Simon
Roughneen | Trà Mi
Posted on August 3, 2018 by editor
Với chính sách bất thường và hay gây gỗ với đồng minh, Mỹ
đã để cho Trung Quốc tự do vùng vẫy.
https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%3A%2F%2Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%2Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%2Fimages%2F2%2F3%2F5%2F9%2F14259532-1-eng-GB%2FRTX5NPNY.jpg?source=nar-cms
Tàu chiến và chiến đấu cơ của Trung Quốc trong một cuộc phô diễn sức mạnh quân sự ở Biển Đông vào ngày 12 tháng Tư. © Reuters
Tàu chiến và chiến đấu cơ của Trung Quốc trong một cuộc phô diễn sức mạnh quân sự ở Biển Đông vào ngày 12 tháng Tư. © Reuters
SINGAPORE – Ngay cả theo
tiêu chuẩn bộc trực của ông Rodrigo Duterte, Tổng thống Philippines thuật lại
một cuộc trò chuyện giữa ông với người đối tác Trung Quốc, Tập Cận Bình, là một
câu chuyện đáng giật mình.
Trong
một cuộc họp giữa hai người lãnh đạo quốc gia ở Bắc Kinh hồi tháng 5 năm 2017,
chủ đề đã chuyển sang việc liệu Philippines có muốn khoan dầu trong một phần ở
Biển Đông nơi mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Duterte cho biết ông đã bị
Chủ tịch Trung Quốc cảnh cáo thẳng thừng. Duterte kể lại,
“[Xi]
trả lời với tôi [là], ‘Chúng ta là bạn, chúng tôi không muốn cãi nhau với nước
bạn, chúng tôi muốn duy trì sự hiện hữu của mối quan hệ thân thiết, nhưng nếu
ông nhất định thế, chúng ta sẽ đi đến chiến tranh.’”
Một
năm sau, Duterte được yêu cầu trả lời bản tin nói rằng Trung Quốc đã đưa những
máy bay ném bom tầm xa đến một đảo trong Quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông — một
cột mốc cho thấy Không quân của Giải phóng Quân có thể dễ dàng bay đến bất kỳ
nước nào ở Đông Nam Á bằng một đoạn bay ngắn từ những sân bay mới. Duterte trả
lời,
“Hỏi
liệu các máy bay có hạ cánh xuống đó hay không để làm gì?”
Việc
ông Duterte từ chối lên án Trung Quốc lặng lẽ củng cố sức mạnh quân sự ở Biển
Đông nhấn mạnh họ đã thành công trong việc khuất phục được các đối thủ đang
tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở vùng biển này. Kể từ năm 2013, Trung Quốc
đã mở rộng các đảo nhân tạo và các rạn san hô trên biển và sau đó đã xây dựng
một mạng lưới phi đạo, bệ phóng hỏa tiễn, doanh trại và các cơ sở truyền thông
trong khu vực này.
Những
cuộc leo thang sức mạnh quân sự này đã khiến nhiều người tự hỏi liệu Bắc Kinh
đã thiết lập quyền kiểm soát không thể tấn công nổi ở những vùng biển đang
tranh chấp. Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có những
tuyên bố tròng chéo lên các phần của vùng biển phía Nam Trung Hoa và các hòn
đảo ở đó — những tuyên bố chủ quyền đó đang ngày càng trở nên tuyệt vọng trước
việc tích tụ lực lượng quân sự của Trung Quốc. Ông Jay Batongbacal, Giám đốc
Viện Hàng Hải Vụ và Luật biển thuôc Đại học Philippines nhật xét,
“Những
gì Trung Quốc thắng là sự kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông, gồm tất cả các
hoạt động và tài nguyên trong đó, bất chấp các quyền và quyền lợi hợp pháp khác
của các nước Đông Nam Á.”
Đang
bị đe dọa là sức mạnh thương mại và quân sự khổng lồ có được một khi đã việc
kiểm soát một trong những đường vận chuyển hàng hải quan trọng nhất trên thế
giới – hàng hóa đi qua đó lên tới 5 nghìn tỷ đô la giá trị giao dịch mỗi năm.
Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ phải đối diện
với “hậu quả” cho việc “quân sự hóa” vùng biển phía Nam Trung Hoa, mà ông nói
đang được thực hiện nhằm “mục đích đe dọa và ép buộc.”
Tranh
chấp chủ quyền tròng chéo ở Biển Đông.
Vào
này 2 tháng 6, tại Đối thoại Shangri-La Singapore — một hội nghị an ninh được
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Luân Đôn tổ chức — Mattis nói,
“Những
hậu quả đó sẽ tiếp tục trở quay lại ám ảnh Bắc Kinh nếu họ không tìm được giải
pháp để cộng tác tốt hơn với tất cả các quốc gia.”
Mac
Thornberry, Chủ tịch Ủy ban Quân sự ở Quốc hội Mỹ, nói thêm rằng sự hiện diện
Hải quân của Hoa Kỳ có nghĩa là không phải Trung Quốc muốn làm gì ở Biển Đông
cũng được.
Thornberry
nói với tạp chí Nikkei Asian Review:
“Tôi
nghĩ rằng quý vị sẽ thấy ngày càng nhiều quốc gia cùng làm việc để khẳng định
quyền tự do hàng hải trên Biển Đông và các vùng biển quốc tế khác.”
Nhưng
những hậu quả đó là gì thì Mattis lại không nói rõ. Ông đã gợi ý rằng có rất ít
tiềm năng để buộc Trung Quốc phải từ bỏ mạng lưới những cơ sở quân sự mà họ
đang phát triển nằm rải rác trên vùng biển phía Nam Trung Hoa. Mattis nói thêm,
“Chúng
ta đều biết hiện không ai sẵn sàng xâm lược.”
Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đã lên tiếng về chiến lược “Ấn Độ-Thái
Bình Dương” trong bài phát biểu ngày 2 tháng 6 tại Đối thoại Shangri-La ở
Singapore. Ảnh của Simon Roughneen.
Gregory
Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Mỹ nói:
“Không
có cơ sở hợp lý để Hoa Kỳ sử dụng vũ lực đẩy Trung Quốc ra khỏi những tiền đồn
[mới xây dựng] của họ, cũng như không có bất kỳ quốc gia nào trong khu vực lại
ủng hỗ một nỗ lực như vậy.”
Sự
phản công của Mỹ cho đến nay chỉ gồm việc rút lại lời mời Trung Quốc tham gia
một cuộc tập trận hải quân lớn ở Thái Bình Dương. Mỹ cũng tiếp tục thực hiện
cái gọi là chiến dịch tự do hàng hải, hoặc FONOPs (freedom of navigation
operations), gần đây nhất trong số những chiến dịch đó diễn ra vào ngày 27
tháng 5. Theo sau đó là việc máy bay quân sự Mỹ bay trên quần đảo Hoàng Sa vào
đầu tháng Sáu, một hành động khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng tố cáo
ngược là Mỹ đang “quân sự hóa” khu vực.
Trung
tướng He Lei, đại diện chính của Bắc Kinh tại hội nghị Singapore nói, Trung
Quốc coi các FONOP là nhưng màn dương oai diệu võ và là “một thách thức
đối với chủ quyền [của chúng tôi].”
Ông
đã tuyên bố lại lập trường của chính phủ TQ về quân đội và vũ khí trên các hòn
đảo ở Biển Đông, mô tả việc củng cố quân sự đó như một sự khẳng định chủ quyền
và cho rằng các cáo buộc về quân sự hóa đã được Hoa Kỳ “thổi phồng”.
Lợi
thế của nước lớn.
Bộ
trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana dù không tuyên bố ủng hộ FONOPs
nhưng đã nói với tờ Nikkei Asian Review rằng “Chúng tôi tin rằng những
con đường biển này phải được mở và được tự do đi lại.”
Trái
ngược với Duterte, không sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc, người tiền nhiệm của
ông là tổng thống Benigno Aquino, thường xuyên thẳng thắn lên tiếng về sự kiểm
soát ngày càng tăng của Trung Quốc trên vùng biển. Ông đã nộp đơn kiện Bắc Kinh
tại tòa trọng tài vào năm 2013 sau một một cuộc bế tắc hàng hải kéo dài đã xẩy
ra năm trước đó quanh vùng bãi cạn Scarborough, một khu vực được cả hai quốc
gia tuyên bố có chủ quyền và nằm cách bờ biển Luzon khoảng 120 hải lý.
Vào
giữa năm 2016, tòa trọng tài đã bác bỏ tuyên bố đường “chín gạch” mà Trung Quốc
dùng để tuyên bố chủ quyền gần như hầu hết vùng biển rộng lớn phía Nam Trung
Hoa cũng như việc xây dựng và mở rộng đảo nhân tạo của họ, tất cả những điều
đó, tòa trọng tài phán, đều vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật
Biển hoặc UNCLOS.
Duterte
cho biết ông sẽ không “phô trương” kết quả phán quyết của của tòa trọng tài,
mâu thuẫn với những cam kết khi vận động tranh cử là ông sẽ khẳng định chủ
quyền của đất nước – ông thậm chí còn thề sẽ lái một chiếc máy bay phản lực đến
một trong những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc và dựng lá cờ Philippine ở đó.
Manila hy vọng vào những đầu tư quan trọng của Trung Quốc vào đường bộ, đường
sắt và hải cảng, như một phần của Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường của Bắc
Kinh, một kế hoạch đa dạng phác thảo các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng do Trung
Quốc hậu thuẫn.
Giới
hoạt động Philippines tập trung bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila
hồi tháng Hai để phản đối các hoạt động xây đắp đảo liên tục của Bắc Kinh tại
Biển Đông. © Reuters
Bộ
trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana nhấn mạnh trong lời tuyên bố với giới
truyền thông ở Singapore rằng mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc vẫn là một ưu
tiên, bất kể tranh chấp song phương. “Thật chỉ là việc tự nhiên khi chúng tôi
kết bạn với người hàng xóm. Chúng tôi không thể tránh quan hệ với Trung Quốc,
họ ở gần, [và] nhiều người Philippines, kể cả tôi, có giòng máu Trung Quốc.”
Đối
với Philippines, một đồng minh có hiệp ước với Mỹ; Duterte, người phê bình Mỹ
một cách thô lỗ, đã đặt câu hỏi công khai, trong lúc ngày càng có nhiều nghi
ngờ về việc hải quân Mỹ sẽ bảo vệ họ trong cuộc xung đột với Trung Quốc hay
không.
Mattis,
như cựu Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, đã lờ đi
khi được hỏi về vấn đề này ở Singapore, nói rằng,
“Lý
do tại sao các nhân vật của công chúng không muốn trả lời cụ thể là vì đây là
những vấn đề phức tạp.”
Sự
tránh né của Mỹ là một lời nhắc nhở cho Philippines rằng Hoa Kỳ có thể không
dám khai chiến với Trung Quốc để bênh vực đồng minh của họ. Batongbacal thuộc
Đại học Philippines cho biết,
“Điều
có thể gây tranh cãi là liệu người Philippines có tin rằng Mỹ sẽ bảo vệ họ
trong cuộc xung đột với Trung Quốc hay không. Những tuyên bố lặp đi lặp lại của
Duterte về mức độ có thể tin cậy vào Hoa Kỳ như một đồng minh có khuynh hướng
làm suy yếu thêm điều này.”
Sự
dè dặt của Duterte đã khiến Việt Nam trở thành nước duy nhất có chủ quyền trên
vùng biển đó sẵn sàng lên tiếng. Thảo luận về diễn biến gần đây tại Biển Nam
Trung Hoa, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Ngô Xuân Lịch, nói tại hội nghị
Singapore,
“Trong
mọi trường hợp, chúng tôi không thể tha thứ cho việc quân sự hóa bằng cách đưa
vũ khí và quân cụ đến các khu vực đang tranh chấp chống lại những cam kết của
khu vực.”
Lich
không nêu tên Trung Quốc trong bài phát biểu của mình, nhưng mô tả một quốc gia
khác “đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền [của nước bạn], vi phạm pháp luật quốc
tế, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, ổn định và an
ninh khu vực.”
Cũng
như đã cản trở các dự án dầu khí ở vùng biển gần Việt Nam, Hải quân Trung Quốc
đã quấy rầy các tàu đánh cá Việt Nam trong nhiều năm qua – như nó đã làm như
vậy quanh Philippines – và tiếp tục giữ các đảo đã chiếm của Việt Nam gần 50
năm trước.
Trong
năm 2014, các cuộc bạo động chống Trung Quốc khởi động trên khắp Việt Nam sau
khi họ đưa một giàn khoan dầu vào một vùng biển phía Nam Trung Hoa mà Hà Nội
tuyên bố có chủ quyền. Đầu tháng 6 năm nay đã có những cuộc biểu tình chống lại
những đề nghị mà những người biểu tình tuyên bố sẽ cho các doanh nghiệp Trung
Quốc được quyền ưu tiên khai thác cái gọi là Đặc Khu Kinh tế ở Việt Nam.
Giàn
khoan dầu khí ở mỏ Lan Tây, do Rosneft Việt Nam khai thác, nằm ở Biển Đông
ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Trung Quốc đang cản trở hoạt động thăm dò dầu khí
của Việt Nam trên biển. © Reuters
Phản
ứng của Việt Nam đối với sự có thể bị cô lập là tạo một sự liên minh thận trọng
với Hoa Kỳ. Vào cuối năm 2016, ngay trước kỳ bầu cử Donald Trump thành tổng
thống Mỹ, các tàu chiến Mỹ đậu tại căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh của Việt Nam,
đó là chuyến thăm đầu tiên như vậy kể từ khi hai nước cựu thủ bình thường hóa quan
hệ với nhau vào năm 1995. Bước ngoặt tiếp theo là vào tháng Ba năm nay một hàng
không mẫu hạm Mỹ đã đến đến thành phố Đà Nẵng ở miền trung Việt Nam.
Gần
đây, Hà Nội kêu gọi sự tham gia của Nhật Bản nhiều hơn vào các cuộc tranh chấp
hàng hải trong khu vực, có lẽ đây là một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm đến một
nỗ lực lớn hơn để chống lại Trung Quốc. Nhưng không giống như Philippines, Việt
Nam lại giống như Trung Quốc là nước độc đảng, do cộng sản lãnh đạo, và không
phải là một đồng minh của Mỹ. Những khác biệt lịch sử và ý thức hệ có nghĩa là
có những giới hạn về mức độ gần gũi của Việt Nam đối với Hoa Kỳ.
Lê
Thu Hương, chuyên gia phân tích cao cấp tại Học viện Chính sách chiến lược Úc
cho biết,
“Tôi
nghĩ rằng có một đà tốt trong việc hợp tác quốc phòng với Mỹ Nhưng tôi không
nghĩ rằng Việt Nam sẽ ngay lập tức nhảy vào ‘phe của Mỹ’, bất kể điều đó có
nghĩa là gì.”
Từ Bollywood đến
Hollywood
Hoa
Kỳ đã tìm cách mở rộng lực lượng các quốc gia mà họ hy vọng sẽ tham gia vào
việc chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng. Trong suốt thời gian dài
12 ngày công du xuyên Châu Á vào cuối năm 2017, Trump đã bỏ vào những bài phát
biểu của ông những nhóm chữ như “Ấn Độ-Thái Bình Dương”, thay cho nhãn hiệu đã
quen thuộc “Châu Á-Thái Bình Dương” bao quát hơn đã được Nhật Bản dùng trước
nhất.
“Ấn
Độ-Thái Bình Dương” sau đó được đề cập trong suốt tài liệu Chiến lược An ninh
Quốc gia Hoa Kỳ được công bố ngay sau chuyến đi Châu Á của Trump – một tài liệu
cáo buộc Trung Quốc muốn “thách thức quyền lực của Mỹ” và “đang sử dụng những
món mồi và hình phạt kinh tế, những chiến dịch gây ảnh hưởng, và những ám chỉ
đe dọa quân sự để thuyết phục các nước khác phải chú ý đến chương trình nghị sự
chính trị và an ninh của Trung Quốc.”
Biểu
đồ ngân sách quân sự của Trung Hoa, Việt Nam và Philippines từ 2007.
Ba
ngày trước khi diễn thuyết tại Singapore, Mattis tuyên bố ở Hawaii rằng Bộ Tư
lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sẽ được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái
Bình Dương, mô tả sân khấu mở rộng kéo dài “từ Bollywood đến Hollywood”.
Mattis
sau đó đã trang trọng hóa thêm cho cụm từ của giới điện ảnh, nói ở Singapore
rằng “đứng sánh vai với Ấn Độ, ASEAN và các đồng minh có hiệo ước với chúng tôi
và các đối tác khác, Mỹ đang muốn xây dựng một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương,
nơi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được bảo vệ – lời hứa vì tự do sẽ được tôn
trọng và thịnh vượng sẽ lan tràn đến tất cả mọi người.”
Chính
quyền Trump rõ ràng hy vọng sẽ có sự tham gia nhiều hơn của Ấn Độ trong nỗ lực
chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Kori Schake, Phó Tổng Giám
đốc của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói rằng trong khi “Ấn Độ-Thái Bình
Dương chưa phải là một cụm từ có uy tín của từ vựng,” nhưng ý nghĩa của thuật
ngữ này thật đã rõ ràng.
Schake,
một công chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, “Ấn Độ là một nước mạnh ở châu Á.
Những quốc gia sử dụng thuật ngữ này đang khuyến khích Ấn Độ hợp tác nhiều hơn
trong việc duy trì các đường hàng hải chung trong Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương.”
Thủ
tướng Ấn Độ Narendra Modi thuyết trình trong cuộc đối thoại Shangri-La, một hội
nghị an ninh hàng năm, tại Singapore vào ngày 1 tháng Sáu. Nguồn ảnh: Simon
Roughneen.
Modi
nhiệt tình lập lại tu từ của chính phủ Mỹ về một “tầm nhìn chung về sự cởi mở,
ổn định, an toàn và thịnh vượng” của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, mà ông mô
tả là “một vùng tự nhiên” – phản biện lại những người đặt câu hỏi liệu một khu
vực trải dài từ Bollywood đến Hollywood có quá rộng và quá khác nhau để được
đúc thành một thực tế địa chính trị trên thực tế hay không.
Nhưng
Modi cũng hết lời khen ngợi Trung Quốc, mặc dù đang có tranh chấp biên giới với
Ấn Độ và ngày càng siết chặt quan hệ kinh tế với Pakistan, hàng xóm của Ấn Độ
và đối thủ hạch tâm. Modi nói,
“Sự
hợp tác của chúng ta đang mở rộng. Thương mại đang phát triển. Và, chúng ta đã
thể hiện sự trưởng thành và khôn ngoan trong việc quản lý các vấn đề và bảo đảm
một biên giới hòa bình.”
Bộ
ngoại giao Trung Quốc mô tả bài phát biểu của Modi là “tích cực”, trong khi một
phái đoàn quân sự của Trung Quốc tại hội nghị Singapore hả hê rằng Ấn Độ và Hoa
Kỳ “có xự hiểu biết khác nhau, những cách giải thích khác nhau về khu vực Ấn
Độ-Thài Bình Dương này.”
Hàng
không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc thiết kế và đóng tại nội địa. © Kyodo
Có
lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi các đối thủ của Trung Quốc ở vùng biển phía
Nam Trung Hoa vẫn chưa quan tâm đến việc xây dựng liên minh Ấn Độ-Thái Bình
Dương mới thành một cái gì đó để khơi gợi hy vọng của họ khi phải thảo luận đến
việc kiểm soát trên biển.
Ngô
Xuân Lịch cho biết:
“Chúng
tôi đang chứng kiến sự di chuyển quyền lực lớn đến khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương với chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương”, “Sáng kiến Một Vành đai, Một Con
đường” và “một loạt các nhóm quốc gia trong khu vực” đồng thời cảnh cáo rằng
“tương lai của khu vực và của thế giới vẫn chưa được tiết lộ.”
Người
đối tác Philippines của ông Ngô Xuân Lịch còn thận trọng hơn nữa, đặc biệt là
về khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương, Lorenzana nói,
“Tôi
phải nghiên cứu thêm. Đây là một cấu trúc mới trong khu vực này.”
©
2018 DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại
bài từ DCVOnline.net
Nguồn: How Beijing is winning control of the South China Sea .
Simon Roughneen, Asia regional correspondent | Nikkei Asian Review | Tuesday,
June 13, 2018. Biên tập viên Nikkei Mikhail Flores ở Manila và Atsushi Tomiyama
tại Hà Nội đã đóng góp cho bài viết này.
No comments:
Post a Comment