Mùng một tết năm Mậu
Tuất 2018. Viết cho những oan hồn Huế 1968. Để “thiết lập lại sự thật” nhằm “giải
oan cho cuộc bể dâu này”!
Trương
Nhân Tuấn
*
Bút
ký của Bác Sĩ Alje Vannema, người gốc Hòa Lan, có mặt tại Huế trong dịp Tết Mậu
Thân 1968, sau 50 năm đã trở thành “tài liệu lịch sử”, nếu không nói là “bằng
chứng lịch sử”.
Thông
lệ giới hàn lâm học thuật, cũng như qui ước quốc tế về những “hồ sơ mật quốc
gia”, thời gian công bố các các hồ sơ xếp vào diện “mật” là 30 năm. 50 năm cho
các hồ sơ ”tối mật”. Tức là, trên “nguyên tắc”, các “bí mật” về cuộc “tấn công
và nổi dậy” tết Mậu Thân 1968 đã được phải “bạch hóa”.
Bác
sĩ Alje Vannema không phải là “sử gia” thông thường, tức là những người chỉ viết
lại (và phân tích) những sự kiện đã qua. Bác sĩ Alje Vannema vừa là nhân chứng
trực tiếp, vừa là “sử gia” ghi chép lại (một cách tường tận và tỉ mỉ) chi tiết
các vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế. Tài liệu vì vậy có tầm quan trọng, ngoài giá
trị “lịch sử”, nó còn có giá trị của “bằng chứng”.
Tài
liệu này được Vintage Press, New York công bố năm 1976, sau đó được báo chí Việt
ngữ tại Mỹ trích dịch đăng lại dưới tựa đề : Thảm sát Huế Tết Mậu Thân.
Tài
liệu ghi lại, hố chôn tập thể (được phát hiện cho tới thời điểm viết bút ký) gồm
có 19 vùng. Căn cước một số nạn nhân, (những người còn nhận diện được), như tên
tuổi, xuất xứ… được tác giả ghi chép tỉ mỉ. Đặc biệt tài liệu ghi tên 4 nhân vật có can dự vào cuộc
thảm sát, gồm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn
Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh (tài liệu viết là Nguyễn Thị Doan) và Nguyễn Dọc.
Riêng hai ông Tường và Xuân, tác giả Alje Vannema khẳng định là mình “biết
rõ”.
Hoàng Phủ Ngọc Tường
(ngồi) và Nguyễn Đắc Xuân. Ảnh: internet
Theo
bác sĩ Alje Vannema, Hoàng Phủ Ngọc Tường phụ trách “tòa án” khu vực Tiểu chủng
viện. Nguyễn Đắc Xuân phụ trách các “tòa án” khu Gia Hội:
“Tòa án ở Tiểu chủng
viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu
lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây.”
Như
vậy Hoàng Phủ Ngọc Tường có trách nhiệm ở hố chôn tập thể thứ tư, như đã viết
trong tài liệu:
“Vùng chôn thật sự thứ
tư nằm sau Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Hai hầm chứa xác ba người
Việt làm việc cho tòa đại sứ Hoa Kỳ, hai xác người Mỹ: ông Miller và ông
Gompertz, nhân viên USOM; và xác một giáo sư trung học người Pháp bị giết vì lầm
là người Mỹ. Tất cả đều bị trói tay. Xác tìm thấy và liệm ngày 09.02. Xác hai
người Mỹ và người Pháp được đưa về Đà Nẵng”.
Về
Nguyễn Đắc Xuân, tài liệu viết: “Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Đắc Xuân, trước
kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện”.
Theo
tài liệu của bác sĩ A. Vannema, hố chôn tập thể khu Gia Hội được khám phá đầu
tiên:
“Mồ
tập thể được khám phá đầu tiên ở trường trung học quận Gia Hội, nằm bên cạnh
khu dân cư. Sở dĩ cư dân gần đó biết được là vì họ nghe tiếng súng và biết ở đó
có mở tòa án nhân dân. Một số người sau khi tham dự phiên tòa đầu tiên đã liều
trốn và may mắn thoát. Một số khác nhờ bơi qua sông. Trước ngôi trường có tất cả
14 hố gồm 101 tử thi. Sau ba ngày tìm kiếm, người ta khám phá thêm một số hố rải
rác trước, sau và bên hông trường, nâng tổng số tử thi lên 203, gồm xác thanh
niên, người già và phụ nữ”.
Nếu chỉ ngừng ở các chi tiết này, Nguyễn
Đắc Xuân chịu trách nhiệm giết 203 người Việt, gồm “thanh niên, người già và phụ
nữ”, trong đó có 18 sinh viên.
Tài
liệu cũng ghi các Tòa án trong thành do hai sinh viên Nguyễn Đọc và Nguyễn Thị
Đoan điều khiển. Nhưng theo tài liệu của các học giả người Việt, như các ông
Liên Thành hay Lữ Giang, tất cả các phiên tòa trong nội thành đều do hai ông
Hoàng Phủ Ngọc Tường và
Nguyễn
Đắc Xuân đảm trách.
Tài
liệu của ông Liên Thành đặc biệt có giá trị. Vì ông cũng là một “nhân chứng
quan trọng”. Ông nguyên là Thiếu tá, giám đốc ty cảnh sát Huế thời đó. Tức là
ông Liên Thành là một người không chỉ “biết”, mà còn là người “trong cuộc”.
Theo
tác giả A Vannema, “Các phiên tòa vang
lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những
người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội,
một số bị tử hình tức khắc.”
Theo
tài liệu của nhân chứng, bác sĩ A. Vannema, Hoàng Phủ Ngọc Tường chịu trách nhiệm,
ngoài cái chết những người VN, còn có (ít nhứt) cái chết của hai người Mỹ và một
người Pháp, tại “tòa án” khu vực Tiểu chủng viện.
Hoàng
Phủ Ngọc Tường vừa rồi có công bố lá thơ “sám hối”, có tên “Lời
cuối cho câu chuyện quá buồn”, qua trang facebook nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Theo
lá thơ, HPN Tường khẳng định “Mậu Thân 1968 tôi không về Huế”.
Điều
ghi nhận đầu tiên, 50 năm sau, HPN Tường nhìn nhận thảm sát Huế “là có thật”.
Dẫn:
“với tư cách là một đứa
con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi
nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu,
do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một
sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên
quan điểm chiến tranh cách mạng”. Hết dẫn.
Việc
này hết sức cần thiết, và là “điểm son” cho ông Tường.
Ông
Tường “lên án” vụ thảm sát “là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ
lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.
Ông
Tường nhìn nhận các “hành động giết oan” tại Huế, Tết năm Mậu thân 1968, là do
“quân nổi dậy trên mặt trận Huế”.
Lời
thú tội đã xóa bỏ tất cả những gì mà các thế hệ VN lớn lên sau này học ở nền
giáo dục tuyên truyền láo khoét. Tội ác Mậu Thân 1968 là do “quân nổi dậy” gây
ra, chớ không phải do Mỹ, Ngụy, như trường học thầy giáo lâu nay giảng dạy.
“Quân nổi dậy” ở đây
là những ai? Ai chỉ huy đạo quân “nổi dậy” này?
Và
ông HPN Tường có “nói hết sự thật” trong lá thơ “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” hay không?
Về
vụ “thảm sát Huế”, các tài liệu chính thức đã công bố, hay những nhân chứng thuộc
“phe thắng cuộc”, không ngoại lệ đều cho rằng vụ thảm sát Huế 1968 là có thật.
Tất cả đều biểu lộ sự hối tiếc đồng thời qui trách nhiệm cho chính sách của
“trung ương”.
Tức
là ông Tường chỉ nói “sự thật” ở cái mà mọi người đều biết: thảm sát Mậu Thân
là do phe “cách mạng” gây ra (chớ không phải do Mỹ Ngụy gây ra).
Điều
này không ăn nhập gì tới việc ông Tường “không có mặt tại Huế”.
Trong
thơ ông có nhắc lại vụ máy bay Mỹ bỏ bom ”thảm sát bịnh viện nhỏ ở Đông Ba”.
Dẫn:
“Đặc biệt, khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết
200 người, tôi đã nói: ‘Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn,
tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu …Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng
tôi rút ra …’. Chi tiết đó không sai, sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó
không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo
nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi”.
Hết dẫn.
Khi thú nhận mình “tôi là kẻ mạo nhận”,
“một sự việc đáng xấu hổ”, ông Tường đã nhìn nhận mình “nói láo” với dư luận từ
1981 đến nay. Đây là cái “nói láo” thứ
nhứt.
Năm
1981 ông khẳng định qua bài phỏng vấn truyền hình của đạo diễn Burchett rằng
“chúng tôi”, tức gồm có ông Tường, có mặt ở Huế.
Lá
thơ gọi là “lời cuối” của ông Tường thú thận rằng “chúng tôi” đó chỉ là “mạo nhận”.
Dẫn: “Ở đây tôi là kẻ
mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với
tôi.” Hết
dẫn.
Mục
đích việc thú nhận nhằm chứng minh ông ta không có mặt tại Huế.
Nhưng
trong lá thơ ông Tường lại tiếp tục “nói láo”.
Bởi
vì nhân chứng nhiều người đã lên tiếng. Những người ở Huế, qua các bài viết,
hay tư cách nhân chứng. Tất cả đều cho rằng không hề hiện hữu cái “bịnh viện nhỏ”
nào ở Đông Ba hết cả.
Bịnh
viện nhỏ ở Đông Ba không hề hiện hữu. Vậy thì làm gì có việc “máy bay Mỹ đã thảm
sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200 người”?
Vụ
Mỹ thảm sát 200 người ở một bịnh viện Đông Ba, vụ này không khác vụ Mỹ Lai, lớn
lao ở tầm “tội ác diệt chủng”, tại sao không có tài liệu, báo chí nào nước
ngoài đề cập tới?
Thời
đó báo chí nước ngoài (đói tin), chỉ đặc biệt chú ý tới tấm hình tướng Nguyễn
Ngọc Loan bắn chết tên đặc công Bảy Lớp. Không bài báo nào nói về “thảm sát 200
người ở bịnh viện Đông Ba”.
Ông Tường tiếp tục nói láo, bịa đặt, như đã liên tục từ
50 năm qua.
Qua
lá thơ, ông Tường tiếp tục “khẳng định” lại một sự việc láo khoét, vụ “thảm sát
bịnh viện Đông Ba”, trong vụ phỏng vấn của ông Burchett.
Ta
có thể lý giải việc này ra sao?
Nếu
ta có xem video phỏng vấn HPN Tường 1981, ta không thể quên cái “liếm mép” huyền
thoại của ông Tường, cũng như thái độ ngạo mạn, xấc xược trong những câu trả lời
của ông đối với phóng viên.
Theo
các nhà khoa học về “criminologie – phân tích tội ác”, cử chỉ “liếm mép” trước
khi trả lời thường là dấu hiệu báo trước một lời “trả đũa”. Phần nhiều không
nói sự thật.
Thật
vậy, ta thấy ông Tường tỏ vẻ vừa cay cú, vừa bất an, khi phóng viên hỏi về “thảm
sát Mậu Thân”. Bởi vì phóng viên biết rõ ông Tường là thủ phạm giết (ít nhứt)
hai người Mỹ và một người Pháp tại “tòa” Tiểu chủng viện.
Cái
“liếm mép” của ông Tường, sau đó với thái độ xấc xược mà mọi người đã thấy
trong Video, ông Tường “đốp chát” với phóng viên, trả lời “một tội ác” bằng một
tội ác (dội bom bịnh viện Đông Ba của Mỹ).
Vụ
dội bom bịnh viện Đông Ba là chuyện bịa đặt của ông Tường trong lúc nhứt thời.
Vì địa danh “bịnh viện Đông Ba” làm gì có?
Ông
Tường đã tạo dựng một chuyện tội ác của Mỹ để (gián tiếp) bào chữa cho tội ác
(của mình) và quân cách mạng.
Điểm
này không khác vụ ông Nhứt Hạnh tố cáo Mỹ bỏ bom giết chết 300.000 người dân ở
Bến Tre! (Dân Bến tre thời đó chưa tới 100.000, lấy đâu ra con số người chết
300.000?)
Ông Tường là một “chuyên gia” nói láo.
Nói
láo liên tục từ 1981 đến nay. Bây giờ thú nhận mình nói láo thì đã trễ tràng.
Điều này chỉ khẳng định mình đã nói láo.
Bây
giờ qua lá thơ “lời cuối”, ông Tường tiếp tục nói láo.
Khẳng
định một sự kiện không có thật (vụ Mỹ bỏ bom chết 200 người ở bịnh viện nhỏ ở
Đông Ba) là nói láo trên cả nói láo.
Ông
Tường làm sao có thể phản biện được chứng cứ của Bác sĩ A. Vannema. Bởi vì BS
Vannema là “nhân chứng”, người “biết rõ ông Tường và ông Xuân”.
Danh
sách “đồ tể” ở Huế chắc phải dài lắm. Tại sao Bác sĩ A. Vannema chỉ ghi có 4
tên, trong đó có ông Tường và ông Xuân mà không ghi những tên khác?
Đơn
giản vì bác sĩ A. Vannema “biết rõ” hai ông này!
Một
lần bất tín vạn sự chẳng tin. Ông Tường, qua lá thơ “lời cuối”, lại tiếp tục
nói dối.
Làm
gì có chuyện “đường hẻm lầy lội toàn là máu”. Làm gì có bịnh viện nhỏ ở Đông
Ba. Làm gì có vụ Mỹ bỏ bom giết 200 người ở bịnh viện Đông Ba?
Nhưng nhiều người, như các ông Nguyễn Công Khế, Nguyễn Quang Lập, Hồ Trung
Tú, Nguyễn Trung Dân… chỉ “tin” vào lời nói của ông Tường mà không tin ở
các nhân chứng, các bằng chứng lịch sử.
Ông
Tường bắt buộc phải nói láo, cho đến hết cuộc đời. Bởi vì ông này trách nhiệm đến
những cái chết của người Mỹ, người Pháp.
Ông
Tường nói ra sự thật, không chỉ cá nhân ông Tường sẽ bị truy tố trước các tòa
án ở Mỹ, Pháp. Quan hệ VN với Mỹ, Pháp… vấn đề “tù nhân mất tích”… đều có thể bị
Mỹ đặt lại.
Thái
độ của các ông Nguyễn Quang Lập, Hồ Trung Tú, Nguyễn Công Khế, Nguyễn Trung Dân
vì vậy ta có thể hiểu: ăn cơm chúa phải múa tối ngày.
Như đã nói, thông lệ quốc tế, những hồ
sơ mật sau 50 năm thì được công bố. Nhưng hồ sơ Mậu Thân 1968 CSVN không thể
công bố. Những bí mật của nó cũng là bằng chứng tố cáo đảng CSVN phạm “tội ác chiến tranh”.
Ông Nguyễn Trung Dân, nhân có một số
“comments” về một bài viết của tôi “tội ác Mậu Thân” trên trang facebook của
tôi, có viết rằng “Trương Nhân Tuấn là dư luận viên cao cấp” vì đã “hướng dẫn
dư luận” vụ thảm sát Mậu Thân.
Các
loại phê bình kiểu này tôi đã quen thuộc.
Đảng
CSVN đã rầm rộ tổ chức ăn mừng chiến thắng “tổng tấn công và nổi dậy” Mậu thân
1968. Cá nhân tôi, với tư cách “học giả phản động”, biệt hiệu của công an đặt
cho, dĩ nhiên tôi “hướng dẫn dư luận” đến “sự thật”, mục đích “thiết lập lại
công lý”.
Nếu
tôi là “dư luận viên cao cấp”, chắc chắn tôi là “dư luận viên” hướng dẫn dư luận
về phía “chân, thiện, mỹ”. Chớ không phải lấp liếm đổi trắng thay đen, biến nạn
nhân thành thủ phạm, như những tên “nói láo như vẹm” rẻ tiền.
Riêng ông Hồ Trung Tú, mới đây viết những
lời chúc tết đọc qua “té ghế”. Dẫn: “Đừng để tâm mình trụ vào bất cứ định kiến,
chuẩn mực, chân lý, đúng sai hay sự thật nào thì tâm không phải chỉ tự do hơn
mà còn gần với sự giác ngộ hơn”.
Không
hiểu từ vượn lên người mất bao nhiêu triệu năm ? Ở VN, người xuống vượn chỉ có
50 năm!
Chỉ
trong xã hội loài thú mới không “trụ” vào cái gì.
Xã
hội bầy đàn thì không có “chuẩn mực” chi hết. Cũng không có khái niệm về “chân
lý”, không biết việc “đúng sai”, không biết cái nào là gian dối, không biết đâu
là “sự thật”. Xã hội như vậy lãnh đạo mới “ăn của dân không từ một thứ gì”. Xã
hội như vậy ăn cắp không biết xấu hổ. Xã hội như vậy bằng giả là chuyện thường
tình. Xã hội như vậy “bản năng” là “chuẩn mực” của cách hành sử giữa người và
người.
Ông
Hồ Trung Tú binh vực ông Tường qua những comments trên facebook của tôi chưa đủ.
Ông tiếp tục bóng gió binh vực ông Tường, đả phá những người khác, bằng “lời
giác ngộ” của loài vượn.
Một
số comments khi đọc tài liệu của bác sĩ A. Vannema đều than rằng tội ác “không
khác chi Khmer đỏ”.
Đúng
vậy. 19 hố chôn tập thể được viết lại tỉ mỉ. Người chết bị trói tay sau lưng, bị
bịt mắt, bị xỏ xâu, bị chôn sống, bị vật cứng đập vô đầu… Người chết có đàn bà,
con nít, là sinh viên học sinh, là tài xế xe ôm…
Dã
man nào bằng.
So
sánh ta thấy tất cả, từ Khmer đỏ, vụ Mậu Thân 1968 hay diệt chủng người
Rohingya ở Miến Điện, ta đều thấy phía sau là “phật tử”, nếu không là nhà tu.
Phật
giáo từ bi xuất phát từ Tích Lan, Ấn Độ, loan truyền vào VN, qua ngả nào không
cần bàn. Nhưng tuyệt đại dân chúng miền Nam, Phật hay Chúa, đều có tâm “từ bi hỉ
xả”. Vấn đề Mậu Thân là “Phật giáo đã bị chính trị hóa”.
Thử
tưởng tượng, vụ Mậu Thân, các tỉnh khác cũng có “phật tử mài dao” đông đảo, kiểu
ông Tường, ông Xuân… ở Huế, chắc chắn sẽ phải có (rất nhiều) thảm sát – như ở
Huế.
Thử
tưởng tượng, nếu không có chiến dịch “tổng tấn công và nổi dậy”, thì sau 75 các
“phật tử mài dao” kiểu ông Tường, ông Xuân… đã biến miền Nam thành “biển máu”.
So
sánh vụ thảm sát Mậu Thân với Khmer đỏ là hoàn toàn đúng đắn. Xui cho bọn “phật
tử mài dao” là họ không có “thiên thời và địa lợi” để phạm tội ác như Khmer đỏ.
Có
comments thì chê trí thức “đỏ”, ông Tường, ông Xuân… là “hèn”, thua cả bọn khủng
bố IS. Bởi vì bọn IS ít ra họ dám làm dám chịu.
Cũng
thật là đúng quá!
Mà
thử nhìn lại, ở VN lớp trí thức từ lò XHCN xuất thân, người “can đảm” hiếm hoi
như “lá mùa thu”.
Đầu
năm, mùng một tết Mậu Tuất 2018, viết lại những điều tưởng rằng đã bị chôn vùi
từ 50 năm.
Tôi
sẽ tiếp tục viết để “giải mã” đâu là sự thật của “chiến thắng” Mậu Thân 1968,
“tổng tấn công và nổi dậy”. Bọn “lợn ỉ trung ương” tổ chức ăn mừng “chiến thắng”
rầm rộ. Đám dư luận viên rẻ tiền chụp mũ tôi là “dư luận viên hướng dẫn dư luận”.
Nhưng không ai trong đám ngu xuẩn này dám đặt vấn đề vì đâu bọn tuyên giáo lại
chủ trương bốc c. lên “ăn mừng”?
--------------------------
Bác
sĩ Elje Vannema, “The Vietcong Massacre at Hue”
No comments:
Post a Comment