Saturday, 17 February 2018

TƯỞNG NHỚ NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐÃ HY SINH TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC (FB Mạc Việt Hồng)





Sáng nay FB tràn ngập hình ảnh về chiến tranh biên giới Việt Trung. Cuộc chiến diễn ra năm 1979, lúc đó mình đang học tại trường cấp I, II Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội.

Hà Nội lúc bấy giờ chuẩn bị cho khả năng sơ tán. Bọn mình cũng được phổ biến như vậy và phụ huynh học sinh phải đăng ký với nhà trường là sẽ cho con em mình sơ tán về đâu, nếu chiến tranh lan rộng.

Chuyện chiến tranh được người lớn thì thầm ở mọi nơi, Hà Nội ai cũng như đi buôn bạc giả.
Bọn mình lúc đó cứ nghĩ sắp tan đàn xẻ nghé tới nơi, nên mấy đứa con gái khóc mếu như trước một cuộc chia ly lớn. Trước đó, mình đã phải chia tay một người bạn gốc Hoa ở gần nhà khá thân thiết, tên Hồng Ngọc Bảo. Sau này khi mạng xã hội phát triển, mình có ý đi tìm bạn, nhưng đánh cái tên vào, chỉ nhận được những gương mặt trẻ lạ hoắc. Gia đình bạn đã 'bốc hơi' sau một đêm, không một lời từ biệt với những người xung quanh.

Sau này khi đã là một di dân, mình mới thấy xót thương nhiều hơn cho số phận của những người Việt gốc Hoa ngày đó.

Nhưng xót thương nhất phải dành cho những người lính, nhiều người đang học dở phổ thông, đại học đã lên đường nhập ngũ và đã không bao giờ trở về nữa.

Cuộc nội chiến dài hơn 20 năm đã ngốn mất mấy triệu sinh mạng. Đáng lẽ lớp trẻ sót lại sau chiến tranh phải được sống để xây dựng lại đất nước.

Và xót thương hơn nữa khi những bài hát hào hùng về họ, những bài báo ca ngợi chiến công, hình ảnh những tân binh lên đường đi biên giới chìm vào quên lãng trong trí nhớ của một nhà cầm quyền nhu nhược, thiên về lợi ích phe nhóm hơn là quyền lợi dân tộc.

Họ lờ đi một giai đoạn lịch sử, họ để nghĩa trang Vị Xuyên, nơi yên nghỉ của hàng ngàn người lính trẻ hoang vắng, đổ nát, họ hèn nhát tới mức đục bỏ cả tấm bia tưởng niệm. Và hình như đâu đó, có tin rằng, nghĩa trang của những người Trung Quốc trên đất Việt Nam còn khang trang hơn nghĩa trang liệt sĩ của những người lính Việt.

Những buổi tưởng niệm của các nhóm dân sự trong ngày này đều bị trở ngại. Dường như người ta sợ rằng, đốm lửa từ tinh thần dân tộc ấy sẽ loang ra, sẽ lan rộng và sẽ làm phương hại tới tình hữu nghị giữa 2 đảng.

Thời thời Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo... chắc chưa có đảng nào cả, nên các ông mới không phải e dè và vì vậy mới giữ được giang sơn bờ cõi chăng?

Viết tới đây chợt nhớ ra, trong cuộc xung đột ở biên giới phía Bắc mình có mất đi một người bạn tên Hùng, nhưng đó là năm 1988. Hùng nhập ngũ vài tháng thì hy sinh. Bọn mình đến nhà viếng, bố mẹ bạn khóc lóc kể là, Hùng "thử vũ khí mới" và hy sinh. Sau này mình mới biết có Gạc Ma, có những xung đột biên giới cho tới hội nghị Thành Đô. Có thể bạn mình đã hy sinh ở đó, đánh nhau, chứ thử vũ khí cái gì.

Một nén nhang nhỏ cho những người lính đã hy sinh, những người dân đã bị sát hại trong cuộc chiến biên giới phía Bắc.


Góp gió cùng bạn fbk...
17-2-1979 và 17-2-2018
Ngày mai kỷ niệm 39 năm cuộc chiến tàn bạo, của hai thể chế cộng sản tàn bạo, vô nhân nhất lịch sử văn minh nhân loại.
Từ cái định danh cuộc chiến đểu cáng, phi nhân trên... tôi khẳng định: Cuộc chiến đó không bao giờ có kẻ thắng-thua!
Và nhân dân u tối, mù loà Hán-Việt mới là những kẻ thua trận thiệt thòi nhất!
…………………………..

Đọc bài càng đau sót cho người trai nước Việt tuân hành cầm súng bảo vệ bọn bán nước rồi chịu gục chết từ trên bờ ( Biên Giới ) đến xuống biển ( Gạc Ma ) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=651798925021475&set=a.403669446501092.1073741864.100005741200531&type=3

QUÊN LÀ CÓ TỘI!
Quên là có tội, cản trở, lẫn tránh, không cho tưởng niệm các liệt sĩ chống giặc Trung Quốc CƯỠNG CHIẾM HOÀNG SA 19/01/1974 và cuộc CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 17/02/1979, thì đích thị là phản quốc, phản động, là gián điệp của giặc Tàu. Và cư...See More





No comments:

Post a Comment

View My Stats