin Trung Cộng lại gây sự ở Biên Đông. Tập Cận Bình vừa triển khai mạng lưới máy bay không người lái để giám sát các vùng biển đảo còn đang tranh chấp trên Biển Đông.
  
Từ đây đến buổi họp tại Washington D.C. giữa hai nhà lãnh đạo Viêt Nam và Mỹ chắc chắn thế giới sẽ còn nhiều biến động, tình hinh nội bộ Mỹ sẽ cũng có nhiều thay đổi, Bắc Kinh vẫn tiếp tục uy hiếp, quấy phá ở Biển Đông. Những sự kiện này có tác động tất yếu đến tinh thần của buổi họp.

Điều quan trọng là CTN Nguyễn Phú Trọng phải biết giác ngộ quyền lợi của tổ quốc là trên hết. Chúng ta phải thành khẩn học tập tinh thần thực dụng của người Mỹ:

- Không có kẻ thù vĩnh viễn
- Không có đồng minh vĩnh viễn
- Chỉ có lợi ich của quốc gia là vĩnh viễn.
- Và không can thiệp, không ký kết những gì mà không đem lại lợi ích cho tổ quốc.

Hy vọng đó là cương lĩnh, là bước đi chủ đạo của CTN Nguyễn Phú Trọng tại những buổi đàm phán sắp tới với Tổng  thống Mỹ, Donald Trump, tại Washington D.C./.

ĐÀO NHƯ
Chicago
Aug-15-2019





1 comment:

View My Stats