Thiện Ý
22/08/2018
Tháng
8 năm 1945, là một tháng có nhiều biến cố trên chính trường Việt Nam, tạo một
khúc quanh quan trọng đối với vận mệnh dân tộc và đất nước Việt Nam chúng ta.
I.
TỪ BIẾN CỐ THÁNG 8 NĂM 1945.
Tháng
8 năm 1945 đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã lợi dụng thời cơ cướp chính quyền từ
tay chính quyền chính thống quốc gia, với chính phủ Trần Trọng Kim mới tiếp nhận
độc lập từ tay Nhật, ép của Vua Bảo Đại thoái vị. Việt Minh cộng sản gọi cuộc
cướp chính quyền không đổ máu này là “Cách mạng Tháng 8” như
là cuộc “Cách mạng Tháng 10 Nga” của đảng cộng sản Bolsevick
Nga lật đổ chế độ Nga Hoàng cướp chính quyền năm 1917. Nhưng người
Việt quốc gia chỉ coi là một “Biến cố lịch sử” và có lẽ chính
sử dân tộc sau này (khác với lịch sử do đảng CSVN viết) cũng sẽ viết
khách quan với tiêu đề “Việt Minh cộng sản cướp chính quyềnTháng 8 Năm 1945”,
đã đưa Việt Nam vào một khúc quanh mới đầy bất trắc và di hại nhiều mặt cho dân
tộc và đất nước.
Kỷ niệm 2 tháng Chín,
1966 tại Hà Nội. Bìa phải là ông Hồ Chí Minh.
Thật
vậy, trong Thế Chiến II (1939-1945) Việt Nam cũng không thoát khỏi tham
vọng xâm lăng của quân phiệt Nhật thuộc Phe Trục (gồm Ðức, Ý, Nhật), đối
đầu với phe Ðồng Minh (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga). Ngày 9 tháng 3 năm 1945,
Nhật đảo chính Pháp, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim được thành lập, tạm thời
chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp trên nguyên tắc; nhưng thực tế lại
rơi vào thế kìm kẹp của quân phiệt Nhật, với chủ nghĩa Ðại Ðông Á và khẩu hiệu
tuyên truyền lừa mị ‘‘Châu Á của người Á Châu’’.
Sau
khi hai trái bom nguyên tử Mỹ ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki
ngày 13 tháng 8 năm 1945, đã đưa đến sự đầu hàng đồng minh vô điều kiện của
quân phiệt Nhật, kéo theo sự tồn tại bấp bênh của chính phủ Trần Trọng Kim được
thành lập trước đó 4 tháng. Tình hình lúc này, theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì tại
Bắc Việt hai lực lượng cách mạng quốc gia và cộng Sản tranh nhau nắm chính quyền.
Một
bên là “Ðại
Việt Quốc Gia Liên Minh, một mặt trận quốc gia gồm nhiều đảng phái và quan trọng
hơn cả là Việt Nam Quốc Dân Ðảng và Ðại Việt Quốc Xã của các ông Nhượng Tống,
Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Xuân Tiếu.....” .
Bên
kia là “Mặt
Trận Việt Minh do các lãnh tụ Ðông Dương Cộng Sản đảng là Hồ Chí Minh, Võ
Nguyên Giáp điều khiển. Dân chúng hướng cả về các lực lượng và trong khi Việt
Nam như là cái nhà bỏ ngỏ, dĩ nhiên ai vào trước thì người ấy làm chủ. Việt
Minh nhờ có nhiều kỹ thuật đấu tranh cách mạng và thủ đoạn sâu sắc, đã đi bước
trước giành được chính quyền, sau khi tổ chức được nhiều cuộc biểu tình cổ động
quần chúng từ ngày 15 tháng 8 năm 1945 đến ngày 19 tháng 8 năm 1945, nắm được hậu
thuẫn của các tầng lớp dân chúng…’’.
Hồ
Chí Minh và đảng CSVN đã lợi dụng tình hình tranh tối tranh sáng, cướp chính
quyền vào ngày 15 tháng 8, nhờ thủ thuật tuyên truyền lừa mị và kinh nghiệm đấu
tranh lật đổ, nên đã huy động được sức mạnh của công chức và quần chúng trong một
cuộc biểu tình trước Nhà Hát Lớn Hà Nội; nên thay vì để ủng hộ chính phủ quốc
gia Trần Trọng Kim mới được Nhật trao trả độc lập trên nguyên tắc, thì thực tế
đã biến thành cuộc biểu tình ủng hộ Mặt Trận Việt Minh (tên việt tắt
Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, một tổ chức do đảng CSVN lập ra làm mặt
nạ ẩn mình) cướp chính quyền. Sau đó, Việt Minh cộng sản tiếp tục tổ chức
các cuộc biểu tình tương tự, từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 19-8 năm 1945, cướp
chính quyền ở nhiều nơi trên cả nước.
Ngày
25 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Ðại, vị vua cuối cùng của triều đại quân chủ
chuyên chế Việt Nam, dưới áp lực của Việt Minh đã tuyên bố thoái vị, và một
chính phủ lâm thời liên hiệp Quốc-Cộng do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch, ra mắt quốc
dân ngày 2 tháng 9, với bản tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa. Ðây
là một sự liên hiệp bất đắc dĩ về phía Việt quốc (gọi tắt phe người Việt quốc
gia) do tình thế chẳng đặng đừng. Trong khi về phía Việt Minh cộng sản việc
thành lập chính phủ liên hiệp chỉ là thủ đoạn chính trị có tính giai đoạn, khi
họ còn yếu kém thế lực, chưa đủ uy tín quốc tế và để có thêm thời gian củng cố
thế lực đủ mạnh sẽ quay lại tiêu diệt các chính đảng và các nhà ái quốc theo ý
thức hệ quốc gia. Trong thời khoảng này, sử gia Phạm Văn Sơn đã ghi nhận:
‘‘Các
đảng phái quốc gia đối với cuộc chuyển biến chính trị này và nội các Trần Trọng
Kim đều có vẻ dè dặt, nhất là đối với người Nhật tuy vẫn có sự giao thiệp công
khai với họ. Riêng mặt trận Việt Minh là hoạt động hơn cả. Họ tuyên truyền ầm ĩ
trong dân chúng, ám sát một số mật thám của chính phủ Pháp và tung ra khẩu hiệu
‘‘Ðánh Nhật đuổi Pháp’’. Giữa lúc này dân chúng Việt Nam đã bắt đầu đánh nhiều
dấu hỏi về nền độc lập vừa trao cho họ trước sự lủng củng giữa chính phủ Trần
và Ðại Bản Doanh Thiên Hoàng sau khi đã xẩy ra một vài việc bất đồng ý kiến…’’.
Có
thể nói đây là thời kỳ xung đột quyết liệt và đẫm máu nhất trong giai đoạn tiền
chiến tranh Quốc-Cộng (1930-1954) giữa các chính đảng quốc gia với đảng
CSVN, để giành quyền chủ đạo kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này đảng CSVN còn
rất yếu kém so với lực lượng các chính đảng quốc gia, nên lãnh tụ CS Hồ Chí
Minh đành phải chấp nhận thành lập một chính phủ liên hiệp Quốc-Cộng. Ông Hồ
Chí Minh nắm chức Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời, ông Nguyễn Hải Thần được cử làm
Phó Chủ Tịch, ông Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh) giữ chức Bộ
Trưởng Ngoại Giao, Trương Ðình Tri làm Bộ Trưởng Y Tế, Chu Bá Phượng coi Bộ
Kinh Tế. Còn các Bộ quan trọng khác như Quốc Phòng, Nội Vụ, Thông Tin do phía
Việt Minh nắm giữ.
Trong
Quốc hội liên hiệp hình thành sau đó vào đầu năm 1946, Việt Nam Quốc Dân Ðảng
và các đảng phái quốc gia, kể cả Ðồng Minh Hội chỉ giữ 70 ghế trong cuộc bầu cử
ngày 6 tháng 1 năm 1946 do Việt Minh cộng sản đạo diễn. Theo nhận định của sử
gia Phạm Văn Sơn, thì đây chỉ là một cuộc hợp tác bất đắc dĩ về phía Việt
Minh, để Hồ Chí Minh dễ dàng ký kết Hiệp Ðịnh Sơ Bộ Ngày 6 Tháng 3 Năm
1946 với Pháp, như là kế hoãn binh để có thời gian củng cố uy thế quay
lại tiêu diệt các chính đảng quốc gia và những nhà ái quốc Việt Nam không tuân
phục Việt Minh.
Ðể
củng cố uy thế về mặt cơ chế tổ chức chính quyền, ngày 27-5-1946, Hồ Chí Minh
cho thành lập Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam để nắm giai cấp công nhân. Ngày
29-5-1946 thành lập Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam, tức Mặt Trận Liên Việt, tiền
thân của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của Ðảng CSVN để nắm
các đoàn thể quần chúng. Ngày 11-8-1946 Việt Minh cho thành lập đảng Xã Hội Việt
Nam, sau đó là đảng Dân chủ Việt Nam để trang trí bộ mặt dân chủ giả hiệu cho một
chế độ thực chất là độc tài đảng trị phản dân chủ. Mặt khác, để tiêu diệt các đảng
phái quốc gia trên bình diện pháp lý, ngày 5-9-1946 Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh
giải tán các tổ chức gọi là tay sai Nhật như Ðại Việt Quốc Gia Xã Hội Đảng, Ðại
Việt Quốc Dân Ðảng. Một sắc lệnh khác ngày 12-9-1946 giải tán Việt Nam Hưng Quốc
Thanh Niên và Việt Nam Ái Quốc Hội. Phản ánh ý đồ đen tối của Việt Minh, cuốn ‘‘Lịch
sử Việt Nam (1945-1975)’’ do nhà xuất bản Giáo Dục Việt cộng ấn hành năm
1987 đã viết:
“Những
năm 1945, 1946 tình hình chính trị trong nước rất phức tạp nên ngoài việc trấn
áp bọn phản cách mạng, Chính Phủ Lâm Thời cũng có biện pháp tạm thời thỏa hiệp,
đưa một vài đại diện của Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Việt Nam Cách Mạng Ðồng Chí Hội
như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Trương Ðình Tri tham gia vào chính phủ
lâm thời…’’.
Quả
đúng như nhận định của sử gia Phạm Văn Sơn, ngay sau khi ký được Hiệp Ước Sơ Bộ
ngày 6-3-1946, Việt Minh liền dốc toàn lực tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng và
các đảng phái quốc gia khác. Bởi vì Hiệp Ước Sơ Bộ này chỉ có lợi cho hai phe
thực dân Pháp và Việt Minh (mặt nạ của cộng đảng Việt Nam), nhưng
hoàn toàn bất lợi cho người Việt quốc gia.
Đối
với Việt Minh cộng sản nhờ Hiệp Ðịnh Sơ Bộ Mùng 6 tháng 3, đã loại
được quân Tàu của Thống chế Tưởng Giới Thạch, lãnh tụ Quốc Dân Đảng Trung Hoa,
vốn hậu thuẫn cho Việt Nam Quốc Dân Ðảng và các đảng phái quốc gia. Đồng thời
cũng giúp Việt Minh có thêm thời gian củng cố được thế chính quyền để tiêu diệt
phe quốc gia; bất động được các nước đồng minh vì đã thừa nhận chính phủ lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh cầm đầu.
Ðối
với thực dân Pháp thì toan tính, nhờ Hiệp Ðịnh Sơ Bộ, Pháp đưa
quân vào được Bắc Việt và giúp cho Việt Minh cộng sản thành lập được chính phủ,
thì sau này Trung Hoa và Mỹ sẽ không còn lý do can thiệp vào Việt Nam. Bởi Pháp
chủ quan tin rằng với ưu thế quân sự có thể đè bẹp được Việt Minh trong ít
tháng sau đó. Với Hiệp Ðịnh Sơ Bộ, Việt Nam nằm trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp,
người Pháp nghĩ rằng họ sẽ uy hiếp được Việt Minh. Do đó, thực tế ngay lúc đó,
Pháp đã có hành động hợp tác với Việt Minh để cùng tiêu diệt phe quốc gia một
cách tận tình. Bởi vì phe quốc gia vốn là thù nghịch cố hữu của Pháp, trước khi
có thêm thù nghịch với Việt Minh cộng sản.
Chính
vì những lợi ích vừa kể, theo sự tính toán của Pháp, mà Pháp đã đồng tình với
Việt Minh, thu xếp cho phe quốc gia cùng ký vào Hiệp Ðịnh Sơ Bộ Mùng 6 tháng 3
năm 1946, để tránh sự phiền phức với đồng minh, là Pháp có thể bị coi là đã hợp
tác với một chính phủ cộng sản. Vì hiểu dụng ý trên đây của thực dân Pháp và Việt
Minh, nên hai ông Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam đã kịp lánh mặt vượt
thoát qua Tàu. Ông Vũ Hồng Khanh, một trong những lãnh tụ hàng đầu Việt Nam Quốc
Dân Ðảng còn ở lại trong nước, đã ký tên vào Hiệp ước Sơ bộ, để rồi phải gánh
chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước quốc dân và trước chính đảng của Ông.
Theo nhận định của sử gia Phạm Văn Sơn, thì “Sơ Ước 6-3 thành tựu đã là cái
hố chôn vùi sự nghiệp của những người quốc gia ở đây và làm đảo lộn cả tình thế
chính trị đang có lợi chung…’’.
Sau
khi tiêu diệt được phe quốc gia, Việt Minh cộng sản đã độc chiếm chính phủ lâm
thời, phát động và chủ đạo tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm cuối cùng chống thực
dân Pháp sau đó (1945-1954).
II.
ĐẾN CUỘC KHÁNG CHIẾN CUỐI CÙNG CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1954)
Lịch
sử kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam
gắn liền với từng bước chân của quân xâm lược Pháp. Từ những ngày đầu khi thực
dân Pháp xâm lược Việt Nam, các cuộc kháng chiến của mọi tầng lớp nhân dân Việt
Nam, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước mang ý thức hệ quốc gia, đã liên
tục nổ ra ở nhiều nơi.
Năm
1930 đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) do Ông Hồ Chí Minh đứng ra thành lập ở
Hong-Kong Trung quốc, theo lệnh của Đệ tam quốc tế cộng sản. Từ đó, trong cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm, có thêm lực lượng kháng chiến chống Pháp do đảng
CSVN lãnh đạo, nhưng khác ý đồ. Người Việt quốc gia kháng chiến chống
Pháp để giành độc lập dân tộc. Việt Minh cộng sản chống Pháp
giành độc lập dân tộc chỉ là chiêu bài “ngụy dân tộc” để đạt mục tiêu giai đoạn
cướp chính quyền, tiến đến mục tiêu tối hậu cộng sản hóa Việt Nam (*).
Vì thế từ đó dẫn đến sự xung đột ý thức hệ giữa các nhà lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp mang ý thức hệ quốc gia và ý thức hệ cộng sản. Để lôi kéo quần chúng tham
gia kháng chiến dưới sự chủ đạo của mình, hai bên Quốc-Cộng đã tuyên truyền chống
phá lẫn nhau ngày một lan rộng trong nhân dân biến cuộc xung đột ý thức hệ cục
bộ trong hàng ngũ lãnh đạo kháng chiến thành cuộc nội chiến ý thức hệ toàn bộ
giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (gọi tắt là Việt Quốc)
và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản(gọi tắt là Việt Cộng). Trong 9
năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập dân tộc, đảng CSVN
đã loại trừ được vai trò lãnh đạo của các nhà ái quốc và các chính đảng quốc
gia, dành quyền chủ đạo kháng chiến khởi đi từ biến cố Tháng 8 năm 1945.
Thật
vậy, sau khi ký được Hiệp Ðịnh Sơ Bộ ngày 6-3-1946 với Pháp, Việt Minh đã thực
hiện chính sách hai mặt: Một mặt dốc tòan lực tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Ðảng
và các đảng phái quốc gia khác rất tàn bạo ở khắp nơi. Mặt khác đối với quân
Pháp thì Việt Minh ve vuốt, tuyên truyền là “Pháp Mới”, “Pháp
Dân Chủ” và để cho quân đội Pháp từ Hải Phòng kéo lên Hà Nội trước sự bỡ ngỡ
của dân chúng Hà Nội lúc bấy giờ.
Trong
khi cuộc Hội Nghị tại Ðàlạt từ ngày 24 - 4 đến 11-5-1946 thất bại, thì phái
đoàn Phạm Văn Ðồng đã có mặt tại Pháp để tham dự Hội Nghị Fontainebleau dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của ông Hồ Chí Minh, cũng có mặt tại Pháp lúc bấy giờ, nhưng
lánh mặt để dễ bề né tránh những điều khó xử. Do lập trường khác biệt không thể
thỏa hiệp, hội nghị Fontainebleau đã tan vỡ vào ngày 19-12-1946. Việt
Minh phát động một cuộc kháng chiến toàn dân chống Pháp vào ngày 23 tháng 12
năm 1946. Cuộc kháng chiến này do Việt Minh chủ đạo tiến hành, với sự
tham gia của mọi tầng lớp nhân dân yêu nước có chung khát vọng độc lập dân tộc.
Thế nhưng đã bị Việt Minh cộng sản lợi dụng lòng yêu nước của họ để thành đạt mục
tiêu giai đoạn của mình (cướp chính quyền…). Vì thế sau khi đã loại trừ
các chính đảng Quốc gia, Việt Minh cộng sản đã độc quyền lãnh đạo cuộc kháng
chiến 9 năm chống Pháp cuối cùng và đã kết thúc vào năm 1954 sau khi Pháp thất
thủ tại căn cứ quân sự chiến lược Ðiện Biên Phủ, đưa đến việc ký kết Hiệp Ðịnh
Genève chia đôi đất nước vào ngày 20 tháng 7 năm 1954 giữa Việt Minh và thực
dân Pháp.Vì chính quyền quốc gia của vua Bảo đại, với Thủ tướng chính phủ
Ngô Đình Diệm đã không ký vào Hiệp định này, nên chỉ có hệ quả như là quân
xâm lược Pháp (kẻ cướp nước) đã mất một nửa thuộc địa Miền Bắc trên vĩ
tuyến 17 cho Việt Minh cộng sản (phường bán nước cho cộng sản quốc tế
Nga-Tàu); còn một nửa nước Miền Nam dưới vĩ tuyến 17, Pháp buộc
lòng phải trao trả độc lập hoàn toàn cho chính quyền chính thống quốc gia Nam
Triều của Quốc trưởng Bảo Đại, mà trước đó Pháp đã phải trao trả độc lập từng
phần cho chính quyền này.
Thật
vậy, sau khi hội nghị Fontainebleau tan vỡ vào ngày 19-12-1946, Việt Minh bước
vào cuộc kháng chiến chống Pháp.Thanh thế của lực lượng kháng chiến Việt Minh cộng
sản mỗi ngày một mạnh, phát triển từ chiến tranh du kích tiến dần đến chiến
tranh qui ước khi Việt Minh đã có những đơn vị bộ đội chính quy các cấp Tiểu
đoàn, Trung Đoàn, Sư đoàn, được Liên Xô, Trung cộng trang bị vũ khí, hổ trợ hậu
cần.Việt Minh đã mở được các trận đánh qui mô lớn nhỏ, từng bước lấn chiếm mở rộng
vùng kiểm soát gọi là “vùng tự do” (tương tự vùng giải phóng
trong chiến tranh Quốc-Cộng sau này) theo chiến thuật “chiếm nông thôn
bao vây thành thị” của lãnh tụ cộng đảng Trung Hoa Mao Trạch Đông. Hệ quả
là Pháp mất dần hầu hết các vùng nông thôn, chỉ còn quyền cai trị nơi các thành
thị gọi là “vùng tề”. Trước tình thế này, Pháp đã nghĩ đến “giải
pháp Bảo Đại”. Theo đó, Pháp sẽ trao trả độc lập từng phần cho một chính
quyền quốc gia với vua Bảo Đại là Quốc Trưởng, với ý đồ lôi kéo sự ủng hộ, liên
kết được các chính đảng quốc gia và người dân Việt Nam chống cộng (thực tế một
số cá nhân và chính đảng quốc gia đã tham chính sau khi rời bỏ kháng chiến về
thành, tiếng lóng “dinh tê”là về “vùng tề”do Pháp cai trị…);và tìm sự hậu
thuẫn quốc tế nơi các cường quốc tư bản chống cộng đang ở thế đối đầu trong cuộc
chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hình thành sau Thế Chiến II, giữa tư bản chủ
nghĩa đứng đầu là Hoa Kỳ và cộng sản chủ nghĩa, đứng đầu là tân đế quốc cộng sản
Liên Xô (thực tế Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự cho Pháp đánh Việt Minh
cũng vì lợi ích chống cộng…)
Để
thực hiện giải pháp chiêu dụ này, Hiệp định sơ bộ ngày 5-6-1948 ký tại vịnh Hạ
Long giữa chính phủ Pháp và chính phủ quốc gia lâm thời đầu tiên Nguyễn Văn
Xuân với sự chứng kiến của Vua Bảo Đại. Tiếp theo sau nhiều thương lượng đôi bên cuối
cùng Hiệp Định Hạ Long được sửa đổi và được ký kết vào ngày 8-3-1949 tại điện
Elysée Pháp quốc giữa vua Bảo Đại và Tổng thống Pháp Vincent Auriol. Theo đó “Nước
Pháp long trọng thừa nhận nền độc lập của nước Việt Nam và Việt Nam có quyền thực
hiện thống nhất. Nước Việt Nam công bố gia nhập khối Liên Hiệp Pháp với tư cách
là một nước độc lập trong Liên hiệp với nước Pháp…”.Ngày 23-4-1949 Hội Đồng
Lãnh đạo gồm 50 hội viên Pháp-Việt đã biểu quyết sát nhập Nam Kỳ quốc thuộc địa
trở về lãnh thổ Viêt Nam. Trước áp lực của tình thế, chính phủ Pháp đã phải
trao trả dần chủ quyền đối nội cũng như đối ngoại cho chính phủ quốc gia Việt
Nam. Sau khi thất trận Điện Biên Phủ, ngày 4-6-1954 Thủ tướng Pháp Joseph
Laniel mới ký kết với Thủ tướng chính phủ quốc gia Việt Nam là Hoàng thân Bửu Lộc
một Hiệp Định xác nhận “Việt Nam hoàn toàn độc lập”.
Sau
này ông Hồ và đảng CSVN luôn tự hào về cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, như
là công trạng độc quyền giành độc lập cho đất nước và dân tộc. Thế nhưng thực tế
cũng như thực chất không phải như vậy, mục tiêu kháng chiến của Việt Minh không
phải là giành độc lập cho dân tộc, mà là giành thuộc địa kiểu mới cho các tân đế
quốc đỏ Nga-Tầu trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa hai khối
cộng sản và tư bản hình thành sau Thế Chiến II.
Vì
rằng, lịch sử và thực tế sau đó đã có nhiều bằng chứng cho thấy cuộc kháng chiến
9 năm do Việt Minh phát động và chủ đạo tiến hành, là không cần thiết và là một
sự tiêu hao nhân lực, tài nguyên đất nước và xương máu của nhân dân một cách vô
ích.
Bởi
vì, sau Thế Chiến II, phong trào giải thực đã là xu thế tất yếu của thời đại,
khi chủ nghĩa thực dân cũ đã bước vào thời kỳ suy tàn đi đến cáo chung. Thực tế,
nếu không có hiểm họa cộng sản trên phạm vi tòan cầu, nếu Việt Nam
không có Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản của ông ta, thì Việt Nam đã được trao trả
độc lập ngay sau khi Nhật đầu hàng Ðồng Minh và tình hình Viêt Nam đã phát triển
theo chiều hướng khác tốt đẹp cho dân cho nước.
Theo
chiều hướng này, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim có thể đổ, nhưng một chính
quyền quốc gia chính thống, chính danh khác có uy thế và năng lực lãnh đạo Đất
Nước sẽ hình thành; dù là chế độ Quân Chủ Lập Hiến hay chế độ Dân chủ hoàn
toàn, thì Việt Nam cũng sẽ được các cường quốc mới như Hoa Kỳ và đồng minh hỗ
trợ. Nhờ đó chính quyền này sẽ ngăn cản được thực dân Pháp trở lại thống trị Việt
Nam và các nước Ðông Dương. Đồng thời, Việt Nam sẽ tránh được tình trạng chia
đôi đất nước, rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa
cộng sản và tư bản dẫn đến cuộc nội chiến Quốc-Cộng “nồi da sáo thịt” đẫm
máu sau này (1954-1975).
Chính
vì hiểm họa cộng sản, mà Hoa Kỳ dù trên nguyên tắc chống lại chính sách khai
thác thuộc địa kiểu cũ của các đế quốc nói chung, thực dân Pháp nói riêng; song
thực tế vẫn đã phải làm ngơ cho Pháp quay trở lại thuộc địa Việt Nam và sau đó
còn viện trợ ít nhiều cho Pháp chống trả Việt Minh. Trên thực tế, dù trong bối
cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ
nghĩa, song chiều hướng mới đã buộc các đế quốc có thuộc địa như Pháp, Anh, Tây
Ban Nha,Bồ Ðào Nha. . . đã phải lần lượt trao trả độc lập cho các dân tộc bị trị,
dù họ đã không cần tiến hành một cuộc kháng chiến hao tổn nhiều xương máu nhân
dân và tài lực đất nước như ông Hồ và đảng Cộng sản Việt Nam đã làm sau cuộc
kháng chiến 9 năm chống Pháp.Điển hình một số nước trong vùng Châu Á đã lần lượt
được các đế quốc thực dân trao trả độc lập sau Thế Chiến II : Philippine (1946), Malaysia(1945),Indonesia
(1945), Ấn Độ và Pakistan (1947), Triều Tiên (1945)…
Hệ
quả tệ hại hơn nữa là, dù Pháp đã phải rời bỏ thuộc địa Việt Nam sau hơn 80 năm
khai thác, song Việt Nam đã không có được độc lập, tự chủ thực sự. Bởi vì sau
kháng chiến 9 năm do Việt Minh phát động, chủ đạo tiến hành, Việt Nam đã rơi
vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu. Hiêp định Genève ký kết
giữa Pháp và Việt Minh đã chia đôi đất nước: Miền Bắc Việt Nam (cộng sản)
và Miền Nam Việt Nam (quốc gia) đã trở thành công cụ chiến lược một thời
của hai phe cộng sản (Nga- Tầu và các nước CS chư hầu) và phe tư bản (Mỹ
và các đồng minh cường quốc tư bản), đưa Việt Nam vào một giai đoạn chiến
tranh khốc liệt (1954-1975) của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng khởi sự từ
khi chủ nghĩa cộng sản du nhập Việt Nam với sự ra đời của đảng CSVN ngày
3-2-1930. giới (!?!).
III/-
KẾT LUẬN
Tựu
chung, nếu chủ nghĩa cộng sản không du nhập Việt Nam và không có những môn đồ cộng
sản cuồng tín như Hồ Chí Minh và các thế hệ đảng viên đảng CSVN; đã tri tình
làm công cụ bành trướng cho cộng sản quốc tế, thì Việt Nam đã có độc lập từ lâu
(từ khi Nhật trao trả độc lập cho vua Bảo Đại với chính phủ Trần Trọng Kim
vào năm 1945) và nhân dân Việt Nam đã không phải hao tổn quá nhiều xương
máu, đất nước không bị tàn phá nặng nề, qua cuộc “tiêu thổ kháng chiến”
9 năm chống Pháp không cần thiết, do Việt Minh phát động và chủ đạo tiến hành (1946
- 1954) và sau đó qua cuộc chiến tranh Quốc-Cộng “cốt nhục tương tàn”
hơn 20 năm (1954 – 1975) do cộng sản Bắc Việt gây ra. Cả hai cuộc chiến tranh
trước sau này Việt Minh hay Việt cộng đều không nhằm giành độc lập cho dân tộc,
mà chỉ “ngụy dân tộc” để khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại
xâm của toàn dân góp máu xương và của cải cho mục tiêu tối hậu là cộng sản hóa toàn cõi Việt Nam, nô dịch
hóa dân tộc và chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của cộng sản quốc tế đứng đầu là cộng
sản Liên Xô, với sự cạnh tranh ngôi vị bá chủ của Tàu cộng.
Vậy
thì ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam có công hay có tội với đất nước?
– Chẳng cần đợi chính sử dân tộc mai này phán xét, khách quan ai cũng có thể
tìm được câu trả lời chính xác ngay từ bây giờ. Bởi vì không ai có thể “làm
tôi hai chủ”. Việt Minh cộng sản hay Việt cộng không thể cùng lúc tôn thờ,
phục vụ lợi ích cho hai “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô”(quốc
tế cộng sản) và “Tổ Quốc Việt Nam”(độc lập dân tộc); cũng
không thể cưỡng ép nhân dân “yêu nước phải yêu chủ nghĩa xã hội” như
sự áp đặt của các báo cáo viên trong các lớp “học tập chính trị” ở Miền
Nam Việt Nam sau ngày 30-4-1975; ngày cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam bằng
bạo lực quân sự, cộng sản hóa cả nước,vi phạm trắng trợn cả hai Hiệp Định
Genève 1954 và Hiệp Định Paris 1973 mà họ đã ký kết.
(Houston, ngày 19-8-2018)
(*)
Khi thành lập ngày 3-2-1930, đảng CSVN đã đưa ra chính cương và sách lược đấu
tranh gồm hai giai đoạn: (1) Làm “Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân”
để giải quyết mâu thuẫn dân tộc (với thực dân pháp) để giành chính
quyền; bước vào giai đoạn (2) làm “cách mạng xã hội chủ nghĩa” nhằm
giải quyết mâu thuẫn giai cấp (giai cấp vô sản với các giai cấp tư sản trong
toàn xã hội như “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận ngọn”…) để xây dựng
xã hội “xã hội chủ nghĩa” (còn giai cấp…) tiến tới “xã
hội cộng sản” (không còn giai cấp…)!?!
No comments:
Post a Comment