Huỳnh Thục Vy
August
10, 2018
Sáng
ngày 9 Tháng Tám, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị hàng chục công an khám nhà
và bắt tạm giam để điều tra, với ‘cái cớ’ mà chính quyền tỉnh Đăk Lăk đưa ra là
‘xịt sơn lên cờ tổ quốc.’
Cô
Huỳnh Thục Vy. (Hình: Facebook Huỳnh Thục Vy)
Sau một ngày bị câu lưu, sáng ngày 10/8/2018, Huỳnh Thục Vy
trở về nhà ở Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak.
Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do về việc ai là người xịt
sơn lên các lá cờ đỏ sao vàng trong những bức ảnh hồi cuối năm 2017, Huỳnh Thục
Vy không né tránh và cho hay chính cô là người xịt sơn:
“Đối với nhiều người thì việc đụng chạm đến cờ đỏ là việc chi
khá nhạy cảm và là việc hơi thiếu sáng suốt, dại dột, nhưng đối với tôi thì cờ
đỏ, ‘cờ máu’ là biểu tượng của sự đàn áp, độc tài, độc đoán, phi dân chủ, phản
dân quyền của chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam.
Nó là biểu trưng cho việc đảng cộng sản VN ngồi trên đầu 90
triệu người dân.
Tôi xịt sơn lên lá cờ để biểu đạt quan điểm rằng, tôi chống lại
lá cờ của các ông, chúng tôi chống lại mọi biểu tượng, mọi ý nghĩa của biểu
tượng đó, và tôi chống lại việc các ông là những người cộng sản đã cai trị trên
đầu trên cổ của người dân một cách độc đoán.”
Hai ngày trước khi bị bắt, Huỳnh Thục Vy viết trên Facebook: “Ta
hận mấy tay Việt Cộng, hận bọn bành trướng Bắc Kinh, hận luôn thái độ hèn nhược
của người dân Việt Nam.”
Huỳnh Thục Vy, 33 tuổi, là một nhà bất đồng chính kiến, đấu
tranh đòi nữ quyền và các quyền dân sự khác ở Việt Nam, và thường xuyên lên
tiếng bày tỏ quan tâm về việc nhà cầm quyền đàn áp người thiểu số.
Huỳnh Thục Vy là tác giả của cuốn sách “Nhận định Sự thật Tự do
và Nhân quyền” xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2015.
Huỳnh Thục Vy viết rất nhiều bài bày tỏ suy nghĩ của
mình đối với con người và đất nước Việt Nam, điển hình là bài dưới
đây, “Vài suy nghĩ về ông Giáp”, Huỳnh Thục Vy viết vào Tháng 10 năm 2013.
***
Vài suy nghĩ về ông Giáp
Vị
tướng được những người cộng sản xem là “khai quốc công thần” cuối cùng đã trở
thành người thiên cổ vào ngày 4 tháng 10 vừa qua. Vậy là, biểu tượng sống về
công lao “giành độc lập” và lý tưởng “cách mạng”, tượng đài hữu danh vô thực về
một thời “hào hùng” của những người cộng sản đã trở về với cát bụi.
Ông
ta đã thực sự rời bỏ cuộc chơi, đã từ giã cõi nhân sinh điên đảo này.
Không ai biết ông sẽ đi về đâu nhưng ông đã để lại di sản đầy đau đớn và nhiễu
nhương, để lại cho tất cả chúng ta một Việt Nam với tiếng ai oán khắp nơi. Thôi
thì cũng cầu chúc ông ra đi trong thanh thản, dù ông đã lặng thinh một
cách vô cảm trước những người đã ra đi một cách bi thương khác.
Là
người đã có công khai sinh ra một Việt Nam cộng sản, thiết nghĩ không cần bàn
đến chuyện ông có lý tưởng hay không lý tưởng và sự cần thiết hay không của
những cuộc chiến tranh vô nghĩa mà ông đã đóng vai trò lãnh đạo quân sự tối
cao, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự im lặng của mình trước những
trang lịch sử bất công, gian trá và đau thương mà người Việt Nam đã trải qua.
Không
ít người ca ngợi ông là một trí thức lớn, là nhà văn hóa. Tôi không muốn bàn
những chuyện ấy nữa vì đã có nhiều tài liệu lịch sử có sẵn cho việc tìm hiểu,
nghiên cứu về ông Giáp. Chỉ xin hỏi: Ông đã làm gì khi luật sư Nguyễn Mạnh
Tường kêu gọi dân chủ pháp trị để rồi sau đó bị thất sủng? Nếu là một trí thức
lớn thực sự, lẽ ra ông phải biết dân chủ pháp trị cần cho một quốc gia như thế
nào trước cả cụ Tường bởi thực tế cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã tàn phá quốc
gia như thế nào? Nếu không nhận ra khiếm khuyết của một chế độ độc tài cộng
sản, ông có xứng đáng với danh xưng một đại trí thức? Và cứ cho là ông không
biết gì về độc tài-dân chủ, nhưng khi luật sư Tường lên tiếng về xã hội dân
chủ, ông không có động tĩnh gì, đó có phải là biểu hiện của một nhân cách lớn?
Lại
nữa, ông đã ở đâu, đã làm gì khi những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hữu Loan bị
đấu tố, bị đoạ đày? Ông có chút tủi nhục, cảm thương hay phẫn nộ nào không khi
hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi trong tức tưởi khi Việt Nam Cộng
Hòa bị cưỡng chiếm để rồi hàng nghìn người trong số họ đã vùi thân ngoài
biển cả? Ông nghĩ gì khi tướng Trần Độ đã dũng cảm lên tiếng rồi bị đàn áp? Ông
đã làm gì khi cụ Hoàng Minh Chính đã tỏ thái độ đối kháng để rồi bị bỏ tù? Ông
đã đứng bên lề bao biến cố đau thương của đất nước. Đó có phải là vị trí xứng
đáng của một trí thức hay không?
Dù
là ai, một người vừa mới qua đời nên được cầu nguyện cho sự ra đi bình an. Tôi
đã rất phân vân khi viết những dòng này. Có nên viết những lời cay đắng cho một
người đã chết không? Có nên kể tội họ khi họ đã mãi mãi không còn khả năng biện
bạch? Nhưng quả tình, tôi không viết những dòng này nhắm vào tướng Giáp, tôi
viết cho những người còn sống, cho những người còn bị ám thị bởi cái ảo
ảnh hào quang mà những người cộng sản đã tạo ra. Đa số thanh niên Việt Nam hiện
nay sống trong sự lừa gạt đó mà không biết, và cũng không có ý chí vượt thoát
ra.
Ông
Giáp, vị “đại tướng quân” trong mắt nhiều thanh niên Việt Nam, là người góp
công to lớn để tạo dựng và bảo vệ chế độ độc tài tàn bạo này. Ông đã sống quá
xa cái tuổi “cổ lai hy” và ra đi trong tình thương yêu của gia tộc, trong sự
ngưỡng vọng của nhiều người. Nhưng ông có biết đâu, một người có công gây dựng
nên một tập đoàn tội ác như ông lại ra đi thanh thản và vinh quang, trong khi
chính những nạn nhân vô tội của chế độ thì lại hứng chịu thảm trạng bi đát của
gia đình để rồi phải ra đi trong uất ức, tủi nhục.
Đó
chính là một Đặng Ngọc Viết hiền lành, siêng năng bị chính quyền cướp đất, phẫn
uất cùng cực đến mức phải ra tay giết chết một quan chức tỉnh Thái Bình rồi tự
sát bằng một viên đạn vào tim. Đó là một Thomas Nguyễn Tự Thành – một thuyền
nhân bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam từ Thái Lan, bị sách nhiễu và phong
toả kinh tế liên tục bởi chính quyền cộng sản đến nỗi uất ức quá phải tự vẫn
bằng cách thắt cổ vào ngày 3 tháng 10, trước ngày ông Giáp chết một ngày. Tại
sao ông lại được vinh danh khi chính ông là một phần nguyên nhân của những cái
chết đau đớn ấy?
Tất
nhiên, ông Giáp không còn là lãnh đạo đất nước từ lâu, các chính sách, hành
động của chính quyền này ông không tham gia. Nhưng chính cái quá khứ “oai
hùng” và cái hiện tại vô trách nhiệm của ông tạo nên tính chính đáng cho
chế độ tàn ác này. Chế độ này vẫn lấy ông ra làm cái bệ đỡ để biện minh cho
những hành động bán nước hại dân của họ. Ông là cái phao cứu sinh khi những
người lãnh đạo cộng sản đối diện với sự căm phẫn của người dân vì sự tham quyền
cố vị của họ. Không hiểu vì tuổi già làm tiêu hao ý chí, vì sự sợ hãi làm xói
mòn lương tâm, hay vì danh lợi của con cháu làm tiêu tan tinh thần trách nhiệm,
mà cho đến những năm cuối đời ông Giáp vẫn lặng thinh trước hiện tình đất nước
vật vã dưới chế độ độc tài, vẫn để cho nhà cầm quyền tiếp tục lợi dụng ông cho
chế độ bất nhẫn của họ. (Chỉ có một lần ông lên tiếng yếu ớt cho vấn đề Bauxite
Tây Nguyên.)
Giá
như ông lên tiếng cổ vũ cho Nhân quyền Tự do thì tiếng nói của ông đã tác động
mạnh mẽ đến lương tâm tuổi trẻ và có thể xoay chuyển ý thức của biết bao người
dân đang bị ám thị. Một ông Giáp đại tướng quân chắc chắc có khả năng thức tỉnh
quần chúng, làm rúng động đảng cộng sản hơn hẳn một Lê Công Định, Phạm Hồng
Sơn, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Thanh Nghiên hay Phương Uyên chứ? Thế nhưng, ông đã
chọn cách sống trong sự co rút và chết trong cờ xí, kèn trống của chế độ cộng
sản, hơn là cách sống trong sự phản tỉnh và chết như một chiến sĩ tự do. Đáng
lẽ tuổi già phải là giới hạn cuối cùng của sự sợ hãi, nhưng ông đã để nó đi
cùng ông sang tận thế giới bên kia.
Có
người nói: chúng ta không ở vị trí của ông nên không thể hiểu hết những gì ông
phải đối mặt. Đúng! Chúng ta không hiểu hoàn cảnh và vị trí của ông. Nhưng
chúng ta có thể hiểu được hoàn cảnh của những bạn sinh viên vì biểu tình yêu
nước mà bị nhà trường đuổi học và mất cả tương lai không? Chúng ta có từng đặt
mình vào vị trí Phương Uyên, cô bé sinh viên phải chịu biết bao nhiêu sợ hãi,
tổn thương tinh thần khi bị bắt và giam giữ, chỉ vì cô bé biểu thị lòng yêu
nước? Rồi nhiều người đối kháng khác nữa, chỉ vì lên tiếng cho Dân chủ tự do mà
phải chịu những bản án nặng nề, mất cả hạnh phúc trăm năm, con cái bơ vơ-thất
học. Hoàn cảnh của ông Giáp có ngặt nghèo hơn hoàn cảnh của những người kể trên
hay không? Hay để dễ hình dung hơn, tình huống của ông có khó khăn hơn tình
huống của tướng Trần Độ, của cụ Hoàng Minh Chính hay không? Tôi cho rằng,
vấn đề là ở lương tâm và bản lĩnh!
Ông
đã ra đi để lại tất cả, một chế độ độc tài dai dẳng, những mảnh đời oan khuất,
những cuộc đàn áp tiếp diễn, những cái chết oan khiên… Nhưng những dòng này
không phải để kể tội ông. Quả thật, thế giới này tồn tại trong trạng thái tương
đối của mọi giá trị. Nhưng vẫn có cách để phân biệt những trí tuệ và nhân cách
lớn CHÂN THẬT với sự tô vẽ KHÔNG THẬT. Cầu cho ông ra đi được bình an và
xin gởi tới ông sự cảm thương cho một kiếp người đa đoan trong thế giới vô minh
này; nhưng sự tôn kính thì tôi xin giữ lại cho những con người sống với tương
tâm, trách nhiệm và ý chí và chết với nỗ lực lên tiếng cho sự thật.
Việt
Nam còn rất nhiều người để chúng ta thành tâm ca ngợi và kính ngưỡng, nhưng đó
không phải là ông.
No comments:
Post a Comment