Sunday, 17 December 2017

TRUNG QUỐC VỚI MỘT NĂM THẦM LẶNG TÍCH CỰC XÂY DỰNG CĂN CỨ Ở BIỂN ĐÔNG (Asia Maritime Transparency Initiative)


HỒ SƠ ĐẢO NHÂN TẠO
Nguồn tin: Asia Maritime Transparency Initiative  (AMTI)
Ngày 14 tháng 12 năm 2017
Biên dịch: Trần Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Huệ Việt

Dư luận quốc tế đã chuyển hướng chú ý khỏi cuộc khủng hoảng tranh chấp Biển Đông diễn tiến chậm chạp trong suốt năm 2017 vừa qua, nhưng tình hình ngoài thực địa vẫn chưa hề lắng dịu. Trong khi theo đuổi tiếp cận ngoại giao đối với các nước láng giềng Đông Nam Á, Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hoạt động xây dựng đáng kể tại các tiền đồn lưỡng dụng [quân sự và dân sự – BTV] ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đã hoàn thành nạo vét và san lấp để từ đó đã tạo ra được 7 đảo mới ở quần đảo Trường Sa đầu năm 2016, và có vẻ như đã hoãn các hoạt động này để tập trung mở rộng các thực thể địa lý ở quần đảo Hoàng Sa cho tới giữa năm 2017. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn giữ nguyên quyết tâm thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của hoạt động xây dựng [ở quần đảo Trường Sa – BTV] – đó là xây các cơ sở hạ tầng cần thiết cho phép các căn cứ hải quân và không quân có thể hoạt động đầy đủ trên những tiền đồn lớn hơn.

AMTI đã nhận diện tất cả các công trình dài hạn mà Trung Quốc đã hoàn thành hoặc bắt đầu đưa vào hoạt động từ đầu năm nay, từ các nhà kho ngầm dưới đất và các công trình hành chính cho đến các mạng cảm biến và radar rộng lớn. Các công trình này bao phủ một khu vực rộng khoảng 72 mẫu, tương đương với 290000 m2, trên đảo nhân tạo tại đá Chữ Thập, Subi, và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, và đá Bắc, đá Cây và đá Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Không tính tới những cấu trúc tạm thời như công ten nơ lưu trữ hay các nhà máy xi măng, hoặc các công việc khác ngoài hoạt động xây dựng, như việc rải đất và trồng cỏ tại các tiền đồn mới.

XEM TIẾP : 








No comments:

Post a Comment

View My Stats