11/09/2019
BÀI MỚI
11/09/2019
11/09/2019
11/09/2019
11/09/2019
11/09/2019
11/09/2019
11/09/2019
11/09/2019
11/09/2019
11/09/2019
11/09/2019
11/09/2019
11/09/2019
11/09/2019
*
*
BẢN TIN NGÀY 11/09/2019
Tin Biển Đông
Về
tình hình ở Bãi Tư Chính, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông có bản tin thực địa 21h ngày 10/9/2019. Hai tàu hải cảnh
của Trung Quốc, số hiệu 45111 và 46111 được trang bị pháo 76 mm, đã từng tham
gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 trong các đợt “khảo sát” 1 và 2. Sau một thời
gian rút về Trạm Giang và quần đảo Hoàng Sa, “giờ đang tiến nhanh về
phía nam, dường như sẽ tham gia trở lại chiến dịch xâm phạm vùng đặc quyền kinh
tế Việt Nam. Nhiều khả năng hai tàu này sẽ tiếp tục trở lại nhóm hộ tống Hải
Dương Địa Chất 8”.
Người
viết tin nhận định, “các tàu vẫn đang tiếp tục được điều từ đại lục
xuống, cho thấy chiến dịch hăm doạ của Trung Quốc vẫn chưa có ngày kết thúc. Nếu
có gì mới so với đợt 1 và 2, thì điều mới đó là lần này tất cả các tàu ở khu vực
06.1 đã thường xuyên tắt AIS, hoạt động bí mật lẩn tránh khỏi các ứng dụng theo
dõi hàng hải”.
Hai tàu 45111 và 46111 đang tiến nhanh xuống
phía nam. Dự kiến ngày mai có thể khẳng định chính xác liệu hai tàu này sẽ tham
gia hộ tống Hải Dương 8 hay không. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông
Hiện tại, Hải Dương 8 đang được hộ tống bởi
ít nhất 3 tàu hải cảnh: 33111, 46303, 37111, và có thể là có cả tàu dân quân biển.
Nguồn: DA ĐSK Biển Đông
Báo
Telegraph đưa tin: Trung Quốc cảnh báo Anh có thể phạm ‘hành động thù địch’
nếu họ đưa tàu sân bay tới Biển Đông. Bộ Quốc phòng Anh lên kế hoạch
đưa tàu Queen Elizabeth, là tàu sân bay mới của Anh, tới khu vực châu Á – Thái
Bình Dương trong lần triển khai hoạt động đầu tiên của tàu này, dự kiến vào
năm 2021.
Phát
biểu tại Luân Đôn hồi tuần trước, Thiếu tướng Su Guanghui, Tùy viên Quốc phòng của
Trung Quốc ở Anh, nói rằng: “Nếu Hoa Kỳ và Anh bắt tay thách thức hoặc vi phạm
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đó sẽ là hành động thù địch“.
Chiến hạm Canada đi qua eo biển Đài Loan, hướng về Biển Đông,
theo báo Thanh Niên. Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết, tàu chiến nói trên
là tàu hộ tống lớp Halifax HMCS Ottawa của Canada. Tàu này gần đây ghé thăm cảng
Pyeongtaek ở Hàn Quốc và đang trên đường đến Thái Lan, có bật hệ thống nhận diện
tự động (AIS) khi đi qua eo biển Đài Loan và không gặp sự cố gì. Con tàu hiện
đi theo hướng nam về phía Biển Đông.
Mời
đọc thêm: TQ dọa Anh chớ ‘có hành động thù nghịch’ ở Biển Đông (BBC).
– Phải ngăn ‘sự bình thường mới’ kiểu ‘lát cắt salami’ ở
Biển Đông (TT). – Biển Đông: Trung Quốc quấy nhiễu, Mỹ rút khỏi dự án Cá
Voi Xanh? (RFI). – Cá
Voi Xanh: Hai cách Trung Quốc gây sức ép (BBC). – Diễn tập với Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông, ASEAN tạo thế
“cân bằng quân sự” (Infonet).
Cựu dân biểu Đặng
Thị Hoàng Yến kiện cựu TT Nguyễn Tấn Dũng, đòi 2,5 tỷ Mỹ kim
Báo
Người Việt đưa tin: ‘Đại gia mất tích’ Đặng Thị Hoàng Yến đổi tên Mỹ, kiện Nguyễn
Tấn Dũng ra tòa quốc tế. Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến biến mất lâu
nay, đã xuất hiện trở lại với cái tên mới là Maya Dangelas. Bà Yến đang sống ở
bang Texas của Mỹ, hiện đang đệ đơn kiện cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa
trọng tài ở Paris, đòi bồi thường thiệt hại 2,5 tỷ Mỹ kim, trong dự án Nhiệt Điện
Kiên Lương.
Liệu
ông Dũng sẽ có mặt ở Paris với tư cách là bị đơn? Bà Amanda Orr, người phát
ngôn của nhóm luật sư đại diện pháp lý cho bà Hoàng Yến, trả lời báo Người Việt
như sau: “Ông ta (Nguyễn Tấn Dũng) có thể lựa chọn xuất hiện hoặc không tại
phiên tòa, nhưng cho dù có hay không, vụ kiện vẫn diễn ra”.
Ngày
6/9/2019, trang PRWire đã đăng tải nội dung vụ kiện do văn
phòng LS Charles H. Camp cung cấp. Tổ hợp luật sư Charles H. Camp làm
đại diện cho bà Hoàng Yến, những người đại diện gồm: LS Charles H. Camp (Washington,
DC), Dr. Jalal El Ahdab (Paris), Anthony Buzbee (Houston), Chris
Leavitt (Houston), and Minh-Tam (Tammy) Tran (Houston).
Mời
đọc thêm: Bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra tòa trọng
tài quốc tế (VOA). – Đặng Hoàng Yến Khởi Kiện Nguyễn Tấn Dũng Vì Xóa Hợp Đồng Phi
Pháp Dự Án Kiên Lương Thermal Complex Power Project Làm Lỗ 2.5 Tỉ (VB).
– Cựu Dân Biểu Đặng Thị Hoàng Yến: ‘Đại gia mất tích’ (NV).
Thực thi lệnh
“đốt lò” ở Đồng Nai
Văn
phòng Trung ương đảng CSVN xác nhận, ngày 10/9/2019, Ban Bí thư quyết
định cách tất cả chức vụ trong Đảng của Giám đốc Công an Đồng Nai,
báo Thanh Niên đưa tin. Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh bị
cách tất cả chức vụ trong đảng do liên quan đến những sai phạm, khuyết
điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2015
– 2020. Ông Mạnh đã để cấp dưới vi phạm kỷ luật và pháp luật; vi phạm
trong công tác cán bộ.
Ban
Bí thư còn cách chức Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai Hồ Văn Năm,
theo báo Giao Thông. Ông Năm bị xác định đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân
chủ và quy chế làm việc; thực hiện không đúng nhiệm vụ, can thiệp trái quy định
vào việc xử lý một số vụ án, vụ việc, vi phạm Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày
07/7/2007 của Bộ Chính trị.
Giám đốc CA Huỳnh Tiến Mạnh (trái) và Trưởng
ban Nội chính Hồ Văn Năm. Ảnh: Thanh Niên
Trong
thời gian làm Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đồng Nai, ông
Năm “chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi
phạm, khuyết điểm của Viện KSND tỉnh trong chỉ đạo, xử lý nhiều vụ án, vụ việc
không đúng quy định pháp luật”. Ông Năm đã ký văn bản trái luật có biểu hiện
can thiệp vào hoạt động của cơ quan chức năng giải quyết vụ án hình sự.
Mời
đọc thêm: Ban Bí thư kỷ luật Giám đốc Công an tỉnh và Trưởng ban Nội
chính Tỉnh ủy Đồng Nai (NLĐ). – Cách mọi chức vụ trong Đảng đối với Giám đốc Công an Đồng
Nai (VOV). – Ban Bí thư cách mọi chức vụ trong Đảng của Giám đốc Công an
tỉnh Đồng Nai (DT). – Giám đốc Công an Đồng Nai bị cách tất cả chức vụ trong Đảng (Zing).
Cựu tướng CA Phan
Văn Vĩnh bị khởi tố thêm tội mới
Báo
Thanh Niên đưa tin: Ông Phan Văn Vĩnh tiếp tục bị khởi tố trong vụ kỳ án gỗ
trắc Đà Nẵng. Ngày 10/9, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã tống đạt
quyết định khởi tố cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, tội ra quyết định trái pháp
luật trong vụ án Trương Huy Liệu và đồng phạm có hành vi buôn lậu và thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Phan Văn Vĩnh khi giữ chức Tổng cục trưởng
Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an. Ảnh trên mạng
Trong
vụ án nói trên, ông Vĩnh “đã chỉ đạo việc ra quyết định xử lý vật
chứng và tổ chức bán đấu giá lô gỗ vật chứng của vụ án trái pháp luật, gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội”.
Mời
đọc thêm: Đang thụ án 9 năm tù, cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh lại
bị khởi tố (NLĐ). – Ông Phan Văn Vĩnh sốc vì bị khởi tố thêm tội mới (VNN).
– Khởi tố thêm tội danh đối với cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh (DT).
Phí đậu xe lòng đường
Sài Gòn: Thu 1, chi 4
Báo
Tuổi Trẻ bàn về phí đỗ xe lòng đường ở TP.HCM: Thu vào 1, chi đến 4.
Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP, có doanh thu thu
phí khoảng 184,1 triệu đồng, trong khi chi phí nhân công tổ chức đi thu
lại để thu mất hơn 840,5 triệu. Đây là công ty mà ông Lê Tấn Hùng, em anh Hai
Nhựt, từng làm chỉ huy trưởng.
Báo
Lao Động đặt câu hỏi về tình hình thu phí đậu xe lòng đường TPHCM: Tăng phí đậu xe ôtô từ 4-8 lần, vì sao càng thu càng
lỗ? Công ty dịch vụ công ích Thanh niên xung phong thừa nhận,
sau hơn một tháng thu phí (từ ngày 1/5 đến ngày 11/6), chi phí nhân công tổ
chức để thu phí lớn gấp 4 lần doanh thu thu phí. Số tiền thu được còn thấp
hơn hồi tháng 11/2018 mỗi ngày thu được 7,2 triệu đồng.
Lý
do: “Nhiều tuyến đường triển khai đề án thu phí đậu xe ôtô dưới lòng đường
bị các cá nhân chiếm dụng và sẵn sàng đuổi khi có xe tới đậu, với lý do cản trở
mặt bằng làm ăn buôn bán của họ”.
Mời
đọc thêm: Vì sao TP.HCM tăng phí đậu ô tô từ 4 – 8 lần vẫn lỗ? (Tin
Mới). – Nghịch lý thu phí đậu ôtô TP.HCM: Doanh thu 184 triệu,
trả lương 840 triệu (GT). – Phí đỗ xe ôtô dưới lòng đường TPHCM: Thu không đủ bù chi (LĐ).
– Sở GTVT TP.HCM nói gì khi thu phí đậu xe không hiệu quả? (PLTP).
Đường sắt đô thị
Tình
hình đường sắt đô thị: Một câu chuyện rất dài, bài
trên báo Lao Động. Bài báo cho biết: “Đường sắt đô thị số 1, sau 10 năm vẫn
chưa xong giải phóng mặt bằng và tổng mức đầu tư, từ 9.197 tỉ đã kịp đội lên
81.537 tỉ. Gấp tới 9 lần. Đường sắt Cát Linh- Hà Đông, lùi tiến độ 8 lần. Xong
99% nhưng còn 1% cuối thì lại chưa biết đến bao giờ. Quả là một câu chuyện rất
dài. Và độ dài tính bằng nhiều chục năm, nhiều chục ngàn tỉ“.
Chỉ
mới ở bước giải phóng mặt bằng, tổng đầu tư tuyến đường sắt đô thị
số 1 ở Hà Nội đã lên gấp 9 lần: “Nó sẽ phá kỷ lục 10 năm của Dự
án Cát Linh- Hà Đông. Nó cũng sẽ lại chưa biết khi nào mới xong. Và số tiền,
không ai biết sẽ là 81.537 tỉ hay 100.000 tỉ hay hơn nữa”.
Mời
đọc thêm: Đường sắt đô thị Hà Nội “dính” án hối lộ, đội vốn gấp 9 lần (DT).
– Bộ GTVT thuê tư vấn Pháp đánh giá an toàn đường sắt Cát
Linh-Hà Đông (VNN). – Đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội có tốc độ trung bình 35
km/giờ (TN). – Ngoài xe buýt, đường sắt đô thị, Hà Nội sắp có cả xe đạp
công cộng (VnEconomy).
Phá vỡ cảnh
quan sông Sài Gòn
Báo
Pháp Luật TP HCM có bài: Bờ sông Sài Gòn đang bị ‘băm nát’ làm của riêng.
Một người dân sống ở Sài Gòn đã lâu cho biết: “Xuôi theo dòng từ
cầu Bình Lợi qua cầu Sài Gòn là tới khu biệt thự Thảo Điền. Ở đó đầy rẫy những
dự án, biệt thự san sát sông… Con sông uốn lượn đang thay đổi từng ngày, đôi bờ
đang bị lấn chiếm rất nhiều, không còn quang cảnh như xưa”.
Ông
Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở QH-KT TP thừa nhận, hiện nay tình trạng lấn chiếm
hành lang bờ sông để sử dụng vào mục đích cá nhân, xây dựng bến neo đậu canô,
tàu bè, kinh doanh nhà hàng, quán ăn… còn phổ biến, nhất là những khu vực có mật
độ đô thị hóa cao nhưng chưa có biện pháp xử lý.
Tình
hình thôn tính ‘đất vàng’ ven sông Sài Gòn: Tài sản chung biến
thành của riêng, theo báo Tiền Phong. Một doanh nhân ở TP HCM bình
luận: “Tôi từng làm việc ở Hàn Quốc. Thủ đô Seoul cũng có sông Hàn như
sông Sài Gòn nhưng họ quản lý rất tốt. Không gian công cộng dọc bờ sông được bảo
vệ nghiêm ngặt. Còn ở TPHCM, từ nhà máy Ba Son hướng về quận Bình Thạnh, bờ
sông Sài Gòn hầu như không còn không gian công cộng”.
ĐBQH
Trương Trọng Nghĩa bình luận, con sông là tài sản chung của hàng triệu người
dân, nhưng hiện nay nhiều nơi đã trở thành của riêng của một số người nhiều tiền: “Từ
trên cao nhìn xuống mới thấy con sông đang bị thu hẹp như thế nào”.
Mời
đọc thêm: Không để các dự án biến không gian sông Sài Gòn thành…
‘của riêng’ (VNN). – Sông Sài Gòn bị phá vỡ cảnh quan: Do lấn chiếm, cản trở
dòng chảy (DV). – Không để không gian sông Sài Gòn thành của dự án nhà ở (NLĐ).
– TP HCM tìm giải pháp quy hoạch bờ sông (VNE).
***
Thêm
một số tin: Lạng Sơn: Khởi tố, bắt Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường
huyện (DT). – Khoản đầu tư lỗ 1.000 tỷ, Bộ Tài chính cảnh báo giám sát đặc
biệt (VNN). – Đà Nẵng đã có quy hoạch nhân sự Bí thư, Chủ tịch nhiệm kỳ mới? (DV).
– Vingroup
‘ép nhân viên’ mua sản phẩm của hãng? (BBC). – Đường 250 tỉ mới xong đã nứt toác: Bộ trưởng Giao thông vận
tải yêu cầu xử lý nghiêm (NLĐ). – Bài về
‘khu mộ Chủ tịch Trần Đại Quang’ gây xôn xao (BBC).
– Thầy chùa đập bể kính ô tô ở Đắk Lắk có nhiều biểu hiện bất
thường (VNN). – Vụ dân vây nhóm côn đồ đập phá cổng làng: Giám đốc mỏ đất là
kẻ chủ mưu (NLĐ). – Tâm sự của nữ giáo viên viết đơn xin nghỉ việc đúng ngày
khai giảng năm học mới (DT). – Hong
Kong: Joshua Wong đến Đức nói về nhân quyền (BBC).
No comments:
Post a Comment