Tú Anh – RFI
Đăng
ngày 21-02-2018
Văn kiện mới của TPP,
Hiệp định về tự do thương mại trong vùng Thái Bình Dương đã hoàn tất và được
công bố hôm thứ Tư 21/02/2018 trước khi 11 thành viên ký kết vào ngày 08 tháng
03 tới. Nhiều đề nghị của Mỹ bị rút bỏ
Trưởng đoàn đàm phán
TPP của Nhật, ông Kazuyoshi Umemoto trong cuộc họp báo tại Tokyo ngày
20/02/2018.REUTERS/Toru Hanai
Theo
AFP, trong văn bản thỏa thuận mới không có 22 điều lệ do Washington đề nghị, phần
lớn liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền sáng chế thuốc men. Những thành
viên còn lại trong TPP e ngại các biện pháp bảo vệ quyền lợi kinh tế của "nước
Mỹ trước đã" của tổng thống Donald Trump sẽ làm giá thuốc leo thang.
Các
nước còn lại trong TPP gồm Canada, Chilê, Mêhicô, Pêru, Nhật Bản, Brunei,
Malaysia, Singapore, Việt Nam, Úc và New Zealand. Trong năm 2016, trao đổi mậu
dịch giữa 11 nước này lên đến 356 tỉ đôla. Tuy nhiên, TPP cũng buộc các nước
thành viên như Mêhicô, Malaysia và Việt Nam phải cải thiện luật lao động, bảo vệ
quyền lợi công nhân.
Washington
không loại trừ khả năng trở lại với TPP. Tổng thống Donald Trump đòi một «
hiệp định tốt hơn » nhưng các thành viên TPP, đứng đầu là Nhật Bản cho
là « khó xảy ra trong ngắn hạn ».
Hôm
qua, trưởng đoàn đàm phán của Nhật Kazuyoshi Umemoto cảnh báo Hoa Kỳ là nếu muốn
trở lại ghế thành viên của TPP thì phải chấp nhận luật chơi mới : Nếu Hoa Kỳ
thay đổi lập trường thì sẽ được đón tiếp nhưng rất khó mà sửa đổi thỏa thuận.
Theo
giới chuyên gia, TPP-11 vừa là một đối sách kinh tế cân bằng ảnh hưởng đang lên
của Trung Quốc, vừa là liều thuốc chống đường lối bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ.
Báo
Washington Post, ngày hôm qua, cho biết, 25 thượng nghị sĩ Mỹ ký một bức thư
kêu gọi lãnh đạo hành pháp « suy nghĩ lại » để Hoa Kỳ tái hội
nhập TPP.
---------------
ZING
14:58
21/02/2018
hiên
bản cuối cùng của hiệp định TPP-11 đã được công bố hôm 21/2, theo đó hiệu lực của
nhiều điều khoản từng gây tranh cãi đã bị tạm đình chỉ.
Theo Reuters,
hơn 20 điều khoản đã bị đình chỉ hoặc thay đổi trong bản hiệp định cuối cùng
trước khi văn bản này được kí kết vào tháng 3.
"Thay
đổi lớn nhất của TPP 11 là đình chỉ nhiều điều khoản từng gây nhiều
tranh cãi, cụ thể là các điều khoản xoay quanh vấn đề dược phẩm", Giáo sư
luật học từ Đại học Sydney Kimberlee Weatherall nói.
Các
điều khoản về thắt chặt bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới sản phẩm dược
được đưa vào bản TPP đầu tiên bởi Mỹ. Các quy định này từng khiến một số chính phủ và nhà
hoạt động xã hội lo ngại có thể làm giá các sản phẩm y dược tăng cao.
Bộ trưởng Thương mại
New Zealand David Parker nói về hiệp định TPP 11 hôm 21/2. Ảnh: Reuters.
Với
việc Mỹ đã bỏ rơi TPP, 11 nước còn lại đã đạt được nhất trí về các điều khoản từng
gây nhiều tranh cãi này. Văn bản cuối
cùng của TPP-11 dự kiến sẽ được các bên ký kết vào ngày 8/3 tới tại Chile.
Nhiều khả năng hiệp định TPP-11 sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2018 hoặc nửa đầu
năm 2019.
Thành
công trong việc đạt được văn bản hiệp định TPP-11 cuối cùng lập tức được ca ngợi
bởi một số nước thành viên. Nhiều nước kỳ vọng hiệp định sẽ là liều thuốc ngăn
chặn sự lây lan của chủ nghĩa bảo hộ.
"CPTPP (tên gọi mới của TPP-11) ngày càng trở nên quan trọng
hơn trong bối cảnh các quy định của WTO có nguy cơ giảm hiệu quả", Bộ trưởng
Thương mại New Zealand David Parker cho biết.
Tại
Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos tháng trước, Tổng thống Donald Trump để ngỏ khả
năng quay lại với hiệp định TPP nếu Mỹ có thể đạt được những thỏa thuận có lợi
hơn. Tuy nhiên, một số quan chức 11 nước thành viên còn lại của TPP khẳng định
viễn cảnh ấy "khó xảy ra" và không có gì đảm bảo các nước sẽ gỡ bỏ
các điều khoản vừa đình chỉ để chào đón Mỹ.
Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP từng đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi Tổng
thống Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định tháng 1/2017. Mười một quốc gia còn lại,
dẫn đầu bởi Nhật Bản, đã tái đàm phán và hoàn thành sửa đổi văn bản hiệp định
vào tháng 1/2018.
-----------------------
Tuổi Trẻ
21/02/2018
13:55 GMT+7
TTO
- Văn bản cuối cùng của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) vừa được 11 quốc gia còn lại của TPP công bố, chuẩn bị cho ngày
ký chính thức vào 8-3 tới.
------------------------------------
-------------------------------------
Bộ trưởng Thương mại
New Zealand David Parker phát biểu với báo giới trong cuộc họp báo liên quan tới
CPTPP tại Wellington, New Zealand, ngày 21-2 - Ảnh: REUTERS
Theo
hãng tin Reuters, hôm nay (21-2), dự thảo cuối cùng của hiệp định thương mại
quan trọng bậc nhất nhằm gỡ bỏ các rào cản thương mại giữa 11 nền kinh tế tại
khu vực châu Á - Thái Bình Dương CPTPP đã được công bố.
Đây
được xem là tín hiệu rõ ràng và xác quyết nhất cho tới thời điểm này, khẳng định
sự tồn tại và khả năng hiện thực hóa cao nhất của TPP sau khi Mỹ tuyên bố rút
khỏi.
Đã
có hơn 20 điều khoản hoặc bị tạm treo hoặc đã được thay đổi trong dự thảo cuối
cùng của hiệp định trước lễ ký kết chính thức dự kiến diễn ra trong tháng 3 tới.
Trong
số đó, có những điều khoản liên quan tới việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vốn
được đưa vào ban đầu theo yêu cầu của Washington.
CPTPP
(trước đây là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP) với 12 thành viên
ban đầu đã rơi vào thế bế tắc và tưởng như đã "chết" trong năm ngoái
khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi hiệp định này để ưu tiên bảo vệ
việc làm cho người lao động Mỹ.
Tuy
nhiên sau đó, 11 quốc gia thành viên còn lại, với sự dẫn dắt của Nhật Bản, đã
hoàn tất một hiệp định thương mại sửa đổi khác trong tháng 1 năm nay, đổi tên
TPP thành CPTPP và dự kiến sẽ ký chính thức tại Chile trong ngày 8-3.
"Những thay đổi
lớn nhất với TPP 11 là việc đình lại một loạt các điều khoản của thỏa thuận. Họ
đã tạm treo nhiều điều khoản gây tranh cãi, nhất là các điều khoản liên quan tới
lĩnh vực dược phẩm", bà Kimberlee Weatherall, giáo sư luật tại Đại học
Sydney, nhận xét.
Rất
nhiều trong số những thay đổi của CPTPP đã từng được đưa vào văn bản hiệp định
TPP 12 ban đầu theo yêu cầu của phái đoàn đàm phán Mỹ, chẳng hạn những quy định
nhằm tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của dược phẩm, cũng là vấn đề khiến
một số chính phủ và các nhà hoạt động lo ngại sẽ đẩy cao giá thuốc.
Động
thái công bố dự thảo cuối cùng của CPTPP được giới quan chức tại Nhật Bản và
nhiều quốc gia thành viên khác ca ngợi như một giải pháp quan trọng để ứng phó
với chủ nghĩa bảo hộ gia tăng của Mỹ.
Bên
cạnh đó, 11 thành viên cũng vẫn kỳ vọng Washington sẽ suy nghĩ lại và tái gia
nhập hiệp định này.
Tháng
trước tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thụy Sĩ, ông Trump tuyên bố Washington
có thể sẽ tham gia trở lại nếu họ có được một thỏa thuận tốt hơn.
Tuy
nhiên Bộ trưởng Thương mại New Zealand, ông David Parker, cho rằng khả năng Mỹ
tham gia trở lại CPTPP trong một vài năm tới là "rất khó khả thi", và
ngay cả khi Washington bày tỏ mong muốn tham gia trở lại, cũng không có gì đảm
bảo là các quốc gia thành viên sẽ rút bỏ những điều khoản đang tạm treo đó.
Bộ
trưởngTthương mại New Zealand cho biết CPTPP dự kiến có hiệu lực vào cuối năm
2018 hoặc nửa đầu năm 2019.
11 quốc gia đang tham gia CPTPP gồm Úc,
Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore
và Việt Nam.
---------------------------
RFA
2018-02-21
2018-02-21
Bản
chi tiết cuối cùng về Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
nhằm mục tiêu giảm bớt các rào cản thương mại ở 1 số quốc gia đã được công bố
vào thứ Tư 21/2, đánh dấu sự thúc đẩy đáng kể việc Hoa Kỳ tái gia nhập.
AFP
cho biết New Zealand đã công bố văn bản chính thức của TPP, hay còn gọi là
TPP-11, với nội dung đã được soạn thảo lại sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump
ký sắc lệnh rút khỏi hiệp định vào tháng 1 năm ngoái.
Bộ
trưởng Thương mại New Zealnd, ông David Parker nói rằng những thay đổi so với
văn bản ban đầu bao gồm việc đình lại các điều khoản của 22 mặt hàng liên quan
đến các lĩnh vực như quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp của người đóng thuế.
Cũng
theo ông David Parker, việc công khai bản chi tiết này sẽ giúp giai đoạn rà
soát, kiểm tra lại tốt hơn trước khi nó chính thức được ký tại Santiago vào
ngày 8/3/2018. Ông David cho biết chính phủ New Zealand đã làm việc rất tích cực
để công khai nội dung của bản TPP sửa đổi càng sớm càng tốt.
Theo
Bộ trưởng Thương mại Úc, Steve Ciobo, thỏa thuận mới này sẽ loại bỏ hơn 98% thuế
quan thương mại ở một khu vực thương mại có GDP khoảng 13 nghìn tỷ USD.
11
quốc gia hiện tại tham gia TPP là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản,
Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, chiếm 13,5% nền
kinh tế toàn cầu.
Hiệp
Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP được thành hình sau nhiều vòng đàm phán
của 12 nước, trong đó có Hoa Kỳ và được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ Barack
Obama.
Tuy
nhiên chỉ ít ngày sau khi nhậm chức, Tổng Thống Donald Trump ký sắc lệnh rút khỏi
hiệp định vì lấy lý do hiệp định không có lợi cho nước Mỹ. Do đó, TTP hiện giờ
được gọi là TPP 11 (vì chỉ còn 11 nước) hoặc TPP trừ 1 (vì không còn Hoa Kỳ).
No comments:
Post a Comment