Nguyễn
Quang Duy
August
5, 2018
Hà
Nội vẫn thường tự hào Việt Nam là nước xuất cảng gạo hàng đầu trên thế giới.
Nhưng
ít ai ngờ rằng chính chiến lược đẩy mạnh xuất cảng của Hà Nội là nguyên nhân
khiến 15 triệu nông dân trồng lúa trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông
Hồng đều nghèo hay rất nghèo.
Nông Dân Hy Sinh 50% Lợi Nhuận Nhằm Bảo
Hộ Công Nghiệp Xuất Cảng
Hà
Nội bảo hộ công nghiệp bằng cách giảm giá đồng tiền giúp hàng công nghiệp xuất
cảng rẻ hơn.
Giảm
giá đồng tiền làm giảm giá gạo Việt Nam bán ra trên thị trường quốc tế và làm
giảm thu nhập của nông dân trồng lúa.
Khi
đồng tiền bị giảm giá thì giá phân bón, nhiên liệu, thuốc trừ sâu, máy móc nhập
cảng đều mắc hơn làm tăng giá thành gạo và lại giảm xa hơn lợi nhuận nông dân
có thể thu được.
Riêng
việc dùng đồng tiền để bảo hộ công nghiệp đã cướp đi 50% lợi nhuận của nông
dân.
Chính
phủ Thái Lan trợ giá gạo bằng cách mua lúa của nông dân, sau đó sẽ bán lại cho
các công ty xuất khẩu. Mức trợ giá là từ 14 tới 15.000 baht/tấn lúa, tính ra
cao hơn mức giá thị trường toàn cầu từ 40 đến 50%.
Trong
vụ mùa 2018–19, chính phủ Thái sẽ hỗ trợ chừng 3 tỷ Mỹ kim cho cho ngành lúa
gạo, gồm những khoản cho vay và khoản trợ cấp trực tiếp cho nông dân.
Nếu
nông dân đồng ý giữ lúa trong kho và bán ra khi được giá, họ sẽ được trợ giá để
có thể thu về 17.050 baht/tấn gạo Hom Mali, 15.450 baht/tấn gạo nếp, 12.000
baht/tấn gạo trắng và 12.900 baht/tấn gạo thơm Pathum Thani.
Trung
cộng, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân và các quốc gia nhập cảng gạo khác đều
bảo vệ gạo nội địa bằng cách đánh thuế và giới hạn số gạo nhập cảng.
Ngày
1/7/2018, Trung cộng điều chỉnh mức thuế nhập cảng gạo từ 40% tăng lên 50%.
Nhìn
vào con số Thái Lan và Trung cộng bảo trợ nông dân xứ họ, ta có thể ước tính
nông dân Việt Nam đã hy sinh đến 50% lợi nhuận so với giá xuất cảng mà không hề
được Hà Nội bồi hoàn hay bảo trợ.
Lý
do này hầu như không được các chuyên gia tại Việt Nam nêu lên ngay cả họ biết
và biết rất rõ sự việc.
Những vòi bạch tuộc hút máu nông dân
Hiệp
hội Lương thực Việt Nam (VFA) một tổ chức được Hà Nội thành lập nhằm quản lý
thị trường gạo và bảo đảm số gạo xuất cảng theo kế hoạch của Hà Nội.
Mang
tiếng là hiệp hội nhưng nó không hề đại diện cho tầng lớp nông dân, không đại
diện thương nhân trung gian, mà cũng không đại diện cho các doanh nghiệp nhỏ
đang hoạt động trong thị trường lúa gạo.
Nó
chỉ đại diện cho một số doanh nghiệp lớn, đều là doanh nghiệp nhà nước, hội đủ
các quy định về kinh doanh xuất cảng gạo do Hà Nội đưa ra là phải có kho trữ
gạo lớn, nhà máy xay xát thóc lớn và có vốn nhiều.
Cơ
cấu quản lý thị trường gạo vì thế vẫn như thời bao cấp, doanh nghiệp nhà nước
độc quyền thu mua và xuất cảng gạo theo kế hoạch nhà nước.
Hà
Nội đã lừa gạt thế giới vì khi họ gia nhập WTO họ đã đồng ý sẽ dần dần xóa bỏ
doanh nghiệp nhà nước tạo công bằng trong thương mãi.
Nắm
độc quyền xuất cảng gạo, các doanh nghiệp nhà nước sẵn sàng ký những hợp đồng
với giá gạo rẻ hơn giá thị trường. Vì thế giá gạo Việt Nam thường rẻ hơn giá
gạo Thái Lan cùng loại có khi lên tới cả 100 Mỹ Kim.
Người
nông dân Việt Nam thường ít ruộng, không vốn để giữ lúa, không chỗ chứa, ít
thông tin về giá cả và mất quyền thương lượng bị doanh nghiệp nhà nước ép phải
bán theo giá nhà nước đưa ra nên lợi nhuận còn lại rất thấp.
Cơ
chế này không khác gì các vòi bạch tuộc hút máu nông dân, công sức và lợi nhuận
nông dân bị cắt xén nên ngay cả khi được mùa nông dân vẫn chỉ đủ sống.
Tính
trung bình nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long thu nhập không quá
100 Mỹ Kim mỗi tháng, thấp hơn lợi tức nông dân trồng lúa Thái Lan 2,7 lần và
1,5 lần thấp hơn so với Nam Dương và Phi Luật Tân.
Gạo Sạch, Ngon, Thơm
Chạy
theo định mức xuất cảng là nguyên nhân lâu nay Việt Nam chỉ sản xuất gạo
thường, sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu nên phải bán giá rẻ.
Trong
khi đó nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước dần dần chuyển sang gạo sạch,
ngon và thơm.
Ngay
thị trường quốc nội khi lợi tức cao hơn người dân mua gạo Thái Lan và cả gạo
Kampuchia về ăn.
Là
quốc gia hàng đầu sản xuất gạo mà không thể cạnh tranh được với gạo Thái gạo
Kampuchia ngay trong nước là một nghịch lý khó có thể chấp nhận được.
Điều
cần nói là giá gạo Thái, gạo Kampuchia lại cao hơn giá gạo Việt Nam xuất khẩu
rất nhiều.
Nói
cách khác nông dân Việt Nam nghèo vì họ không được khuyến khích và mất đi cơ
hội sản xuất các loại gạo có giá trị lợi nhuận cao nhằm nâng cao đời sống của
họ và gia đình.
Nhiễm thuốc trừ sâu
Theo
báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, riêng tháng 5/2018
Việt Nam nhập cảng 110 triệu Mỹ Kim thuốc trừ sâu và nguyên liệu thuốc trừ.
Mỗi
năm nông dân tiêu thụ đến cả 100 ngàn tấn thuốc trừ sâu, hơn 50% là nhập cảng
từ Trung cộng.
Việc
nhiễm thuốc trừ sâu vì vậy không chỉ xảy ra với nông dân mà những người ở thành
phố cũng có nguy cơ nhiễm thuốc còn tồn dư trong thực phẩm như gạo, rau, quả,
cá, tôm hay gia súc nuôi bằng thực phẩm nhiễm độc.
Khi
ngộ độc thuốc trừ sâu, chất độc sẽ chuyển hoá qua gan, gây rối loạn thần kinh,
mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực, gây suy nhược cơ thể, ung thư, ở
phụ nữ dễ bị sảy thai, đẻ non, gây dị tật bẩm sinh ở trẻ,…
Nghĩa
là cả một dân tộc và nhiều thế hệ tiếp nối đang đối đầu với ô nhiễm thuốc trừ
sâu chỉ vì đảng và nhà nước cộng sản chạy theo đồng tiền xuất khẩu.
Quyền tư hữu đất đai
Với
nông nghiệp, quyền tư hữu đất đai vô cùng quan trọng, bao gồm quyền sử dụng
đất, quyền hưởng lợi và quyền mua bán. Quyền này đến nay nông dân Việt vẫn chưa
có.
Có
quyền tư hữu người dân mới yên tâm mua thêm đất, mở rộng cơ nghiệp, mới chí thú
và mạnh dạn phát triển kinh tế nông thôn, mới đầu tư vào máy móc trang thiết bị
nhằm tăng năng suất và sản lượng sản xuất.
Nông
thôn có phát triển mới thu hút được đầu tư vào hạ tầng cơ sở, thu hút nhân tài
về phát triển nông thôn, thu hút đầu tư vào công nghiệp nhẹ sản xuất ngay tại
nông thôn…
Nông
thôn có phát triển thì đời sống nông dân mới khá hơn, khoảng cách giàu nghèo
giữa nông thôn và thành thị mới thu hẹp, người trẻ không rời lên đô thị kiếm
sống, giảm gánh nặng cho đô thị, đất nước mới thực sự phát triển.
Các
yếu tố khác như các đập thủy điện đầu nguồn ngăn chặn lượng nước phù sa, gây
lụt lội, nước mặn xâm nhập, việc lạm dụng nước giếng cho sản xuất và tiêu dùng,
việc khai thác cát trên sông, … đều ảnh hưởng đến môi trường sống và lợi tức
của người trồng lúa.
Kết Luận
Rõ
ràng nông dân dù làm việc rất cực khổ nhưng vẫn nghèo là do chiến lược bảo hộ
xuất cảng công nghiệp và guồng máy quản lý thị trường của Hà Nội.
Hiện
nay Liên Minh Âu Châu đang thúc đẩy Việt Nam cải cách kinh tế để được Quốc Hội
Âu Châu đồng ý thông qua Hiệp định thương mại Việt Nam-EU.
Nhưng
kinh nghiệm cho thấy Hà Nội luôn tráo trở và lừa bịp nên việc cải cách kinh tế
chỉ là điều kiện cần còn thay đổi thể chế chính trị mới là điều kiện đủ.
Có
tự do bầu cử tự do ứng cử nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị mới có cơ
hội để tiếng nói của họ được lắng nghe, quyền lợi của họ mới được các đảng
chính trị và chính quyền bảo đảm thực thi và như thế đời sống của họ mới thực
sự thoát khỏi nghèo đói.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne,
Úc Đại Lợi
6/8/2018
No comments:
Post a Comment