Tin trong nước
Tin Biển
Đông
Nhà văn Trần Trung
Đạo có bài: Vai trò của Mao trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm
1974. Tác giả cho biết, lý do Trung Cộng chọn ngày 19 tháng Giêng 1974
làm ngày đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, vì đó là “ngày kỷ niệm 24 năm Trung Cộng
công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây không phải là sự kiện trùng hợp
ngẫu nhiên mà là một cái tát chính trị vào mặt đảng CSVN“.
Trận Hoàng Sa năm
1974 là trận đánh cuối cùng của Mao Trạch Đông (trái). Ảnh: internet
Họa sĩ biếm Lý Trực
Dũng có bài: Stalin và Hoàng sa, Trường Sa. “Sau khi để báo
chí lên tiếng trong năm 2016 về lập trường của Nga nghiêng về Trung Quốc trong
việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì đầu tháng 9/2017 ngay tại
Trung Quốc sau khi tham dự hội nghị G20, Putin dõng dạc tuyên bố ủng hộ Trung Quốc không
công nhận phán quyết biển Đông của Tòa trọng tài tại The Hague trong vụ kiện Biển
Đông của Philippines“.
GS Tường Vũ, ĐH
Oregon có bài viết: Mối quan hệ Việt – Trung: Cân bằng địa lý và lịch sử.
Tác giả phân tích, mối quan hệ Việt – Trung nhất quán từ xưa tới nay, cho thấy,
Việt Nam chỉ thân thiện với Mỹ khi bị Trung Quốc đấm vào mặt. Mặc dù luôn bị
Trung Quốc đe dọa, thay vì sử dụng luật pháp quốc tế hoặc đàm phán đa phương với
TQ, Hà Nội vẫn đặt nặng vào các cuộc đàm phán giữa hai đảng CS anh em.
Tác giả kết luận, mối
quan hệ Việt – Trung “giống như một người phối ngẫu bị ngược đãi, gọi cảnh
sát sau khi bị đánh, nhưng vẫn không dám kết thúc mối quan hệ, Hà Nội sẽ làm
theo con tim và sẽ không sớm thoát khỏi Bắc Kinh“.
Nhà nghiên cứu Hồ Bạch
Thảo có loạt bài: “Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này
tại Biển Đông“, gồm 7 phần: phần I; phần II; phần III; phần IV; phần V; phần VI và phần VII.
Nhà nghiên cứu Đinh
Hoàng Thắng có bài tham luận đọc tại Hội thảo Hè ở Budapest, đăng trên trang Thời
Đại Mới: Trước ngưỡng trật tự mới. Trong bài, tác giả mô tả
những thách thức Việt Nam phải đối mặt trong quá trình tương tác với trật tự
đang định hình: “(i) Sóng ngầm trong bang giao Việt-Trung; (ii) Thái độ Việt
Nam đối với đại dự án ‘Nhất đới nhất lộ’ (“One Belt, One Road”); (iii) Thế lưỡng
nan cả về nội trị lẫn ngoại giao hiện nay; (iv) Mô hình phát triển của đất nước
và v) Vấn đề sức mạnh mềm/sức mạnh ướt (soft/wet power) của Việt Nam“.
Mời đọc thêm: Quan hệ Việt – Trung ‘sóng gió’ tới mức nào? (VOA/
TD). – Từ “cờ 6 sao” đến “đường lưỡi bò” của Trung Cộng lên sóng
truyền hình Việt Nam (Cali Today). – Đề nghị báo cáo Quốc hội về Formosa, Biển Đông: “Không tránh
né nữa” (VOV).
Hậu quả
của cơn bão số 10
VnExpress có
bài: 10 ngư dân mất tích cùng con tàu vỏ thép 18 tỷ đồng.
Mặc dù đã được cảnh báo từ sớm, rằng đây là cơn bão rất mạnh, nhưng không hiểu
sao chính quyền tỉnh Thanh Hóa vẫn để người dân ra khơi đánh bắt cá, để sau khi
khởi hành được ít ngày thì gặp bão. Hiện nay con tàu cùng 10 ngư dân này, hoàn
toàn mất liên lạc.
Trang Soha có
bài: Nguồn gốc những cột điện không cốt thép bị “gãy rạp” do bão
số 10. Thiên bất dung gian, mưa bão quật ngã những cột điện không có cốt
thép bên trong mà chỉ có sỏi, đá, bê tông… Nhưng điện lực Vĩnh Linh cãi rằng,
có thép, nhưng là thép nhỏ, nên không nhìn thấy: “khi nhìn thoáng qua sẽ
không nhận thấy các thanh thép bên trong do các thanh thép nhỏ (phi 6) lẫn với
màu cát, đá của bê tông“.
VTC có clip: “Toàn
cảnh Bão số 10 đổ bộ Miền Trung: Tan hoang sau bão lịch sử”: https://www.youtube.com/watch?v=VE6yboshDJg
Zing có clip: “Trường
học tan hoang sau bão số 10”, nói về các trường mầm non và THCS Quảng Đông, huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, bị tàn phá nặng nề: https://www.youtube.com/watch?v=-EBdOF6uZ78
Mời đọc thêm: Thanh
Hóa: Thất thần ngóng tin 10 thuyền viên mất tích trong bão (VNN).
– Bão số 10 đã khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và mất tích (TTXVN).
– Bão số 10 tàn phá Minh Hóa: Biết lấy tiền đâu dựng lại nhà cửa
bây giờ (TN). – Quảng Ngãi lại tính xin bổ sung 2 thủy điện nhỏ (MTG).
– Gia Lai: Bão số 10 đi qua, hơn 5.000 trụ tiêu hư hại (DT).
Bài học
không thuộc
Báo Đất Việt có
bài: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại chậm tiến độ. Theo
kế hoạch, tháng 10/2017 tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông sẽ chạy thử,
nhưng qua kiểm tra, tiến độ công trình này vẫn “dậm chân tại chỗ”. Lý giải
nguyên nhân muôn thuở của Nhà thầu Trung Quốc là “thiếu vốn”. Điều nực cười là,
mặc dù kế hoạch chạy thử chỉ còn khoảng một tháng nữa, nhưng có những hạng mục
còn chưa có thiết kế chi tiết. Nhà ga, nhà điều hành… chưa xây xong!
Theo tính toán sơ bộ,
với khoản vay của Trung Quốc là 669,62 triệu USD (khoảng 15.000 tỷ đồng),
với lãi suất thấp nhất 3%/năm, thì mỗi tháng, Việt Nam phải trả lãi số tiền lên
tới gần 38 tỷ đồng, tức khoảng 1,2 tỷ đồng mỗi ngày.
TS Nguyễn Xuân Thủy, cựu Giám đốc NXB Giao Thông cho rằng, “nghịch lý ở dự
án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, đó chính là tiền ODA chuyển cho Tổng thầu
Trung Quốc, rồi họ lại dùng tiền đó trả cho các nhà thầu phụ khác”.
Biết đến bao giờ mới
hoàn thành công trình này mà đã lo việc sử dụng hệ thống đường sắt đô thị như thế nào,
và thiếu
tiền mà đường cũng đã xong đâu?
Chắc là liên quan đến
Tàu nên báo Đất Việt mới gọi việc chân trụ cầu tuyến Đường sắt Cát Linh-Hà Đông phun nước … lạ?
Vị trí trụ FR06, khu vực ngã tư Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển, mà người dân
đang nghi ngờ có sai sót trong thi công tại đây.
Trụ cầu FR06 khu vực
ngã tư Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển bị phun nước. Ảnh Vietnammoi
Báo Dân Trí có
bài: Việt Nam mất hơn 340 tỷ đồng vì bán dầu thô giá rẻ cho Trung
Quốc. Do muốn lấy tiền mặt và các trao đổi viện trợ, nên Việt Nam chấp
nhận bán giá dầu thô rẻ hơn cho Trung Quốc, gây thiệt hại cho Việt Nam khoảng 200
tỷđồng mỗi tấn dầu.
Không chỉ có dầu
thô, các mặt hàng như rau, củ, quả hay lúa gạo xuất sang Trung Quốc cũng đều bị
thu mua với giá rẻ mạt. Với tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chiếm
tới gần 80%, rõ ràng người dân đang chịu thiệt hại lớn.
Mời đọc thêm: Việt Nam bán dầu thô cho Trung Quốc rẻ hơn 200.000 đồng mỗi tấn (VNE).
– Bán dầu thô cho Trung Quốc giá rẻ, ‘mất trắng’ hơn 300 tỉ đồng (MTG).
– Linh vật ngoại lai canh cửa Viện Kiểm sát Hạ Long (VNE).
Nhân
quyền ở Việt Nam
Luật Khoa có
bài: Luật Nhân quyền quốc tế: Cơ chế kiểm điểm quốc gia UPR của
LHQ là dành cho mỗi chúng ta. Báo cáo của cơ chế Kiểm điểm Định kỳ
Phổ quát (UPR) cho biết, Chính phủ Việt Nam mặc dù đã chấp thuận 182 khuyến
nghị, nhưng vẫn gia tăng đàn áp các nhà hoạt động, các luật sư nhân quyền và đặc
biệt còn bị tố cáo “có hành vi phân biệt chủng tộc“.
Trang Thời Báo có
bài: Đàm phán thương mại VN-EU: Nhân quyền là vấn đề trọng tâm.
Trong chuyến công du Việt Nam mới đây của ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban
Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu, ông Lange nói rằng, nhân quyền là vấn
đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).
Liên quan đến vụ bắt cóc công dân Trịnh Xuân Thanh ngay tại thủ đô Berlin của
Đức, ông Bernd Lange cũng cho biết, quan hệ Việt Nam – EU chắc chắn sẽ bị
sứt mẻ.
Báo Người Việt có
bài: CSVN tiếp tục siết tôn giáo bằng cựu giám đốc công an.
Bài nói về ông Vũ Chiến Thắng, cựu giám đốc công an tỉnh Quảng Trị và là cục
trưởng An ninh Tây Bắc, vừa được chính quyền CSVN bổ nhiệm làm Trưởng ban Tôn
giáo Chính phủ.
Đại án
OceanBank
Báo Dân Việt có
bài: Điều cực kỳ hiếm gặp đã diễn ra trong phiên xử đại án
OceanBank. Đó là trường hợp luật sư Hoàng Huy Được, Đoàn luật sư TP. Hà
Nội, “cùng lúc bào chữa cho 10 bị cáo”, bởi theo ông, hành vi của họ
là hành vi đơn giản, giống nhau với cáo buộc chi lãi suất ngoài, nhưng dưới
sự chỉ đạo của lãnh đạo OceanBank.
LS Hoàng Huy Được
nói mà nghe không được: Đại án Oceanbank: “Phạt hành chính cũng đủ các bị cáo nhớ đời”.
“Hầu hết các tổ chức tín dụng huy động vượt trần nhưng chỉ bị xử lý hành
chính. Nhưng những bị cáo đứng đây phải chịu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi đề
nghị xử lý các bị cáo về mặt hành chính. Việc xử lý như thế cũng đủ để các bị
cáo nhớ đời”.
Phạt tù nặng mà các
bị cáo còn chưa nhớ đơi, vì các vụ án kinh tế diễn ra trong nhiều năm qua cho
thấy, số tiền phạm tội càng ngày càng lớn hơn, mức độ phạm tội càng tinh vi
hơn, gây thiệt hại nặng nề hơn. Bây giờ chỉ xử phạt hành chính, sẽ khuyến khích
thêm nhiều cá nhân, tổ chức phạm tội hơn.
Mời đọc thêm: OceanBank chính thức lên tiếng về 500 tỷ đồng tiết kiệm bị
“bốc hơi” (DT). – Xét xử ‘đại án’ OceanBank: Luật sư ‘bác’ kết luận giám định
của NHNN(TN). – Đại án OceanBank: Chi lãi ngoài, xử lý hành chính hay hình sự? (TT).
– “Bốc hơi” hàng trăm tỷ đồng sổ tiết kiệm tại OceanBank Hải
Phòng: Nhiều sổ giả (NĐH). – ‘Nhờ’ Hà Văn Thắm, phát hiện 400 tỉ bốc hơi ở chi nhánh
OceanBank Hải Phòng (TN). – Mới nhất vụ quyền Giám đốc OceanBank Hải Phòng ‘mất tích’ (TP).
– Nữ giám đốc có hoàn cảnh đặc biệt nhất đại án Oceanbank (VNN).
– PetroVietnam lên tiếng việc ‘lập quỹ đen’ trong đại án
OceanBank (VN Daily).
Củi
tươi ở Bộ Y tế
Nhà báo Mai Quốc Ấn
có bài: Chạy án bất thành. Liên quan đến vụ bê bối
thuốc điều trị ung thư giả và những khoản tiền hoa hồng khổng lồ trong đường
dây Y – Dược, tác giả tiết lộ, đã có những hành động “chạy án” của những bàn
tay đen trong Bộ Y tế.
Ông Ấn cũng nhấn mạnh
đến phi vụ tuồn hàng tấn chất tạo nạc salbutamol ra thị trường,
chất này được cho là nguyên nhân gây ung thư và được trộn vào thức ăn gia súc,
diễn ra trong thời gian dài nhưng không bị điều tra, xử lý. Tất cả cũng vì khoản
lợi nhuận lớn hơn cả ma túy này mang lại, đủ để làm mờ mắt nhiều kẻ có chức
quyền.
Nhà báo Nguyễn Tiến
Tường có bài: Về một ông trùm … Trương Quốc Cường. Ông trùm
này đang đạo diễn báo chí và mạng xã hội để bảo vệ mình và đánh những người nói
H-Capita là thuốc giả. Ông trùm này có ảnh hưởng đến mức, mà khi các doanh nghiệp
và cá nhân tố cáo Cục quản lý dược, “lập tức thanh tra Bộ có văn bản mật
gửi triệu tập các cá nhân … Một dấu mật đã được đóng trên kết luận thanh tra vụ
salbutamol mà mục tiêu của nó có lẽ là ‘ém’ danh sách các DN nhập chất tạo nạc.”
Bê bối
thuốc điều trị ung thư giả
Báo Lao Động có
bài: Thuốc H-Capita 500mg Caplet giả hay kém chất lượng đều nguy
hại. Suốt từ khi vụ bê bối thuốc điều trị ung thư giả xảy ra, gây phẫn
nộ trong dân chúng, vẫn chưa thấy đại diện Bộ Y tế chính thức lên tiếng khẳng định
đó là thuốc giả. Điều này khiến dư luận càng nghi ngờ Bộ Y tế, cũng như tính
nghiêm minh của luật pháp, và đặt dấu hỏi, khi nào những kẻ tiếp tay nhập khẩu
loại thuốc này phải chịu trách nhiệm?!
Theo bác sĩ Trần
Văn Phúc ở Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, vì nguồn lợi nhận khổng lồ, những kẻ bất
lương đã bất chấp tính mạng của người dân để kinh doanh thuốc giả. Điều này
không những làm cho người bệnh tốn kém mà hiệu quả không thấy đâu, thậm chí còn
gây chết người.
BOT:
Người dân một cổ hai tròng
RFA có bài: B.O.T đặt sai chỗ làm ảnh hưởng đến dân. “Tay không
bắt giặc”, đặt trạm thu phí sai vị trí, áp mức phí trên trời … cốt mong thu hồi
“vốn” nhanh, là những điều mà người dân không thể chấp nhận được đối với các dự
án BOT hiện nay.
Từ dự án cầu Hạc
Trì đến Cai Lậy, đâu đâu cũng thấy dân phản đối. Một người dân phản ứng với dự án
tuyến tránh TP Biên Hòa, Đồng Nai: “Nói chung thực tế trạm thu phí quá
cao, trạm thu phí đặt không đúng vị trí … Ăn gì đâu mà em đi qua đi lại tự
nhiên mất 7 chục ngàn. Mắc quá! Nhiều khi nhà người ta ở đó chạy
qua chạy lại cũng vẫn thu phí”.
VTC có clip: Né trạm
BOT Biên Hòa, tài xế “cày” nát đường dân sinh. “Người dân sống dọc đường Tây
Hòa, Trung Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai phản ánh, mỗi ngày có hàng ngàn
xe ô tô, xe tải lưu thông qua đường này để né trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa
khiến con đường xuống cấp, hư hỏng, sụt lún lề đường“: https://www.youtube.com/watch?v=TSQ6IIgyE8U
Mời đọc thêm: BOT cầu tre: Chưa kịp thu tiền cán bộ (ĐV).
– Trạm BOT: Thiếu minh bạch khiến dân phản ứng (PLTP).
– Vì sao BOT biến chất? (TN). – Áp đặt lợi nhuận BOT là ‘trấn lột’! (NLĐ).
Muôn nẻo
moi tiền thuế của dân
Báo Dân Trí có
bài: Chuyện lạ: Lập công ty chống thất thoát ngân sách, kiến nghị
tăng lương cho Bộ trưởng. Mang danh là “Phòng và Tránh thiệt hại
ngân sách” nhưng ‘Công ty Cổ phần Phòng và Tránh thiệt hại ngân sách’ lạ hoắc
này lại vẽ đường tăng lương cho các vị Bộ trưởng và Ủy viên trung ương, vì theo
họ, mức lương hiện tại 15 triệu đồng của các vị Bộ trưởng, UVTƯ hiện nay là quá
thấp, “không đủ để nuôi 2 con ăn học“.
Công ty này còn
mách nước, nếu Bộ Tài chính không lo được, thì “Công ty chúng tôi sẵn sàng
chỉ chỗ các nguồn kinh phí tiết kiệm của đất nước hiện nay đang để lãng phí“.
Mời đọc thêm: Dân Việt Nam ‘phải è cổ’ vì thuế nặng (NV).
– Đề xuất tăng thuế GTGT: Có lợi trước mắt, thất thu về sau (DV).
Cần giải
pháp chấm dứt nạn lạm thu tại các trường học
Báo pháp luật TP có
bài: Trường lạm thu, cha mẹ nghèo méo mặt. “Điệp khúc”
trang bị cơ sở đầu năm, rồi mượn danh hội phụ huynh … để lạm thu tại các trường
công lập, đang làm cha mẹ học sinh khốn khổ mà không biết kêu ai. Nhiều
gia đình phải tính bán cả chiếc xe honda duy nhất trong nhà để lo tiền học cho
con.
Báo Người Lao Động
có bài: Nói thẳng: Giáo dục ngấm mùi tiền. Hàng loạt trường
học khắp cả nước đang có những khoản thu làm phụ huynh học sinh choáng váng,
tuy nhiên điều này cũng không đồng nghĩa với chất lượng dạy học được nâng cao.
Điều khiến người
dân không hài lòng nữa, chính là thái độ coi thường dư luận của những vị lãnh đạo
nhà trường. Khi được thắc mắc, đã không giải trình được những khoản thu trời
ơi, mà còn cho rằng “đúng với quy định”. Phải hỏi từ Bộ Giáo dục đến lãnh
đạo nhà trường là, có lẽ các vị “chỉ biết nhắm mắt mà thu, sống chết mặc
bây – tiền thầy bỏ túi?”
VTV có clip: Nóng
trong tuần: Bức xúc lạm thu đầu năm học: https://www.youtube.com/watch?v=S5W73vJ6esE
Mời đọc thêm: Lạm thu- nói mãi vẫn vậy! (ĐCSVN). – Lạm thu: “Cần mạnh dạn xử lý nghiêm người đứng đầu”(VNN).
– Nhà trường không chỉ lạm thu mà còn lạm chi hội phí (GDVN).
– Bộ Giáo dục chỉ rõ những khoản không được thu trong trường học (GD).
– Lạm thu do chính… phụ huynh? (PLDS). – Vấn nạn
lạm thu đầu năm học: Hội phụ huynh bị “biến tướng”? (TP). – Lạm thu làm xấu bức tranh giáo dục (TP).
– “Nóng” chuyện lạm thu đầu năm; thầy giáo xin ra khỏi biên chế
sau 16 năm giảng dạy(DT). – Lạm thu nở rộ do ‘xử’ chưa tới (Zing). – Những lý giải khó chấp nhận về lạm thu đầu năm học (DT).
– Chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học (ND).
Văn
hóa thấp kém và thói đạo đức giả
Báo Nhà Quản Lý có
bài: Phố đèn đỏ: Đừng cố níu giữ quan niệm cổ hủ mà né tránh thực
tế. Lấy lý do mại dâm là một “tệ nạn”, không quản lý được nên cần phải
cấm, là quan niệm lạc hậu. Thực tế mại dâm vẫn đang tồn tại và phát triển như một
nhu cầu trong xã hội, vậy nên “cứ lấy đạo đức và tình thương ra mà
nói nhưng chẳng làm gì cho họ thì chỉ là nói suông, là đạo đức giả”.
Ngăn cấm hợp pháp mại
dâm, nhưng lại thể hiện thói đạo đức giả, tìm mọi cách xây dựng tượng đài, bảo
tàng ngàn tỷ để phô trương, để thể hiện ta đây có văn hóa… giả! Thế nên phải trả
lời luôn Bảo tàng 11 nghìn tỷ là quá đắt. Nhiều bảo tàng xây
xong chỉ để làm cảnh dù ngốn biết bao tiền thuế và
quỹ đất của dân.
Mời đọc thêm những
trò giả tạo: Xứ lừa! (Quyền được biết). – Hải Dương: Chủ tịch xã tốt nghiệp cấp 3 trước cấp 2 gần 10
năm (LĐ). Hết hạn làm GĐ Sở, vẫn bổ nhiệm hàng loạt cán bộ (VNN).
– Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự một số cơ quan, tổ chức Trung
ương (NQL).
Sách
góp ý của PGS Đào Công Tiến
Cuốn sách: Góp ý để tư duy lý luận không còn đứng mãi bên lề cuộc sống,
đăng trên trang Thời Đại Mới. Cuốn sách tập hợp các bài viết suốt 10 năm qua của
PGS Đào Công Tiến, cựu Hiệu trưởng trường Đại Học Kinh Tế TPHCM và là thành
viên cố vấn Ban Nghiên cứu thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Bộ
phim “Chiến tranh Việt Nam” sắp được công chiếu
Nhà báo Huy Đức có
bài: American War trong The VietNam War. Ông viết: “Không
phải ai cũng từng nghe nói, khi nửa triệu quân Mỹ tới miền Nam, có lúc, 320
nghìn quân Trung Cộng cũng đã có mặt trên miền Bắc.
Không phải ai cũng
sẵn sàng làm quen với sự thật về cuộc thảm sát ở Huế hay những chiến dịch hy
sinh hàng vạn quân nhân và thường dân; không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận những
bằng chứng cho thấy, bom B52 Giáng sinh 1972 đã buộc Lê Đức Thọ quay trở lại
bàn đàm phán, ký vào những thỏa thuận chủ yếu đã có từ tháng 10-1972, chứ không
phải ‘Điện Biên Phủ trên không’ đã ‘buộc Mỹ ký Hiệp định Paris’ như từng được
nói”.
Được biết bộ phim,
có phụ đề tiếng Việt, sẽ được phát trực tuyến vào lúc 10h sáng giờ VN, ngày
18/9 trên website và đài truyền hình PBS. Thêm một thông
tin nữa mà Tiếng Dân có được, công ty sản xuất phim của hai đạo diễn
Burns-Novick, “đã nhận được xác nhận của các viên chức chính quyền Việt Nam
rằng, phiên bản có phụ đề Việt ngữ sẽ không bị chặn ở Việt Nam và bộ phim có thể
được chiếu tự do”.
BBC có bài tường
trình về buổi ra mắt phim tại Tòa Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn: Vietnam
War: ‘Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi’. Tác giả kể lại, Cô gái rất
trẻ giơ tay hỏi nữ đạo diễn Lynn Novick: “Tại sao trong những trích đoạn
được xem, tôi chỉ thấy những nhân vật được phỏng vấn từ miền Bắc Việt Nam? – Vậy
trong bộ phim tài liệu sắp chiếu có những người từ miền Nam được trả lời phỏng
vấn không?”
Bà Lynn Novick mỉm
cười nói: “Có, chúng tôi có phỏng vấn những người từ miền Nam. Nội dung
đó sẽ có đầy đủ khi bạn xem bộ phim được công chiếu trên trang web của PBS”.
Mời đọc thêm: Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam qua phim “The Vietnam War” (VOA).
– Vietnam
War: ‘Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi’ (BBC). – The VietNam War (FB Phan xine). – Trình chiếu phim tài liệu ‘The Vietnam War’(TN). Mời
đọc lại: Điểm phim: Chiến tranh Việt Nam (TD).
Tin quốc tế
Chính
trường Mỹ
Nhân dịp bà Clinton
sắp ra mắt cuốn sách có tựa đề “What happened” (tạm dịch: Chuyện gì đã xảy ra)
về chiến dịch tranh cử năm 2016, ông tổng thống “bình dân” chế nhạo: Ông Trump đăng lại video ‘đánh ngã’ bà Clinton. Bản tin
VOA cho biết, đoạn video mô tả ông Trump đang vung gậy ở trên một sân golf, và
sau đó là cảnh cắt ghép quả bóng trúng vào lưng cựu ngoại trưởng Mỹ khi bà đang
lên máy bay.
Về vụ tấn công bằng
sóng âm thanh vào nhân viên Mỹ ở Cuba, VOA có bài: Mỹ tính đóng đại sứ quán ở Cuba. Reuters dẫn lời Ngoại
trưởng Rex Tillerson trả lời kênh truyền hình CBS: “Chúng tôi vẫn đang
xem xét. Đây là một sự việc nghiêm trọng liên quan tới những tổn hại mà một số
cá nhân phải hứng chịu”.
Một tai nạn xảy ra
cho 4 du khách Mỹ tại Pháp. VOA có tin: Du khách Mỹ bị tạt axít ở Pháp.
Khủng
hoảng Bắc Hàn
VOA đưa tin: Tổng thống Mỹ, Hàn Quốc bàn về Bắc Hàn. Theo Reuters,
phát ngôn viên Nam Hàn, ông Park Soo-hyun nói trong một buổi họp báo: “Hai
lãnh đạo đồng ý tăng cường hợp tác và áp đặt các biện pháp trừng phạt thực tiễn
mạnh hơn nữa đối với Bắc Hàn để nước này nhận ra rằng các hành động khiêu khích
chỉ dẫn tới việc bị cô lập thêm về ngoại giao và áp lực kinh tế”.
Việt Nam chiều lòng
Mỹ khi chỉ trích Bắc Hàn? VOA dẫn lời phát ngôn viên Lê Thị
Thu Hằng nói: “Việt Nam quan ngại sâu sắc trước việc CHDCND Triều Tiên
phóng tên lửa đạn đạo qua không phận Nhật Bản ngày 15/9/2017, vi phạm nghiêm trọng
các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, làm gia tăng căng
thẳng ở khu vực”.
Thêm một nước giảm
bớt quan hệ ngoại giao với Bắc Hàn: Kuwait yêu cầu đại sứ Bắc Hàn về nước, sau khi Hoa Kỳ
kêu gọi các nước cắt đứt quan hệ ngoại giao cũng như kinh tế với Bình Nhưỡng,
theo VOA.
Khủng
hoảng người tị nạn Rohingya
BBC có tin: Vụ
Rohingya: ‘Cơ hội cuối’ cho Suu Kyi. Người đứng đầu Liên Hiệp quốc, ông
Antonio Guteres nói rằng, nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi có “cơ
hội cuối cùng” để ngăn chiến dịch tấn công của quân đội khiến hàng
trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya trốn ra nước ngoài.
Trong khi đó quân đội
Miến Điện kêu gọi “toàn quốc đoàn kết”chống lại áp lực buộc công nhận
sắc tộc Rohingya là người Miến Điện. RFI cho biết: Rohingya: Quân đội Miến Điện kêu gọi « đoàn kết » chống áp lực
quốc tế.
Cuộc tập
trận Zapad
Cuộc tập trận song
phương Nga-Belarus, diễn ra từ ngày 16 đến ngày 20/09/2017, bị khối NATO nghi
ngờ là không minh bạch, nên để trấn an, Belarus ra thông báo: Tập trận Zapad: Belarus thông báo khách mời NATO đã tới.
Theo RFI, Bộ Quốc Phòng Belarus khẳng định đã mời đại diện bảy nước trong khu vực
bao gồm Latvia, Litva, Estonia, Ba Lan, Thụy Điển, Na Uy và Ukraina, và đại diện
gồm hai quan sát viên mỗi nước đã tới thủ đô Minsk.
Ukraine vẫn chưa
yên. Sau khi Nga đồng ý với Hội đồng Bảo an bố trí lực lượng duy trì hòa bình ở
vùng biên giới Nga – Ukraine để bảo vệ thanh tra của Tổ chức An ninh Và Hợp tác
châu Âu OSCE, RFI cho biết, Đặc sứ Mỹ cảnh báo nguy cơ chia cắt Ukraina.
Theo nhận định của
đặc sứ Mỹ Kurt Volker, nhiệm vụ của lực lượng duy trì hòa bình cần phải bao
trùm toàn vùng lãnh thổ nằm trong tay phe ly khai thân Nga để bảo vệ an ninh, vừa
cho thường dân vừa cho thanh tra quốc tế.
Căng
thẳng giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ
Căng thẳng giữa Đức
và Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng: Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố hạn chế thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ vì các vụ bắt
giữ các công dân Đức với lý do chính trị.
Theo VOA, quan hệ
giữa hai nước đã bị căng thẳng vì chiến dịch đàn áp của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Tayyip Erdogan nhắm vào các đối thủ sau cuộc đảo chính bất thành hồi năm ngoái.
Đức và các đối tác của Đức trong Liên minh châu Âu nói rằng, cuộc đàn áp này
làm suy yếu nền dân chủ.
Thỏa
thuận Khí hậu Paris
Coi như Mỹ rút lui
hoàn toàn khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris, dập tắt tia hy vọng cuối cùng của các
nước. BBC có bài: Mỹ bác tin đổi chiều về Thỏa thuận khí hậu Paris.
Nhà Trắng cho biết
“không có gì thay đổi về quyết định của Hoa Kỳ” trừ khi chúng tôi có thể đưa
vào những điều khoản có lợi hơn cho nước Mỹ”. Được biết, thỏa thuận Paris đưa
ra cam kết Mỹ, có 187 nước khác đồng ý giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng không
quá 2 độ C so với mức nhiệt độ của thời tiền công nghiệp. RFI có bài: Thỏa thuận khí hậu Paris: Mỹ duy trì áp lực.
Chiến
sự Trung Đông
Do sự nhầm lẫn hay
cố ý? RFI đưa tin: Nga oanh kích một đơn vị đồng minh của Mỹ tại Syria làm
6 chiến binh của lực lượng Kurdistan tại Syria bị thương.
Thêm tin quốc tế: Tòa án Ai Cập kết án cựu tổng thống 25 năm tù vụ làm gián điệp
cho Qatar (VOA). – London: Bắt
thêm nghi can vụ đánh bom tàu điện ngầm (BBC). – Quân đội Philippines chiếm bộ chỉ huy thánh chiến ở Marawi(RFI).
--------------------------------
Bài Mới Nhất
18/09/2017
18/09/2017
18/09/2017
17/09/2017
17/09/2017
17/09/2017
17/09/2017
17/09/2017
17/09/2017
17/09/2017
No comments:
Post a Comment