Lê Diễn
Ðức
Monday, September 29, 2014 1:42:23 PM
Sáng
21 tháng 9, 2014 tại Lào Cai, với cờ và băng đỏ sặc sỡ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã
phát lệnh thông xe tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai và tuyên bố “tuyến đường
này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng, giảm tai nạn giao thông cho khu vực Tây Bắc nói riêng và cả nước
nói chung.”
Còn ông Lê Kim Thành, phó tổng giám đốc tổng công ty Ðầu Tư Phát Triển Ðường Cao Tốc Việt Nam (VEC), chủ đầu tư, nói, “Dự án này thuộc hành lang đường bộ Côn Minh (Trung Quốc) -Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước tiểu vùng sông Mê Kông, trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, thúc đẩy khu vực Tây Bắc phát triển và tạo đà chuyển dịch kinh tế của đồng bào các dân tộc.”
Nhưng bẽ bàng và bôi bác thay, chỉ hai ngày sau khi thông xe, đường cao tốc bị nứt một đoạn dài hơn 70 mét.
Tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai có tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD, dài 245km, được cho là hiện đại nhất Việt Nam.
Ngày 24 tháng 9, sau khi kiểm tra trực tiếp tại hiện trường, các chuyên gia của Hội Ðồng Nghiệm Thu Nhà Nước đã khẳng định, “Công trường đã thực hiện đầy đủ theo yêu cầu, kết quả khoan kiểm tra cho thấy điều kiện địa chất bất khả kháng là nguyên nhân gây lún nứt mặt đường cao tốc.”
Không biết sao mà Hội Ðồng Nghiệm Thu Nhà Nước có thể kết luận “điều kiện địa chất bất khả kháng là nguyên nhân gây lún nứt mặt đường cao tốc” và “bị lún nứt là điều đã được tiên lượng”!
Khi khảo sát, thiết kế, nếu biết điều kiện địa chất khó khăn, đất yếu, thì phải đưa ra giải pháp thi công cần thiết để xử lý kỹ thuật, ngăn chặn hậu quả.
Có ai trên thế gian này ngoài Việt Nam, biết đất yếu mà vẫn cứ làm liều, lại làm bừa, làm ẩu, đến khi đường bị lún nứt thì đổ lỗi cho “điều kiện địa chất bất khả kháng” và thời tiết!
Không có quốc gia nào trên thế giới khi thông xe đường cao tốc lại phải chờ lún? Trong thực tế, nếu khả năng đường có thể bị lún trong biên độ cho phép thì mọi thứ đã phải được tính toán trước và nếu có xảy ra thì sẽ lún tự nhiên, đồng bộ, không làm tổn hại mặt đường, gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, không những bị lún mà còn bị nứt toác, dài và sâu thảm hại!
Chắc chắn sự cố nứt, lún này sẽ còn tiếp diễn trên những đoạn khác của con đường cao tốc, bởi vì Bộ Giao Thông Vận tải dự tính 9 vị trí khác cũng sẽ xảy ra sự cố lún, nứt tương tự.
Căn bệnh “lún, nứt đường cao tốc” nan y này không phải chỉ đối với con đường Nội Bài -Lào Cai, nó đã thường xuyên xảy ra, trên khắp ba miền, trên mọi con đường cao tốc mà tổng công ty Phát Triển Ðường Cao Tốc Việt Nam (VEC) chịu trách nhiệm đầu tư. Có thể đưa ra một số ví dụ.
Tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình có tổng chiều dài 50 km, với mức đầu tư giai đoạn đầu là 3.734 tỷ đồng 8.974 tỷ đồng đã tăng lên thành 8.974 tỷ đồng (tương đương 420-430 triệu USD), được báo chí cho là thiết kế đạt chuẩn loại A1, có 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100-120 km/giờ, cũng thuộc loại “hiện đại nhất Việt Nam.”
Ðường mới thông xe được hơn một năm nay, nhưng đã xuất hiện những điểm lún mang tính “tử thần,” có nơi mặt đường trông như mặt ruộng mới cày xong. Dân chúng gọi đây là đường “cao tróc.”
Tuyến cao tốc Sài Gòn-Long Thành-Dầu Giây dài 55km tổng vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng, gần 19 triệu USD/1 km, cũng mang đầy “thương tích” tương tự.
Tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ có tổng chiều dài khoảng 29 km, với vốn đầu tư 6.731 tỉ đồng, hiện xuống cấp trầm trọng, mặt đường bị nứt, lún dường như trên toàn tuyến.
Khi tôi viết “ODA là Ôi Dễ Ăn” trên RFA thì đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai vẫn trong quá trình hoàn thành giai đoạn cuối. Lúc bấy giờ tôi đặt vấn đề “chưa biết tuyến Nội Bài-Lào Cai sẽ ra sao nhưng đã có những than vãn về chất lượng và những bê bối trong quá trình thi công.”
Giờ thì rõ, cháy nhà ra mặt chuột hay là ăn vội chưa kịp chùi mép!
Dẫn đến tình trạng bê bối này chỉ có thể là thi công kém, cẩu thả, đồng thời công trình bị rút ruột, nên vật liệu sử dụng không đúng tiêu chuẩn. Ðây là một nhận định hoàn toàn có cơ sở.
Hầu hết các công trình xây dựng công của Việt Nam đều bị xẻo thịt, ngay từ lúc lên kế hoạch đầu tư, xin duyệt vốn, cấp giấy phép và chọn đơn vị thi công.
Không phải ngẫu nhiên mà Kiểm Toán Nhà Nước Việt Nam đã phải thú nhận rằng, “Mặc dù chưa có một cơ quan, tổ chức nào đưa ra được tỷ lệ và số liệu chính xác về thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là bao nhiêu (10, 20 hay 30% như nhiều chuyên gia nhận định) nhưng thất thoát, lãng phí là có thực và nó xảy ra ở tất cả các khâu, giai đoạn của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư, đến khâu nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.”
Lún, nứt đường đã trở thành một đại dịch không thuốc chữa vì quy mô quá lớn và tính chất phổ biến của nó trong hệ thống chính trị độc quyền lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Hệ thống này tước bỏ mọi cơ hội kiểm soát của xã hội đối với các dự án do công ty quốc doanh thực hiện. Chính hệ thống này tạo ra những đặc quyền, đặc lợi, sinh sôi và nuôi dưỡng tệ nạn tham nhũng và thói tham lam, sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi.
Nếu không rút ruột thì lấy đâu ra tiền để bù vào các chí phí bôi trơn để được thực hiện dự án và bỏ túi riêng, mua sắm xe hơi, nhà lầu, cho con đi du học!
Ðổ lỗi cho xe quá tải chạy nhiều là cách bao biện, bởi vì tuyến đường Sài Gòn-Biên Hòa và xa lộ Ðại Hàn ở Sài Gòn cũ do Mỹ và Hàn Quốc xây dựng, sau 50 năm sử dụng vẫn không bị lún cho dù xe quá tải vẫn thường chạy.
Nước Mỹ rộng mênh mông, mạng lưới đường cao tốc hiện đại được xây dựng từ giữa thập niên 50 và tiếp tục hoàn thiện, mở rộng đến nay có độ dài 75.440 km chạy ngang dọc theo bốn hướng Ðông-Tây, Nam-Bắc, nối liền 209 trong số 237 thành phố có dân số từ 50 ngàn người trở lên, xuyên qua nhiều tiểu bang với những khu vực có địa lý phức tạp, đầm lầy, sông ngòi... nhưng chẳng đâu thấy có hiện tượng lún, nứt và cắm biển “Ðường chờ lún”?
Giá thành xây dựng đường cao tốc của Nội Bài-Hà Nội được cho là mức thấp nhất hiện nay cũng đã tới 6 triệu USD/km, đắt hơn giá thành trung bình ở Mỹ khoảng 5 triệu một cây số dành cho khu vực khó, tức là có núi cao, vực thẳm phải đào hầm, bắc cầu. Ðược biết VEC cũng là đơn vị thi công đường cao tốc Bến Lức-Long Thành có chiều dài 57,1 km với tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 1,6 tỷ USD, tương đương 28 triệu USD/km, đắt tới gần 10 lần tại Mỹ!!!
Trong một đất nước, mạng lưới giao thông công cộng được cho là biểu tượng của sự văn minh và hiện đại, nó cũng thể hiện mức sống và sự phát triển của một nền kinh tế.
Ðầu tư vào đường sá, cầu cống ở Việt Nam là đầu tư công cộng, tiền vốn thường lấy từ ngân sách, các nguồn vốn phát triển ODA, bán trái phiếu chính phủ. Việc ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên với kiểu có làm thì mới có “ăn,” một hiện tượng phổ cập ở Việt Nam, đã làm hao kiệt ngân sách, kéo theo những món nợ khổng lồ đè lên các thế hệ tiếp nối. Trong khi đó các sản phẩm ra đời với phẩm chất tệ hại, phải mất thêm nhiều tiền bạc để sửa chữa, khắc phục.
Khi cái nền móng của con đường bị xử lý kém, làm ăn gian dối, thì chỉ còn nước phá đi làm lại từ đầu, mọi việc đắp vá, trám trét chỉ là cách giải quyết mang tính tạm thời, hình thức. Nó cũng giống y chang chuyện hô hào chống tham nhũng trong một hệ thống mà tất cả mọi giá trị đều được đếm bằng tiền.
Còn ông Lê Kim Thành, phó tổng giám đốc tổng công ty Ðầu Tư Phát Triển Ðường Cao Tốc Việt Nam (VEC), chủ đầu tư, nói, “Dự án này thuộc hành lang đường bộ Côn Minh (Trung Quốc) -Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước tiểu vùng sông Mê Kông, trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, thúc đẩy khu vực Tây Bắc phát triển và tạo đà chuyển dịch kinh tế của đồng bào các dân tộc.”
Nhưng bẽ bàng và bôi bác thay, chỉ hai ngày sau khi thông xe, đường cao tốc bị nứt một đoạn dài hơn 70 mét.
Tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai có tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD, dài 245km, được cho là hiện đại nhất Việt Nam.
Ngày 24 tháng 9, sau khi kiểm tra trực tiếp tại hiện trường, các chuyên gia của Hội Ðồng Nghiệm Thu Nhà Nước đã khẳng định, “Công trường đã thực hiện đầy đủ theo yêu cầu, kết quả khoan kiểm tra cho thấy điều kiện địa chất bất khả kháng là nguyên nhân gây lún nứt mặt đường cao tốc.”
Không biết sao mà Hội Ðồng Nghiệm Thu Nhà Nước có thể kết luận “điều kiện địa chất bất khả kháng là nguyên nhân gây lún nứt mặt đường cao tốc” và “bị lún nứt là điều đã được tiên lượng”!
Khi khảo sát, thiết kế, nếu biết điều kiện địa chất khó khăn, đất yếu, thì phải đưa ra giải pháp thi công cần thiết để xử lý kỹ thuật, ngăn chặn hậu quả.
Có ai trên thế gian này ngoài Việt Nam, biết đất yếu mà vẫn cứ làm liều, lại làm bừa, làm ẩu, đến khi đường bị lún nứt thì đổ lỗi cho “điều kiện địa chất bất khả kháng” và thời tiết!
Không có quốc gia nào trên thế giới khi thông xe đường cao tốc lại phải chờ lún? Trong thực tế, nếu khả năng đường có thể bị lún trong biên độ cho phép thì mọi thứ đã phải được tính toán trước và nếu có xảy ra thì sẽ lún tự nhiên, đồng bộ, không làm tổn hại mặt đường, gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, không những bị lún mà còn bị nứt toác, dài và sâu thảm hại!
Chắc chắn sự cố nứt, lún này sẽ còn tiếp diễn trên những đoạn khác của con đường cao tốc, bởi vì Bộ Giao Thông Vận tải dự tính 9 vị trí khác cũng sẽ xảy ra sự cố lún, nứt tương tự.
Căn bệnh “lún, nứt đường cao tốc” nan y này không phải chỉ đối với con đường Nội Bài -Lào Cai, nó đã thường xuyên xảy ra, trên khắp ba miền, trên mọi con đường cao tốc mà tổng công ty Phát Triển Ðường Cao Tốc Việt Nam (VEC) chịu trách nhiệm đầu tư. Có thể đưa ra một số ví dụ.
Tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình có tổng chiều dài 50 km, với mức đầu tư giai đoạn đầu là 3.734 tỷ đồng 8.974 tỷ đồng đã tăng lên thành 8.974 tỷ đồng (tương đương 420-430 triệu USD), được báo chí cho là thiết kế đạt chuẩn loại A1, có 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100-120 km/giờ, cũng thuộc loại “hiện đại nhất Việt Nam.”
Ðường mới thông xe được hơn một năm nay, nhưng đã xuất hiện những điểm lún mang tính “tử thần,” có nơi mặt đường trông như mặt ruộng mới cày xong. Dân chúng gọi đây là đường “cao tróc.”
Tuyến cao tốc Sài Gòn-Long Thành-Dầu Giây dài 55km tổng vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng, gần 19 triệu USD/1 km, cũng mang đầy “thương tích” tương tự.
Tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ có tổng chiều dài khoảng 29 km, với vốn đầu tư 6.731 tỉ đồng, hiện xuống cấp trầm trọng, mặt đường bị nứt, lún dường như trên toàn tuyến.
Khi tôi viết “ODA là Ôi Dễ Ăn” trên RFA thì đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai vẫn trong quá trình hoàn thành giai đoạn cuối. Lúc bấy giờ tôi đặt vấn đề “chưa biết tuyến Nội Bài-Lào Cai sẽ ra sao nhưng đã có những than vãn về chất lượng và những bê bối trong quá trình thi công.”
Giờ thì rõ, cháy nhà ra mặt chuột hay là ăn vội chưa kịp chùi mép!
Dẫn đến tình trạng bê bối này chỉ có thể là thi công kém, cẩu thả, đồng thời công trình bị rút ruột, nên vật liệu sử dụng không đúng tiêu chuẩn. Ðây là một nhận định hoàn toàn có cơ sở.
Hầu hết các công trình xây dựng công của Việt Nam đều bị xẻo thịt, ngay từ lúc lên kế hoạch đầu tư, xin duyệt vốn, cấp giấy phép và chọn đơn vị thi công.
Không phải ngẫu nhiên mà Kiểm Toán Nhà Nước Việt Nam đã phải thú nhận rằng, “Mặc dù chưa có một cơ quan, tổ chức nào đưa ra được tỷ lệ và số liệu chính xác về thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là bao nhiêu (10, 20 hay 30% như nhiều chuyên gia nhận định) nhưng thất thoát, lãng phí là có thực và nó xảy ra ở tất cả các khâu, giai đoạn của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư, đến khâu nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.”
Lún, nứt đường đã trở thành một đại dịch không thuốc chữa vì quy mô quá lớn và tính chất phổ biến của nó trong hệ thống chính trị độc quyền lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Hệ thống này tước bỏ mọi cơ hội kiểm soát của xã hội đối với các dự án do công ty quốc doanh thực hiện. Chính hệ thống này tạo ra những đặc quyền, đặc lợi, sinh sôi và nuôi dưỡng tệ nạn tham nhũng và thói tham lam, sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi.
Nếu không rút ruột thì lấy đâu ra tiền để bù vào các chí phí bôi trơn để được thực hiện dự án và bỏ túi riêng, mua sắm xe hơi, nhà lầu, cho con đi du học!
Ðổ lỗi cho xe quá tải chạy nhiều là cách bao biện, bởi vì tuyến đường Sài Gòn-Biên Hòa và xa lộ Ðại Hàn ở Sài Gòn cũ do Mỹ và Hàn Quốc xây dựng, sau 50 năm sử dụng vẫn không bị lún cho dù xe quá tải vẫn thường chạy.
Nước Mỹ rộng mênh mông, mạng lưới đường cao tốc hiện đại được xây dựng từ giữa thập niên 50 và tiếp tục hoàn thiện, mở rộng đến nay có độ dài 75.440 km chạy ngang dọc theo bốn hướng Ðông-Tây, Nam-Bắc, nối liền 209 trong số 237 thành phố có dân số từ 50 ngàn người trở lên, xuyên qua nhiều tiểu bang với những khu vực có địa lý phức tạp, đầm lầy, sông ngòi... nhưng chẳng đâu thấy có hiện tượng lún, nứt và cắm biển “Ðường chờ lún”?
Giá thành xây dựng đường cao tốc của Nội Bài-Hà Nội được cho là mức thấp nhất hiện nay cũng đã tới 6 triệu USD/km, đắt hơn giá thành trung bình ở Mỹ khoảng 5 triệu một cây số dành cho khu vực khó, tức là có núi cao, vực thẳm phải đào hầm, bắc cầu. Ðược biết VEC cũng là đơn vị thi công đường cao tốc Bến Lức-Long Thành có chiều dài 57,1 km với tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 1,6 tỷ USD, tương đương 28 triệu USD/km, đắt tới gần 10 lần tại Mỹ!!!
Trong một đất nước, mạng lưới giao thông công cộng được cho là biểu tượng của sự văn minh và hiện đại, nó cũng thể hiện mức sống và sự phát triển của một nền kinh tế.
Ðầu tư vào đường sá, cầu cống ở Việt Nam là đầu tư công cộng, tiền vốn thường lấy từ ngân sách, các nguồn vốn phát triển ODA, bán trái phiếu chính phủ. Việc ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên với kiểu có làm thì mới có “ăn,” một hiện tượng phổ cập ở Việt Nam, đã làm hao kiệt ngân sách, kéo theo những món nợ khổng lồ đè lên các thế hệ tiếp nối. Trong khi đó các sản phẩm ra đời với phẩm chất tệ hại, phải mất thêm nhiều tiền bạc để sửa chữa, khắc phục.
Khi cái nền móng của con đường bị xử lý kém, làm ăn gian dối, thì chỉ còn nước phá đi làm lại từ đầu, mọi việc đắp vá, trám trét chỉ là cách giải quyết mang tính tạm thời, hình thức. Nó cũng giống y chang chuyện hô hào chống tham nhũng trong một hệ thống mà tất cả mọi giá trị đều được đếm bằng tiền.
No comments:
Post a Comment