1.
Khi xác định được đối tượng liên quan đến một vụ án hình sự đã được khởi tố thì
Cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền triệu tập họ lên làm việc. Khi triệu
tập đến lần thứ 3 mà đối tượng bị triệu tập vẫn không tự nguyện chấp hành lên
làm việc theo yêu cầu, thì công an có thể sử dụng đến biện pháp áp giải đối
tượng đến địa điểm làm việc theo giấy triệu tập. Sáng nay, công an thị xã Buôn
Hồ (Đắc Lắc) đã tiến hành áp giải Huỳnh Thục Vy lên làm việc sau khi đã gửi
giấy triệu tập lần thứ 4 mà Vy vẫn không chấp hành.
2.
Luật pháp của nhiều quốc gia dân chủ không có tội “xúc phạm quốc kỳ”, vì hành
vi xúc phạm hay phỉ báng (nếu có) lại là một yếu tính của quyền tự do quan điểm
và biểu đạt của công dân. Luật nhân quyền quốc tế cũng có cái nhìn tương tự khi
Uỷ ban Nhân quyền LHQ thông qua Bình Luận Chung số 34 đã khuyến nghị các quốc
gia cần phải loại bỏ việc hình sự hoá đối với các hành vi thiếu tôn trọng hay
xúc phạm đến các biểu tượng của quốc gia như quốc kỳ.
Tuy
nhiên, tại Việt Nam, xúc phạm quốc kỳ là một tội hình sự có thể bị phạt tối đa
đến 3 năm tù giam. Với mặt khách quan của tội này là các hành vi đốt, xé, bôi
bẩn, vẽ bậy, giẫm đạp lên quốc kỳ, được thực hiện một cách cố ý trực tiếp nhằm
tỏ thái độ khinh miệt hay làm giảm giá trị biểu tượng của quốc gia.
3.
Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam cho phép tạm giam cả những phụ nữ đang mang thai
hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi những đối tượng này có các hành vi bỏ
trốn, hoặc có các hành vi gây cản trở công tác điều tra, hoặc có khả năng tiếp
tục phạm tội. Dù Huỳnh Thục Vy đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, nhưng với
việc không chấp hành khi bị triệu tập theo yêu cầu của Cơ quan cảnh sát điều
tra, có thể dẫn đến hậu quả Huỳnh Thục Vy sẽ bị tạm giam với lý do “không chấp
hành yêu cầu triệu tập gây cản trở cho công tác điều tra”.
Hình :
Ảnh: Fb Huỳnh Thục Vy
------------------------
BBC News Tiếng Việt
9
tháng 8 2018
Có
tin nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị an ninh Việt Nam bắt giữ, khám nhà sáng 9/8,
liên quan cáo buộc bà 'xịt sơn lên cờ tổ quốc'.
Bắt người, khám nhà
"Khoảng
9h sáng nay tôi nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ. Tôi gọi lại thì
nhận ra giọng nói là của Duy, chồng Thục Vy. Giọng nói rất hốt hoảng, như là
đang sợ người khác nghe," ông Phạm Bá Hải, cựu tù nhân chính trị ở Sài
Gòn, nói với BBC qua điện thoại chiều 9/8.
Ông
Hải cho biết, ông Duy thông báo "Vy bị bắt đưa đi rồi."
Ông
Phạm Bá Hải và ông Huỳnh Ngọc Tuấn, cha của Huỳnh Thục Vy, là thành viên Hội
Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam.
Theo
ông Hải, trong cuộc trao đổi chỉ kéo dài vài chục giây, ông Duy cho hay có
khoảng 30 nhân viên an ninh Việt Nam "đến tận nhà riêng" ở Buôn Hồ -
Đắc Lắk, "dùng vũ lực bắt bà Vy đi".
"Lo
sợ cho an toàn của con gái của Vy và Duy, hiện mới 22 tháng tuổi, tôi có hỏi
cháu đang ở đâu thì được Duy cho biết là đang ở nhà."
"Duy
cũng nói công an bao vây nhà, canh giữ nghiêm ngặt không cho đi đâu, đồng thời
tịch thu điện thoại của hai vợ chồng."
Ông
Hải sau đó nhiều lần gọi lại số điện thoại này nhưng không liên lạc được.
Vụ bắt giữ bà Vy lần này được cho là
'nghiêm trọng'. Bản quyền hình ảnh HUYNH
THUC VY
Trong
lúc trao đổi với BBC, ông Hải cho hay ông tiếp tục nhận được một số tin nhắn từ
số điện thoại nói trên.
"Nhưng
tôi gọi lại thì không được. Hình như cứ nhắn tin xong là tắt máy."
"Tin
nhắn mới nhất nói lực lượng an ninh rất đông đi xe biển xanh của Bộ Công an đã
tiến hành khám nhà ngay sau khi bắt Vy," ông Hải nói với BBC từ TP Hồ Chí
Minh.
Một
thông tin mà ông Hải cho BBC biết thêm là bài đăng của ông trong sáng 9/8 về vụ
bắt giữ bà Vy đã bị Facebook xóa, sau khi đã có hơn 1.000 lượt chia sẻ.
Bà Huỳnh Thục Vy bị yêu cầu triệu tập
lần thứ tư liên quan đến hành vi xịt sơn lên cờ Tổ quốc. HUYNH THUC VY
'Nghiêm trọng'
Theo
ông Phạm Bá Hải, đây là một vụ bắt giữ nghiêm trọng, liên quan đến cáo buộc bà
Huỳnh Thục Vy xịt sơn lên cờ Việt Nam.
"Có
thể vì việc này - mà họ cho là xúc phạm lá cờ của họ - tôi nghĩ chính quyền sẽ
làm lớn chuyện. Dấu hiệu làm lớn chuyện là khám xét nhà và cho người của Bộ
Công an, xe biển số xanh 80, bắt Vy. "
"Cũng
vì vấn đề này, Huỳnh Thục Vy trước đó đã bị chính quyền gửi giấy triệu tập đến
lần thứ tư, theo thông tin Vy đăng công khai trên Facebook cá nhân. Nhưng Vy
bất tuân dân sự, không đi trình diện."
"Số
lượng những người bất đồng chính kiến bị bắt năm nay là đáng ngạc nhiên. Chưa
bao giờ những người đấu tranh kỳ cựu hoặc đã từng đi tù lại bị bắt nhiều như
thế, và bị kết án rất nặng nề..."
"Việt
Nam không chấp nhận tiếng nói khác biệt. Với trường hợp của Vy, chúng tôi sẽ
tiếp tục lên tiếng."
"Vy
có con gái mới 22 tháng tuổi. Đây là vấn đề nhân đạo. Nếu nhà nước Việt Nam
chính thức bắt Thục Vy thì họ hoàn toàn chà đạp lên luật pháp của chính họ,
chưa nói gì đến luật pháp quốc tế, trong việc bảo vệ trẻ em," ông Hải nói
với BBC qua điện thoại.
Cuốn sách về nhân quyền ở Việt Nam của
Huỳnh Thục Vy. PHAM BA HAI
'Bị sách nhiễu liên tục'
Bà
Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985, là một nhà bất đồng chính kiến, đấu tranh đòi nữ
quyền. Bà thường xuyên viết về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và đăng tải
trên mạng xã hội, trong đó có việc chính quyền đàn áp người thiểu số.
Bà
là tác giả cuốn sách "Nhận định Sự thật Tự do và Nhân quyền", được
cho là "góp phần làm rõ tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam".
Trong
một bài đăng trên Facebook cá nhân gần đây, bà Vy tuyên bố không trình diện
theo giấy triệu tập của an ninh, liên quan đến việc bà bị cáo buộc "xịt
sơn lên cờ tổ quốc'.
"Vy
đã bị sách nhiễu liên tục kể từ năm 2012 đến nay," ông Phạm Bá Hải nói.
Năm
2012 cũng là thời gian bà Vy an ninh Việt Nam bắt trong một vụ việc được cho là
'kinh sợ'.
Bà
bị đưa đi bằng xe ô tô quãng đường hơn 1000 cây số xuyên qua Sài Gòn, trở về
quê bà.
An
ninh thẩm vấn bà suốt 12 tiếng đồng hồ trước khi bỏ bà lại tại một trạm xăng
vào lúc nửa đêm.
Bất
chấp sự giám sát gắt gao của chính quyền, bà Vy từ chối im lặng.
Bà
Vy tiếp nối con đường mà cha bà, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, đã từng đi. Ông Tuấn là
một người bất đồng chính kiến từng bị bỏ tù 10 năm vào năm 1993 vì ông viết
blog chỉ trích chính phủ Việt Nam.
Trong
một cuộc trả lời phỏng vấn BBC trước đây, bà Vy từng nói: "Đàn áp, bắt bớ,
sách nhiễu, tù đày là những trở ngại chúng ta phải chấp nhận và phải vượt qua
nó. Khi vượt qua nó rồi thì chúng ta sẽ có phần thưởng, hoa trái cho nỗ lực đấu
tranh của chúng ta."
----------------
No comments:
Post a Comment