24/08/2018
Tháng
1/2017, sau khi Tổng thống Donald Trump nhận chức, Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế (CSIS) lưỡng đảng đã công bố một báo cáo khuyến nghị rằng Chính
phủ Mỹ dưới thời Donald Trump nên thông qua một chiến lược kinh tế toàn diện đối
với khu vực Châu Á -Thái Bình Dương năng động.
Sau
đó, nhân buổi điều trần hôm 17/04/2018 trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ,
Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Thái Bình Dương, đã đưa ra một bản tuyên bố bằng
văn bản, nói rằng tại Biển Đông, Trung Quốc đã xây dựng hàng loạt các trạm
radar, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống phòng thủ trên những thực thể đang
tranh chấp như Đá Châu Viên, Đá Chữ thập, Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc
Ma, Đá Vành Khăn và Đá Xu bi. Ông nhận định : "Nói một cách ngắn gọn,
Trung Quốc giờ có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống, trừ khi
gây chiến với Mỹ".
Bản
đồ Vòng đai và Con đường của Trung Quốc
Hai
bản phúc trình này được đưa ra nhằm lưu ý chính phủ Donald Trump về tầm quan trọng
của vùng Châu Á - Thái Bình Dương và những gì đang xảy ra ở đó, nhưng với chính
sách "Nước Mỹ trước hết" Trump đang làm gì để đối phó với Trung Quốc ở
Biển Đông và vùng Đông Nam Á Châu ?
Trước
khi nhận định về kế hoạch đối phó với Trung Quốc của chính phủ Donald Trump,
chúng tôi xin trình bày qua đường lối và chính sách của chính phủ Hoa Kỳ trong
thập niên vừa qua.
Chính sách thời Obama
Ngày
7/5/2009, phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã gửi đến Tổng thư ký Liên
Hiệp Quốc công hàm về ranh giới thềm lục địa của Trung Quốc kèm theo bản đồ
"đường 9 đoạn". Như vậy Trung Quốc đã chính thức nêu yêu sách khu vực
nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn thuộc về Trung Quốc, mặc dầu không được luật
pháp quốc tế công nhận. Kể từ đó, Trung Quốc công khai mở cuộc lấn chiếm trên
Biển Đông. Chính quyền Obama đã đưa ra nhiều kế hoạch để đối phó lại.
1. Tuyên
bố xoay trục về Châu Á - Thái Bình Dương
Ngày 17/11/2011, khi
phát biểu trước Quốc hội Úc ở Canberra, Tổng thống Obama tuyên bố chiến
lược "Quay trục về vùng Châu Á - Thái Bình Dương" (Pivot to Asia
Pacific regional strategy). Ông nói : "Hoa Kỳ là cường quốc Thái
Bình Dương và chúng tôi sẽ mãi hiện diện ở đây".
2.
Hình thành Hiệp định TPP
Để
đối phó với chiến lược "Made in China 2025" do Trung Quốc
ban hành ngày 19/5/2015, ngày 4/2/2016 Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - viết tắt TPP) đã được 12
nước ký kết tại Auckland, New Zealand, sau 5 năm đàm phán. Mục
tiêu chính của Hiệp định này là xóa bỏ các rào cản trong việc phát
triển kinh tế, cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế, điều chỉnh
toàn bộ các lĩnh vực về thương mại, gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
Các
thành viên của Hiệp định gồm có Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản,
Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Trung
Quốc bị loại ra ngoài.
3.
Ngăn chặn Viêt Nam đứng hẵn về phía Trung Quốc
Việt
Nam có một vi thế chiến lược quan trọng trong vùng Đông Nam Á, vì thế cả Mỹ,
Trung Quốc lẫn Nga đều quan tâm đến Việt Nam. Cả Mỹ lẫn Nga đang biến Việt Nam
thành một tiền đồn ngăn chận Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á.
3.1 Tuyên
bố đối tác toàn diện : Ngày 25/3/2013, tại Tòa Bạch Ốc, Tổng
thống Barack Obama và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký Tuyên bố
chung về "Đối tác Toàn diện" (Comprehensive Partnership) giữa
hai nước.
3.2. Viện
trợ cho Việt Nam phát triển kinh tế : Mỹ đã giao việc yểm trợ Việt
Nam phát triển kinh tế cho các đồng minh trong vùng. Trong 30 năm qua, tổng số
vốn đầu tư FDI mà Việt Nam đã nhận được là 315,72 tỷ USD, trong
đó Nam Hàn đứng đầu với 48,6 tỷ USD, Nhật Bản đúng thứ nhì
với 39,8 tỉ USD, Singapore đứng thứ 3 với 38 tỉ USD… Hoa Kỳ đứng
thứ 8 với 10,9 tỉ USD, còn Trung Quốc đứng thứ 9 với 10,7 tỷ USD.
3.3. Ưu
đãi Việt Nam về thương mại : Hoa Kỳ cũng đã dành cho Việt Nam một
định số xuất cảng cao với phần thâm hụt mậu dịch lớn về phía Hoa Kỳ. Năm 2015
Hoa Kỳ bị thâm hụt 30,91 tỷ USD ; năm 2016 : 31,99 tỷ USD ; năm 2017 : 38,35 tỷ
USD... Nhờ sự ưu đãi này, Việt Nam mới có một số ngoại tệ đủ để trang trải các
nhu cầu cần thiết.
Nhìn
lại, chúng ta thấy mặc dầu được Mỹ ưu đãi, về chính trị và phát triển kinh tế,
Việt Nam vẫn đi theo mô thức của Trung Quốc, còn về vũ khí Việt Nam đã mua đa số
của Nga. Như vậy, Việt Nam đang "bắt cá ba tay" để thủ lợi. Mỹ
cũng chấp nhận đường lối này để Việt Nam đừng đứng hẳn về phía Trung Quốc.
Donald Trump chủ trương phá bỏ
Sau
khi lên nắm chính quyền, Donald Trump đưa ra chủ trương "Nước Mỹ trước hết"
và quyết tâm phá sập tất cả các chính sách của nước Mỹ có từ trước, về đối nội
cũng như đối ngoại, trong đó có kế hoạch bảo vệ Châu Á - Thái Bình Dương khỏi lọt
vào tay Trung Quốc.
Donald
Trump đang bỏ rơi Biển Đông và Đông Nam Á ?
1.
Rút khỏi Hiệp định TPP
Khi
đang tranh cử, Đonald Trump đã tuyên bố sẽ hủy bỏ Hiệp Định TPP ngay sau khi đắc
cử. Mới nhận chức ba ngày, ngày 23/01/2017, ông đã ký sắc lệnh hành
pháp (executive order) rút khỏi hiệp định TPP. Số 11 quốc gia còn lại phải
họp và điều chỉnh lại thành Hiệp định TPP-11, bỏ Mỹ ra ngoài, với cái
tên mới là "Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái
Bình Dương" (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership). Nhưng thiếu Mỹ, hiệu quả của hiệp định yếu đi nhiều.
Các nước trong vùng tin rằng Mỹ sẽ trở lại sau khi Trump ra đi.
2.
Hủy bỏ "chính sách xoay trục" về Đông Á
Ngày
14/3/2013, chính phủ Donald Trump tuyên bố "chính thức chấm dứt chính
sách xoay trục" và sẽ có chính sách mới thay thế. Nhưng cho đến
nay vẫn chưa thấy chính sách nào được công bố.
Trung Quốc thừa cơ lấn tới
Lợi
dụng chủ trương bỏ ngỏ vùng Châu Á - Thái Bình Dương của Donald Trump, Trung Quốc
đã đẩy mạnh chủ trương lấn chiếm Biển Đông và vùng Đông Nam Á Châu.
1.
Đẩy mạnh lấn chiếm Biển Đông
Một
nguồn tin của CNBC ngày 3/5/2018 cho biết, Trung Quốc đã âm thầm lắp đặt tên lửa
hành trình YJ-12B và tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9B trên ba bãi Đá Chữ Thập,
Đá Subi và Đá Vành Khăn. Bản phúc trình ngày ngày 16/08/2018 của Bộ Quốc
phòng Hoa Kỳ cho biết Bắc Kinh "có thể tiếp tục mở rộng tầm hoạt
động xa khỏi chuỗi đảo đầu tiên, chứng tỏ khả năng tấn công các lực lượng
Mỹ và đồng minh tại Thái Bình Dương, kể cả đảo Guam".
Năm
ngoái, lần đầu tiên các máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc đã bay sát đảo
Okinawa của Nhật, nơi đồn trú của phân nửa trong số 47.000 quân Mỹ tại Nhật Bản.
2.
Mở rộng vùng ảnh hưởng ở Nam Á ?
Để
thực hiện chính sách "Vòng đai và Con đường", Trung Quốc đã kết
hợp với 21 quốc gia trong vùng đã thành lập "Ngân hàng Đầu
tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á" (AIIB - Asian Infrastructure Investment
Bank) có trụ sở tại Bắc Kinh với số vốn điều lệ lên tới 100 tỷ USD. Trước
tiên, Trung Quốc bỏ ra 40 tỷ USD. Đến nay đã có 57 quốc gia tham gia. Mỹ
và Nhật đứng ngoài. Ngân hàng này sẽ tài trợ cho các công tác xây dựng đường bộ,
đường sắt, nhà máy điện và các mạng lưới viễn thông cần thiết cho sự phát triển
của các nền kinh tế trong khu vực. Trung Quốc sẽ chi ra hơn 1.000 tỷ USD để đầu
tư xây dựng đường sắt, đường cao tốc và cảng nối liền Châu Âu và Châu Á.
Tính
đến tháng 4/2017, Trung Quốc đã xây dựng 77 đặc khu tại 36 quốc
gia, với 56 đặc khu nằm tại 20 quốc gia dọc theo tuyến "vành
đai". Hơn 1.000 công ty Trung Quốc đã đầu tư 18,55 tỷ USD tại các đặc
khu này.
Phản ứng của Donald Trump
1.
Những tiếng báo động đáng lo ngại
Trên
The National Inteterest, Robert D. Blackwill, chuyên gia của Đại Học
Harvard, đã đặt câu hỏi : "Liệu chính quyền Trump có phát triển chiến
lược lớn đúng đắn để đối phó với Trung Quốc và bảo vệ những lợi ích sống còn của
Hoa Kỳ hay không ?".
Ông
Gregory B.Poling, Giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, nói rằng
"chưa bao giờ cán cân ở Biển Đông nghiêng hẳn về Bắc Kinh như lúc
này". CIA, FBI và nhiều chuyên gia đã cảnh báo Biển Đông và Miền Nam
Châu Á đang rơi vào tay Trung Quốc.
Cựu
Bộ trưởng quốc phòng của Mỹ Ashton Carter nói : "Có tới 1/2 dân số
toàn cầu và gần 50% nền kinh tế thế giới tập trung tại Châu Á - Thái Bình Dương
(APAC - Asia Pacific). Vì những lý do đó, khu vực này có một ý nghĩa hàng đầu đối
với tương lai của Mỹ và của toàn thế giới".
2.
Những giải pháp vô vọng
Trước
những lời báo động nói trên, ông Alex Wong, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ
trách Đông Á và Thái Bình Dương, tuyên bố thành lập "Vùng Ấn Độ -
Thái Bình Dương tự do và mở rộng" với lời giải thích rằng vùng này sẽ là một "hệ
thống kinh tế quốc tế công bằng, bền vững và dựa trên luật lệ, các nguyên tắc của
thị trường". Nhưng ông không đưa ra kế hoạch hành động cụ thể nào.
Ngày 30/5/2018,
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, viết
tắt là PACOM (Pacific Commant) nay được đổi tên là Bộ Tư lệnh Ấn
Độ - Thái Bình Dương, viết tắt là IPCOM (Indo Pacific Commant). Nhưng
một số nhà phân tích nói rằng đây chỉ là một hình thức nới rộng hoạt
động của Hạm Đội 7 trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, chứ không có sự tăng
cường lực lượng nào cả.
Nhiều
nhận định cho rằng việc Mỹ hình thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương không
phải để bảo vệ khu vực này mà chỉ nhắm thuyết phục ba cường quốc trong
vùng là Nhật Bản, Ấn Độ và Úc hình thành một tổ chức đối đầu với
Trung Quốc và mua võ khí của Mỹ, nhất là hỏa tiễn tầm xa THAAD. Nhưng Nhật
từ chối mua hỏa tiễn THAAD của Lockheed Martin và chỉ mua tượng
trưng 2 hệ thống Aegis có giá khoảng 2 tỷ USD, Úc từ chối không mua vì
không có nhu cầu, còn Ấn Độ chẳng những không mua mà còn đi thương lượng để mua
hỏa tiễn S-400 của Nga !
Trước
tình trạng này, ngày 30/07/2018 tại một diễn đàn của Phòng Thương mại Mỹ ở thủ
đô Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố một số sáng kiến đầu tư của
Mỹ ở Châu Á, tập trung vào kinh tế, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Ngoại trưởng
Pompeo nhấn mạnh : "Mỹ không tìm kiếm vai trò thống trị trong khu vực
và sẽ chống lại bất kỳ nước nào có ý đồ này". Ông thông báo gói
đầu tư trị giá 113 triệu USD cho các sáng kiến phát triển công nghệ mới,
năng lượng và cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ông khẳng định
: "Đây là một minh chứng cho sự cam kết của Mỹ đối với hòa bình và thịnh
vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Hôm
24/07/2018, trong một cuộc họp báo sau khi gặp Ngoại trưởng Úc Julie
Bishop, Ngoại trưởng Pompeo nói rằng ông tin các nước Nam Thái Bình
Dương sẽ chọn Mỹ làm đồng minh chứ không phải Trung Quốc, bất chấp Bắc
Kinh đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại khu vực.
Không ai tin rằng với một gói
đầu tư trị giá 113 triệu USD, Hoa Kỳ có thể làm cho các nước Nam Thái
Bình Dương từ bỏ Trung Quốc và quay trở lại làm đồng minh với Mỹ. Phòng Thương mại Hoa
Kỳ cho biết, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể chiếm 1/2 nền kinh tế
toàn cầu trong vòng nhiều thập kỷ tới, song vẫn cần đầu tư gần 26.000 tỷ
USD để hoàn thiện tiềm năng này.
Các nước
sẽ đứng về phía Trung Quốc ?
Trong
Báo cáo về Chiến lược Quốc phòng của Mỹ 2018, Tướng Mattis, Bộ trưởng quốc
phòng, nhận định rằng Trung Quốc đang sử dụng các hoạt động gây ảnh hưởng, hiện
đại hóa quân sự và kinh tế để xâm lấn các nước láng giềng nhằm tạo một trật
tự mới ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Ông
Christopher Wray, Giám đốc FBI của Hoa Kỳ nói tại Diễn đàn An ninh Aspen ở
Colorado: "Trung Quốc đang là một mối đe doạ lớn nhất mà Hoa Kỳ đang phải
đối mặt". Còn ông Michael Collins, Phó Trợ lý Giám đốc thuộc
Trung tâm nhiệm vụ Đông Á của CIA, đã đi đến kết luận rằng "cuối cùng các
nước trên thế giới khi quyết định các lợi ích của họ trong các vấn đề chính
sách sẽ chọn về phía Trung Quốc thay vì Mỹ".
Trong
thực tế, các nước Đông Nam Châu Á là Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện,
Bangladesh, Sri Lanka, Philippines và Brunei đã đi theo Trung Quốc. Malaysia
đang thương lượng lại với Trung Quốc về kế hoạch đầu tư, còn Indonesia bỏ mặc.
Việt Nam chơi trò đu dây bằng cách "bắt cá ba tay". Mỹ gần như không
còn ảnh hưởng bao nhiêu trong vùng này.
Ngày
24/08/2018
Lữ
Giang
No comments:
Post a Comment