Wednesday, 13 September 2017

BẢN TIN NGÀY 13/9/2017 (Báo Tiếng Dân)










Tin trong nước

Tin Biển Đông
Hội thảo với chủ đề: “Hướng tới những vùng biển mở và tự do ở châu Á: Vai trò của Luật Quốc tế trong việc Duy trì Trật tự trên Biển”, do Đại sứ quán Anh, Đại sứ quán Nhật Bản và Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức ngày 12/9, tại Hà Nội, với sự tham dự của các chuyên gia quốc tế đến từ các nước: Anh, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Ấn Độ và Indonesia. VOV có bài: Phát huy vai trò của Luật Quốc tế trong duy trì trật tự trên biển.

Bài trên báo Tiền Phong: Trung Quốc sẽ phải tính toán lại trên biển Đông. TS Kentaro Nishimoto, Phó giáo sư ngành luật quốc tế, ĐH Tohoku, Nhật Bản, nhận định: Trung Quốc sẽ phải tính toán lại vấn đề biển Đông, dù họ liên tục bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế vụ Manila kiện Bắc Kinh, nhưng quyết định của tòa ảnh hưởng đến TQ.

TS Nishimoto nói: “Vì sao Trung Quốc liên tục nói họ không chịu ràng buộc của phán quyết nếu thực sự phán quyết đó không có ý nghĩa gì với họ? Tôi nghĩ họ đang tính toán xem liệu họ có thể làm gì khác ngoài việc phớt lờ phán quyết dựa trên những tính toán về chính trị và sức mạnh mà họ có ở khu vực”.


Đổi mới hệ thống chính trị: Nhất thể hóa
Báo SGGP bắt đầu loạt bài ‘Thí điểm Nhất thể hóa và việc đổi mới hệ thống chính trị’: Bài 1: Bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả. Bài viết chỉ rõ Nghị quyết số 39 (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính tr và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (ngày 20-11-2014) của Chính phủ về chính sách “tinh giản biên chế” đến nay đã phá sản, vì “sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 39 tổng biên chế cả nước đã tăng thêm hơn 11.000 người“.
Nhiều cơ quan Đảng và Nhà nước cồng kềnh, nhiệm vụ chồng chéo, đội ngũ xài tiền thuế của dân ngày càng gia tăng, không những “tạo ra áp lực lớn đến ngân sách nhà nước“, lại còn gây khó khăn cho đảng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương cần có giải pháp “đổi mới hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Trong đó có những giải pháp như nhất thể hóa một số mô hình của cấp ủy Đảng với Nhà nước“.


Chính quyền đặc khu: ‘Chính quyền một người’
VOV có bài: Phải “nhốt” được quyền lực của người đứng đầu Vân Đồn, Phú Quốc. Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương của các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, được đề xuất theo hướng không tổ chức cấp chính quyền địa phương (như HĐND và UBND) mà chỉ có Trưởng đặc khu, là người có quyền quyết định và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế, xã hội ở khu vực mà họ quản lý.

Ai sẽ là người bổ nhiệm đặc khu trưởng? Người đứng đầu Vân Đồn, Phú Quốc sẽ do Thủ tướng bổ nhiệm? “Chính phủ trình Thường vụ Quốc hội thì Trưởng Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm“. Việt Daily: Đặc khu kinh tế sẽ có ‘chính quyền một người’ với 116 thẩm quyền.


Mở sòng bạc, phố “đèn đỏ”, quyết không thua Mỹ ngụy!
Nhiều đề xuất cho các đặc khu kinh tế, trong đó có: Đặc khu kinh tế thậm chí phải có phố “đèn xanh, đèn đỏ”! Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, đề nghị, “cần có đột phá như phải đồng ý cho kinh doanh một số ngành nghề mà nơi khác không thể có, như casino hay phố ‘đèn xanh, đèn đỏ‘…

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Nguồn: báo TP.

Không thể mở sòng bạc hay khu mại dâm công khai trên cả nước, thì ta cho mở các dịch vụ kinh doanh này ở các đặc khu. Để làm được điều này, cần dành cho các đặc khu những cơ chế đặc biệt. Lâu nay, đảng và nhà nước ta rất muốn mở các sòng bạc hay kinh doanh mại dâm, nhưng làm như vậy, chẳng khác nào đảng ta chửi mình, vì trước đây đảng ta từng dạy: mại dâm, cờ bạc chính là “tàn dư của chế độ Mỹ, ngụy”, còn chế độ XHCN tươi đẹp của đảng và bác không có những thứ đó.

Sau ngày “giải phóng” đảng ta từng tuyên bố: Đã quét sạch nạn mại dâm, cờ bạc trên khắp cả nước Việt Nam, nhất là những ổ mại dâm, cờ bạc ở miền Nam từ thời Mỹ, ngụy để lại. Nhưng sau 42 năm “giải phóng”, dưới “chế độ tươi đẹp”, khoản cờ bạc, mại dâm của ta đã vượt xa thời Mỹ, ngụy rồi!

Báo Người Lao Động có bài: Phó ban dân vận huyện nhận án tù vì đánh bạc. Ông Đặng Công Thuật, Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Tây Giang và ông Nguyễn Thanh Hồng, Khoa Đông y – Trung tâm Y tế huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, cùng 11 người khác đã tổ chức đánh bạc. Hai ông và những người khác đã bị phạt 6 tháng tù giam và 6 tù treo.

Trước đó, hôm 11/9, chủ tịch UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương “đã thi hành quyết định kỷ luật Đảng và cách chức 6 cán bộ xã Vạn Phúc tổ chức đánh bạc ngay tại trụ sở UBND xã“.


Nhân quyền ở Việt Nam
Nhạc sĩ Tuấn Khanh đăng một clip ngắn, cho thấy cảnh công an đánh người trước bàn dân thiên hạ, trong đó, người thì giữ chặt nạn nhân, người thì canh chừng, người thì dùng dùi cui đánh vào những chỗ hiểm, có thể gây thương tật suốt đời cho nạn nhân.

Tác giả đặt câu hỏi: “Người đàn ông này bị tội gì? Không ai biết. Chung quanh những người dân kinh hoàng, xanh mắt nhìn, không ai dám can thiệp. Những chuyện như vậy ở trên đất nước này không thiếu, chỉ thiếu một nhà nước đủ tư cách để gìn giữ trị an cho con người“.

Mời xem clip: Không thể mở sòng bạc hay khu mại dâm công khai trên cả nước, thì ta cho mở các dịch vụ kinh doanh này ở các đặc khu. Để làm được điều này, cần dành cho các đặc khu những cơ chế đặc biệt. Lâu nay, đảng và nhà nước ta rất muốn mở các sòng bạc hay kinh doanh mại dâm, nhưng làm như vậy, chẳng khác nào đảng ta chửi mình, vì trước đây đảng ta từng dạy: mại dâm, cờ bạc chính là “tàn dư của chế độ Mỹ, ngụy”, còn chế độ XHCN tươi đẹp của đảng và bác không có những thứ đó.
Sau ngày “giải phóng” đảng ta từng tuyên bố: Đã quét sạch nạn mại dâm, cờ bạc trên khắp cả nước Việt Nam, nhất là những ổ mại dâm, cờ bạc ở miền Nam từ thời Mỹ, ngụy để lại. Nhưng sau 42 năm “giải phóng”, dưới “chế độ tươi đẹp”, khoản cờ bạc, mại dâm của ta đã vượt xa thời Mỹ, ngụy rồi!
Báo Người Lao Động có bài: Phó ban dân vận huyện nhận án tù vì đánh bạc. Ông Đặng Công Thuật, Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Tây Giang và ông Nguyễn Thanh Hồng, Khoa Đông y – Trung tâm Y tế huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, cùng 11 người khác đã tổ chức đánh bạc. Hai ông và những người khác đã bị phạt 6 tháng tù giam và 6 tù treo.
Trước đó, hôm 11/9, chủ tịch UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương “đã thi hành quyết định kỷ luật Đảng và cách chức 6 cán bộ xã Vạn Phúc tổ chức đánh bạc ngay tại trụ sở UBND xã“.

Nhân quyền ở Việt Nam
Nhạc sĩ Tuấn Khanh đăng một clip ngắn, cho thấy cảnh công an đánh người trước bàn dân thiên hạ, trong đó, người thì giữ chặt nạn nhân, người thì canh chừng, người thì dùng dùi cui đánh vào những chỗ hiểm, có thể gây thương tật suốt đời cho nạn nhân.

Tác giả đặt câu hỏi: “Người đàn ông này bị tội gì? Không ai biết. Chung quanh những người dân kinh hoàng, xanh mắt nhìn, không ai dám can thiệp. Những chuyện như vậy ở trên đất nước này không thiếu, chỉ thiếu một nhà nước đủ tư cách để gìn giữ trị an cho con người“. Mời xem clip:

Tác giả Thiện Ý, hiện đang sống ở Mỹ, từng là một luật sư hành nghề ở miền Nam, trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nơi có nền dân chủ pháp trị, trước ngày 30-4-1975, đặt câu hỏi: Luật Sư Đoàn có phải là công cụ của Đảng? Bài viết nhắc lại trường hợp của LS Võ An Đôn, đã bị Đoàn Luật sư Tỉnh Phú Yên kỷ luật vì những bài viết trên Facebook cá nhân.

Nhà báo Phạm Chí Dũng có bài trên blog VOA: Kiểm điểm UPR: VN ngập ngụa ‘thành tích nhân quyền’. “Cho tới nay, không chỉ giới chức Hoa Kỳ, mà rõ ràng cả nhiều nước Tây Âu, và cả Đông Âu, đã đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ, số người bị bắt bớ, đánh đập và sách nhiễu ngày càng tăng. Tất cả đều cho thấy chính sách dỡ bỏ CPC của Hoa Kỳ đối với Việt Nam vào năm 2006 là… sai lầm“.

VOA đưa tin: Human Rights Watch: ‘Campuchia phải bảo vệ người Thượng tị nạn’. Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) hôm 12/9 lên tiếng, chính quyền Phnom Penh nên bảo vệ những người Thượng Việt Nam đang xin tị nạn ở Campuchia.

Vẫn là công an nắm Ban Tôn giáo Chính phủ
Báo VnExpress có bài: Cục trưởng An ninh làm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ. Ông Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng An ninh Tây Bắc, thuộc Tổng cục An ninh của Bộ Công an, được bổ nhiệm chức Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.

Đại tá Vũ Chiến Thắng, thời còn làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An. Ảnh: CA Nghệ An

Trước đây, ông Thắng đã từng giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An. Đến ngày 25/12/2014, Đại tá Vũ Chiến Thắng được bổ nhiệm chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị. Ngày 6/9/2016, Đại tá Vũ Chiến Thắng thôi chức vụ này và giữ chức Cục trưởng Cục An ninh Tây Bắc, Tổng cục An ninh.

Chuyện công an hóa tôn giáo, người có công đầu là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Kể từ tháng 2/2012, khi ông Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm tướng công an Phạm Dũng làm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, tổ chức tôn giáo này đã bị công an hóa. Trước đó, 14 đời Trưởng ban Tôn giáo, từ ông Trần Xuân Bách cho đến ông Nguyễn Thái Bình, cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Trà Vinh, không có người nào xuất thân từ công an.

Đồng Tâm vẫn không yên
Cựu Đại tá Nguyễn Đăng Quang có bài: Gây bất ổn ở Đồng Tâm: Các phe nhóm lợi ích đang toan tính gì? Tác giả cho biết, hôm 11/9, Cơ quan Cảnh sát Điều tra CAHN lại tống đạt Giấy Triệu tập đến người dân Đồng Tâm và: “Lần này không phải là giấy triệu tập chung chung, mà là ‘Giấy triệu tập BỊ CAN‘ đối với 3 công dân xã Đồng Tâm, trong đó có ông Lê Đình Công là trưởng thôn Hoành, con trai cụ Lê Đình Kình“.

Tác giả nhận định: “Lần này, tôi đoán CAHN đã có quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Đình Công nên mới ghi rõ trong giấy là ‘Triệu tập BỊ CAN’ đối với ông Lê Đình Công. Nếu quả đúng như vậy, tại sao CQĐT không công bố quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Đình Công (nếu có) để người dân Đồng Tâm và những người khác biết?

Bổ nhiệm cán bộ, ai giám sát?
Báo Dân Việt có bài: Quảng Ngãi: Bổ nhiệm 100% trường hợp vi phạm quy định. Kết quả thanh tra của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi công bố, “100% trường hợp cán bộ mà chính quyền huyện Tây Trà bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo phòng, cơ quan trực thuộc, đều vi phạm quy định“.

Ông Lê Minh Vương, Trưởng phòng Nội vụ huyện Tây Trà giải thích: “Do nguồn cán bộ lãnh đạo của địa phương thiếu nên nếu không bổ nhiệm thì sẽ không có ai phụ trách“.

Báo Tiền phong có bài: Cảnh cáo Giám đốc bổ nhiệm “thần tốc” con trai bị động kinh. Mặc dù có con trai là Phạm Trung Hiếu, sinh năm 1987, bị mắc bệnh động kinh, nhưng ông Phạm Văn Nông, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Bình vẫn bổ nhiệm con mình làm Phó khoa Chẩn đoán hình ảnh – Xét nghiệm.

Ngày 11/9, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp ra quyết định kỷ luật ông Nông với hình thức cảnh cáo, do bổ nhiệm con trai “khi đang trong thời gian tập sự và không có giấy chứng nhận kiểm tra sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền“.

Đại án OceanBank
Báo Tiền Phong có hình ảnh phác họa: Đại án OceanBank: Hàng nghìn tỷ đồng ‘đốt’ thế nào?

Nguồn: Báo TP

Nhà báo Trân Văn có bài trên VOA: Chính cung cách nhà nước đẩy họ vào tù. Tác giả đặt câu hỏi: “Bí đạo của “lãi ngoài” có phải là lý do khiến ông Nguyễn Xuân Sơn được điều chuyển từ vị trí Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) thuộc PVN sang Ocean Bank làm Tổng Giám đốc năm 2008, sau khi hoàn tất nhiệm vụ nhận và chuyển ‘lãi ngoài’ cho những nhân vật bí ẩn, ông Sơn rời khỏi Ocean Bank, quay về PVN làm Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên như một phần thưởng?

Nếu truy tới nơi sẽ tới đồng chí X: “Chỉ Thủ tướng mới có thẩm quyền bổ nhiệm – miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN. Người bổ nhiệm ông Sơn làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN tháng 7 năm 2014 và cho ông Sơn thoái nhiệm vào tháng 7 năm 2015, hai ngày trước khi công an khởi tố ông Sơn là ông Nguyễn Tấn Dũng“.


Bất cập BOT trên cả nước
Báo Pháp Luật TP đưa tin: Tài xế lại dùng tiền lẻ qua trạm BOT tránh Biên Hòa ngay đầu giờ sáng, khiến quốc lộ 1A lại bị ùn tắc, buộc nhân viên thu phí phải xả trạm.

Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu có bài: BOT Biên Hoà – Bản sao của BOT Cai Lậy! Công ty Cổ phần Đồng Thuận được lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt “cho đầu tư làm tuyến đường tránh Thành phố Biên Hoà có chiều dài 12 km, bằng tuyến đường tránh của BOT Cai Lậy. Tiếp đó, công ty Đồng Thuận bỏ tiền ra tu sửa 10km đường Quốc lộ 1. Cuối cùng, họ được duyệt đặt trạm thu phí tại Bàu Cá, cách tuyến đường tránh hơn 10km, ngay trên Quốc lộ 1. Hệt cách của BOT Cai Lậy“.

Ông Hữu cho biết: “có một công thức chung dành cho BOT của doanh nghiệp được sự hậu thuẫn của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải để ép tiền tài xế thông qua tên gọi mỹ miều, “Đường tránh thành phố”.”


Vụ bê bối VN Pharma
Báo Người Lao Động có bài: Vụ VN Pharma: Người cầm đầu yêu cầu xem lại bản chất vụ án! Cho rằng “những sai phạm này nằm ngoài ý thức chủ quan“, bị cáo Nguyễn Minh Hùng, cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP VN Pharma đã có đơn kháng cáo “đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại bản chất vụ án và xin giảm nhẹ hình phạt“.

Do có đơn kháng cáo, ngày 12/9, TAND cấp cao tại TP. HCM đã tiếp nhận hồ sơ vụ án “Buôn lậu“, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” của Công ty VN Pharma này.

Y thì chưa biết, còn đức thì không
Báo VietNamNet có bài: Gác chân lên ghế, nữ tiến sĩ BV Mắt bị tạm dừng chuyên môn. Bác sĩ Nguyễn Thị M, khoa Mắt trẻ em, BV Mắt Trung ương gác chân lên ghế nói chuyện với người nhà bệnh nhân, nên bị bệnh viện “yêu cầu BS M. tạm dừng làm chuyên môn, viết tường trình tiếp tục làm rõ sự việc“.

Giám đốc BV Mắt TƯ Nguyễn Xuân Hiệp cho biết: “Trước sự việc trên, bệnh viện xin được tiếp thu ý kiến phản ánh của người bệnh, nghiêm túc rút kinh nghiệm và chân thành xin lỗi người bệnh cũng như người nhà”.


Ô nhiễm môi trường xảy ra khắp nơi
Báo Pháp Luật TP có bài: Những hồ bùn đỏ khổng lồ chực chờ gây họa. Bình Thuận được thiên nhiên ưu đãi với vùng biển đẹp, nhiều đồi cát nguyên sơ… nhưng vì khai thác Titan một cách ồ ạt nên “rất nhiều đồi cát đã biến thành những ‘hố bom’ hoang tàn. Nguy hiểm hơn, các mỏ khai thác titan tạo ra những hồ chứa bùn đỏ khổng lồ nằm trên cao, chẳng khác nào những ‘túi bom’ chực chờ gây họa”.

Một kỹ sư về môi trường nhận định: “Nếu hồ chứa bùn này bị vỡ, chắc chắn dòng bùn đỏ sẽ tràn ra tới biển vì xung quanh không thấy công trình gì có thể ngăn chặn được”. Thế nhưng, thống kê cho thấy, mặc dù từ năm 2010 đến nay, ít nhất đã có 7 vụ vỡ hồ chứa bùn đỏ ở các mỏ khai thác Titan, nhưng “đến nay vẫn chưa thấy có đơn vị nào nêu được nguyên nhân cụ thể là do đâu“.

Báo Người Lao Động có bài: Dân bức xúc tột cùng vì Lee & Man tiếp tục gây ô nhiễm. Bài báo cho biết, người dân sống tại ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, Hậu Giang, nơi đặt nhà máy Lee & Man, đã “gửi đơn cho các ngành chức năng đề nghị được di dời nhà đi nơi khác sinh sống vì không chịu nổi tình trạng ô nhiễm do nhà máy này gây ra“.

Thế nhưng, ông Chung Wai Fu, tổng giám đốc Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam cho rằng “Không vấn đề gì khi sống cạnh nhà máy giấy“. Ông Fu còn cho biết: “Trong vòng 6 tháng qua công ty đã tiếp 40 nhóm kiểm tra và được đánh giá tốt về công tác bảo vệ môi trường“.

Facebook Thanh Niên Công Giáo có bài: Formosa, mầm mống hiểm họa đã hơn một năm nay chưa được giải quyết. Bài viết có đoạn: “Hơn 1 năm qua, biết bao cảnh cùng cực của người dân Việt, biết bao nỗi lo sợ ám ảnh đối với người dân, biết bao cảnh vợ mất chồng, chồng mất vợ, con mất cha…, biết bao cảnh từ trẻ tới già, khỏe hay ốm đang chạy đôn đáo tới các nước láng giềng để xin ăn xin sống. Tất cả cũng chỉ vì cái tên Formosa cùng bộ máy lãnh đạo quốc gia dở trò làm ra“.




Vụ tàn phá 44ha rừng trong nửa tháng mà không ai biết
Báo Lao Động có bài: Có DN đứng sau vụ phá rừng An Lão, Bình Định: Hôm nay, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra hiện trường. Trả lời câu hỏi của PV báo Lao Động, rằng liệu nhân viên kiểm lâm có nhắm mắt làm ngơ? Hạt trưởng Kiểm lâm An Lão, Đoàn Văn Tá “giãy nảy”: “Làm gì có chuyện đó. Bản thân tôi rất xót xa. Chỉ do chủ quan, địa bàn xa, rừng núi hiểm trở. Vụ việc chỉ được phát hiện từ tin báo của kiểm lâm huyện Hoài Nhơn”.

Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định Phan Trọng Hổ nói: “Không có cá nhân hay hộ gia đình nào có khả năng tàn phá rừng ồ ạt như vậy. Họ giỏi lắm chỉ có thể chặt hạ vài ba hécta. Chỉ doanh nghiệp mới huy động nổi xe cơ giới, mở đường, cưa hạ rầm rộ…” dưới sự làm ngơ của kiểm lâm và chính quyền địa phương.

Chỉ phá là nhanh
Báo Pháp Luật Plus có bài: Quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh): Bất ngờ san bằng 50 phòng trọ mà không thông báo. Bài báo cho biết: “Khu nhà trọ khang trang sạch đẹp với gần 50 phòng đã được người dân đưa vào sử dụng ổn định, khai thác 2 năm qua. Đầu tháng 8/2017, bất ngờ chính quyền địa phương tổ chức lực lượng, huy động máy móc tới san bằng toàn bộ khu nhà mà không hề thông báo khiến chủ sở hữu và người dân vô cùng bức xúc”.

UBND phường Hiệp Bình Chánh thì cho rằng “đã làm đúng quy định, đã thông báo, vận động gia đình nhiều lần nhưng không chấp hành“. Nhưng gia đình anh Trần Ngọc Việt, chủ khu phòng trọ cho biết, “chúng tôi không hề nhận được bất cứ quyết định xử phạt hay thông báo nào“. Còn khi Phóng viên hẹn lịch để tìm hiểu thì Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM lại khất và lờ luôn.

Thực trạng giáo dục Việt Nam
Báo Tuổi Trẻ có bài: Sự thật lớp 2 ‘trường chuẩn quốc gia’ không đọc được chữ nào. Bài báo cho biết, đầu năm học 2017-2018, nhiều học sinh lớp 2A4 Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng “chưa biết đọc. Một số em còn không thể đánh vần và không nhận biết được chữ cái“.

Ông Huỳnh Hà Thắng, hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng cho biết: “Cũng có thể thấy người lạ, các em run, chứ tôi không tin chuyện học sinh lớp 2 mà không biết đọc“. Đến hiệu trưởng trường cũng không chắc học sinh trường mình học thế nào!

Báo Lao Động có bài của tác giả Đào Tuấn: VNEN – một màu hồng thảm hại. Tác giả viết: “Tại sao thực tế thất bại toàn tập, sự phá sản đương nhiên lại được tô hồng trong một báo cáo của WB? … Nếu nói VNEN là một cuộc cưỡng hôn thì cuộc cưỡng hôn ấy đang gây ra một bi kịch mà bản báo cáo hạnh phúc trên trời rơi xuống kia không làm thay đổi được bi kịch ấy“.

Bài trên báo SGGP: Bộ GD-ĐT sẽ không “buông tay” mô hình trường học mới VNEN. Ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) khẳng định: “Bộ GD-ĐT sẽ không ‘buông tay’ mà sẽ chung tay cùng các cơ sở giáo dục khắc phục khó khăn, vướng mắc, triển khai có hiệu quả hơn phương pháp giáo dục theo VNEN, đồng thời chuẩn bị tốt cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới“.


Đảng đã bỏ rơi “giai cấp” công nhân từ lâu rồi
VTC có phóng sự: Công nhân bị bóc lột, công đoàn ở đâu?Dù có ở đâu đi nữa, khi công đoàn do Đảng lập ra cũng không giải quyết được gì. Điều công nhân cần là một tổ chức công đoàn độc lập!


Báo Pháp luật TP có bài: Suất cơm công nghiệp 12.000 đồng: Công nhân ăn gì? Một chủ cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp ở TP.HCM, phân tích:

Suất ăn 12.000 đồng, cơ sở phải trích 10% (1.200 đồng) thuế giá trị gia tăng. Chưa hết, cơ sở còn phải trích 10% cho người ký hợp đồng. Vị chi chỉ còn 9.600 đồng. Đâu chỉ vậy, cơ sở còn phải trả đủ thứ tiền như lương công nhân, điện, nước, gas, vận chuyển, khấu hao dụng cụ… Cuối cùng, mỗi suất ăn thực tế chỉ còn độ 7.000 đồng. Đã vậy còn phải trừ 1.000 đồng tiền gạo nên mỗi phần cơm chỉ còn 6.000 đồng. Với số tiền ít ỏi như vậy buộc cơ sở phải mua thực phẩm rẻ tiền”. Ăn thế này làm sao sống nổi, nói gì đến chuyện đủ chất để tái tạo năng lượng, tiếp tục làm việc?

Ma cô lộng hành, chính quyền đi đâu?
Báo Thanh Niên tiếp tục loạt bài: Sống bám trên trẻ khuyết tật – Kỳ 2: Bị đánh đập và bỏ đói. Bé Trang, 13 tuổi, quê Thanh Hóa bị bại não bẩm sinh nên sức khỏe rất yếu nhưng vẫn bị ma cô bắt đi bán hàng một ngày 2 lần, nhiều hôm phải dãi nắng, dầm mưa.

Một người dân biết chuyện cho biết: “Sức người khuyết tật có hạn nhưng chủ lại tham. Sáng kiếm được 1 triệu đồng rồi, chiều còn muốn kiếm thêm 2 – 3 triệu đồng nữa nên bắt con bé đi tới khuya … Họ sợ con bé đuối sức không theo được nên mới bắt ăn nhiều, không tiêu hóa được nên phải vào bệnh viện”.

Một lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM xác nhận, việc “chăn dắt”, thuê mướn người khuyết tật là có thật. Nhưng không thấy vị này nêu ra giải pháp giúp đỡ những đứa trẻ này, hay có biện pháp ngăn cản những việc làm vô nhân đạo của những kẻ “chăn dắt” kia.

Khi biểu tượng du lịch bị táng vỡ mặt!
Báo Lao Động có bài: Khi đạo diễn phim Kong bị đấm vào mặt. Việc ông Jordan Vogt-Roberts, đạo diễn phim “Kong: Skull Island” được bổ nhiệm làm Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2020, bị hành hung ngay tại trung tâm Sài Gòn là một cái táng vào ngành du lịch Việt Nam, bởi ngay khi sự việc xảy ra, Bộ VHTT&DL gửi văn bản hoả tốc, cử đại diện bay gấp vào TP.HCM làm rõ sự việc.

Đạo diễn phim “Kong: Skull Island” Jordan Vogt-Roberts. Ảnh: Zing

Báo Lao Động viết: “Những nỗ lực quảng bá của ngành du lịch, mất nhiều thời gian và tốn kém nhiều tiền bạc, chỉ cần một vụ hành hung người nước ngoài, coi như tiêu tan mất mấy phần“.

Nhà báo Mạnh Kim bình luận: “Thật không có cái nhục nào giống cái nhục nào. Không biết cái nhục từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có giống cái nhục này không. Cái nhục bê bối của y tế có giống cái nhục này không. Cái nhục không biết giấu mặt vào đâu của ngành giáo dục có giống không. Không biết vấn đề mục rữa văn hóa và đạo đức có khiến Bộ VHTT&DL thấy nhục và cần phải gửi văn bản hỏa tốc xuống các ‘ban ngành đoàn thể’ để ‘vào cuộc làm rõ’ như ‘sự việc đạo diễn Kong: Skull Island bị hành hung’ không. Những kẻ ‘chủ quản’ trong cái bộ ‘VHTT&DL’ ấy có biết nhục là gì không. Thật không có cái nhục nào giống cái nhục nào!”

Nhạc sỹ Tuấn Khanh viết: “Ô nhục. Dân chết đều trong đồn công an thì không ai lên tiếng. Một người nước ngoài ra quán nhậu bị ấu đả dây phần thì lật đật điều tra cấp quốc gia. Hệ thống này sao lại có nhiều loại quan chức hèn nhà đảm chợ như vậy“.

VOA có bài: Đạo diễn phim Kong và hình ảnh ‘Đại sứ Du lịch Việt Nam’ bị đánh vỡ đầu. Bài viết dẫn lời nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm cho rằng: “Dù gì thì đấy cũng là một tin xấu, gây bất lợi cho du lịch Việt Nam. Vì một người làm Đại sứ Du lịch Việt Nam mà lại bị đánh ngay tại một thành phố đang phát triển về du lịch, tại một quán bar, tất nhiên là một nơi ăn chơi, hưởng thụ của giới trẻ, nhưng cũng có đội ngũ bảo vệ, thì tại sao một anh đạo diễn nổi tiếng như thế lại bị đánh, nên tôi hơi ngạc nhiên”.

Người Việt di dân lậu vào Anh
BBC cho hay: Hai người Anh nhận án tù vì đưa lậu 12 người Việt vào Anh. Bốn người đàn ông, năm phụ nữ và ba trẻ em Việt Nam bị phát hiện đang trốn trong đống lốp xe sau khi một cảnh sát nhìn thấy một cặp chân lộ ra!

VOA có bài về nạn bóc lột trẻ em di dân ở châu Âu: Giải pháp nào cho trẻ tị nạn, di dân bị ngược đãi, bóc lột? Một nghiên cứu do Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc và Tổ chức Di dân Quốc tế cùng thực hiện, kết luận rằng có tới ¾ trẻ em và thiếu niên tị nạn hay di dân tìm cách tới châu Âu bị ngược đãi, bóc lột sức lao động và trở thành nạn nhân của nạn buôn người.

Tin quốc tế

Trung Quốc trước thềm Đại hội đảng lần thứ 19
RFI có bài phân tích nỗi lo thâu tóm quyền lực của “hoàng đế” Trung Quốc: Tập Cận Bình: Lên đỉnh cao quyền lực, nỗi lo vẫn còn đó. Tuy nhiệm kỳ hai gần như chắc chắn, nhưng Tập Cận Bình sẽ phải đối đầu với nhiều thách thức kinh tế quan trọng, như thâu tóm các đặc quyền, lấn lướt quyền hạn của thủ tướng, kiểm soát an ninh, kinh tế hay thanh trừng các đối thủ chính trị, thông qua các chiến dịch chống tham nhũng lớn chưa từng có từ thời Mao Trạch Đông.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và vợ, bà Bành Lệ Viên, tại thượng đỉnh BRICS, Hạ Môn, Trung Quốc, ngày 04/09/2017. Nguồn: REUTERS/Tyrone Siu

Khủng hoảng Bắc Hàn
Báo Người Việt đưa tin: Hội Đồng Bảo An gia tăng biện pháp trừng phạt Bắc Hàn. Người Việt dẫn tin từ báo New York Times cho biết, Hội đồng Bảo an LHQ hôm thứ Hai đã thông qua nghị quyết gia tăng biện pháp trừng phạt Bắc Hàn nhưng mức độ cứng rắn giảm rất nhiều so với những gì chính phủ Trump đòi hỏi.

RFI cho biết, LHQ đồng thuận trừng phạt Bình Nhưỡng sau vụ thử hạt nhân. Washington cũng đạt được một số mục tiêu như, cấm Bình Nhưỡng xuất khẩu hàng dệt may và hạn chế nhập khẩu khí đốt cũng như tăng cường kiểm soát thương thuyền Bắc Hàn và hạn chế số nhân công ra nước ngoài lao động.

RFI có bài phân tích: Trừng phạt Bắc Triều Tiên: Chiến thuật « đàm phán thần tốc » của Mỹ. Với kế hoạch “bốn bước”: dọa đánh, treo giá (đưa ra nghị quyết cấm vận với những biện pháp mạnh nhất), tăng tốc (gây sức ép lên Nga và Trung Quốc) và cưỡng ép tinh thần (Nga và Trung Quốc).


Khủng hoảng Rohingya
Theo VOA, đã có gần 400.000 người Hồi giáo Rohingya di tản qua biên giới Bangladesh và LHQ phải quan tâm: HĐBA LHQ sắp bàn về khủng hoảng tị nạn Rohingya của Myanmar.

Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra hôm 13/9, do Anh và Thụy Điển đề nghị, sau khi ông Zeid Ra’ad al-Hussein, cao ủy nhân quyền LHQ, nói rằng ông đã nhận được rất nhiều báo cáo và hình ảnh vệ tinh cho thấy lực lượng an ninh Myanmar và dân quân địa phương tiến hành các vụ giết người vô pháp và đốt trụi các ngôi làng Rohingya ở bang Rakhine.


Chuyện của Trump và chính trường Mỹ
VOA đưa tin, sau khi Chính quyền Trump yêu cầu Tối cao Pháp viện bỏ hạn chế với lệnh cấm du hành hôm qua, ngay sau đó có câu trả lời: Tòa tối cao phán tạm thời duy trì lệnh cấm tị nạn của Trump. VOA cho biết, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã ban hành một lệnh tạm thời cho phép chính quyền ông Trump duy trì chính sách hạn chế đối với người tị nạn.

Liên quan tới chuyện ông Trump sa thải Giám đốc FBI, James Comey, báo Người Việt tường trình cuộc phỏng vấn của cựu cố vấn chiến lược Tòa Bạch Ốc Steve Bannon trên CBS: Bannon xác nhận phản đối TT Trump giải nhiệm giám đốc FBI Comey. Ông Bannon cho rằng việc sa thải ông James Comey có thể là lỗi lầm lớn nhất “trong lịch sử chính trị hiện đại”.

RFI có bài nhận định về vị thế siêu cường của Mỹ: Hoa Kỳ: Đã qua rồi thời siêu cường? Nhà báo Renaud Girard kết luận, quan hệ quốc tế dựa trên tương quan lực lượng. Trong trò chơi này, yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng nhất và không có gì tồi tệ hơn là thái độ “giả vờ cứng rắn” của quốc gia sen đầm quốc tế, liên tục đưa ra những lời đe dọa, nhưng không bao giờ tiến hành trừng phạt.

Mỹ quyết tâm giải quyết vấn đề ở Afghanistan
Nhân dịp tưởng niệm ngày 9/11, VOA cho biết, Mỹ cam kết quét sạch phần tử hiếu chiến ra khỏi Afghanistan. Đại sứ Mỹ tại Afghanistan tuyên bố, Washington sẽ không bao giờ cho phép các phần tử hiếu chiến sử dụng Afghanistan làm nơi trú ẩn an toàn.

Trưởng thành từ biến cố 9/11
VOA có bài phỏng vấn một nạn nhân trong vụ 9/11: Cậu bé gốc Việt trưởng thành từ nỗi đau khủng bố. Cậu bé gốc Việt khi đó mới 4 tuổi đã vĩnh viễn xa rời người bố ruột làm việc cho Trung tâm Tư lệnh Hải quân tại Ngũ Giác Đài.

Cậu bé Nguyễn Hồ Ngọc An hiện là sinh viên năm 3 của trường đại học nổi tiếng George Mason. Cậu nói: “Hàng ngàn người đã bị cướp mạng sống trong ngày khủng bố 911 đó, là công dân trong một xã hội tự do như Mỹ này, em nghĩ điều hết sức quan trọng là mình phải tôn trọng và cư xử tử tế tất cả mọi sắc dân và phải có tinh thần cống hiến, đóng góp lại cho cộng đồng xung quanh”.

Nước Mỹ xây dựng lại sau hai cơn bão

Chính trường Campuchia
VOA đưa tin: Đảng Cứu Quốc Campuchia tuyên bố ra tranh cử, thách thức Hun Sen. Cũng tin từ VOA: Hun Sen cáo buộc Mỹ đứng sau âm mưu lật đổ. Ông Hun Sen nói rằng Mỹ đang tìm cách “phá hủy” Campuchia bằng cách “làm thầy dùi” và “đạo diễn” cho “con rối” – tức ám chỉ ông Kem Sokha. Nhưng Đại Sứ Hoa Kỳ bác bỏ cáo buộc Hoa Kỳ âm mưu lật đổ chính quyền Phnom Penh (RFA).

Một phần của Tây Ban Nha đòi độc lập
RFI đưa tin: Tây Ban Nha: Hàng trăm ngàn người xuống đường đòi Catalunya độc lập. Theo bài báo, chiều 11/09/2017 hàng trăm ngàn người đã biểu tình tại Barcelona nhân dịp ‘Quốc khánh’ của Catalunya để đòi độc lập, trong khi còn ba tuần nữa là đến ngày trưng cầu dân ý về quyền tự quyết. Được biết, Catalonia bao gồm 6.3% lãnh thổ với 16% dân số của Tây Ban Nha.

Ukraine và Nga
RFI có tin: Nga đồng ý triển khai lực lượng LHQ tại đông Ukraina. Bài viết cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo chấp thuận triển khai lực lượng LHQ để bảo vệ quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) tại toàn bộ miền đông Ukraina.

Tình hình Nam Mỹ
Venezuela chìm đắm trong nhiều tháng biểu tình chống lại Tổng thống Maduro, đã làm cho quốc gia giàu dầu mỏ này lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. VOA đưa tin: LHQ: Có thể có tội phạm chống nhân loại tại Venezuela. Người đứng đầu Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc, ông Zeid Ra‘ad al Hussein nói: “Cuộc điều tra của tôi cho thấy có khả năng là những tội phạm chống nhân loại đã xảy ra tại Venezuela”.


-----------------------------

Bài Mới Nhất
13/09/2017
13/09/2017
13/09/2017
13/09/2017
13/09/2017
13/09/2017
13/09/2017
12/09/2017
12/09/2017
12/09/2017






No comments:

Post a Comment

View My Stats