Minh Châu - VNTB
03/08/2019
Trong
tuyên bố đầy bất ngờ rạng sáng 2/8, Tổng thống Donald Trump tuyên bố từ ngày
1/9 tới sẽ áp thuế 10% lên 300 tỉ USD hàng hoá từ Trung Quốc, đồng nghĩa với việc
toàn bộ hàng hóa của Bắc Kinh sẽ chịu thuế nhập khẩu cao tại Mỹ.
"Tôi nghĩ Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề trong
vụ áp thuế mới này, vì ở Hải Phòng, các doanh nghiệp Trung Quốc ‘đông như quân
Nguyên’ vậy!". Bà Nguyễn Thị Oanh, Hội Tư vấn Thuế, cho biết trong một
trao đổi với phóng viên trang Việt Nam Thời Báo, sáng ngày 2-8 tại Sài Gòn.
VNTB
: Thưa bà, một thông tin của cánh báo chí lại
nói rằng ‘quân Nguyên’ ở Hải Phòng thật ra không hề nhắm chính đến lợi nhuận
thương mại, do vậy nên thiệt hại vụ áp thuế này từ Việt Nam vẫn chưa rõ ràng.
Nguyễn
Thị Oanh: Dân kế toán cũng râm ran tin tức tương tự. Khu
công nghiệp VCEP (Vietnam-China Economic and Trade Cooperation Park) do Trung
Quốc đầu tư tại phía đông bắc của Hải Phòng, và thuộc sở hữu của chính quyền
thành phố Thâm Quyến, đến nay đúng vẫn là một trong những khu công nghiệp phát
triển chậm nhất tại Việt Nam.
Cá nhân tôi có nhận thông tin chính thức, đại khái rằng
chi nhánh Thâm Quyến ở Hải Phòng là của Ủy ban kiểm soát và giám sát tài sản
nhà nước Trung Quốc (SASAC). Họ giám sát tất cả các công ty thuộc sở hữu cả ở
ngoài phạm vi Trung Quốc, và nhà cầm quyền Bắc Kinh đã yêu cầu những nhà đầu tư
tại Hải Phòng phải biến khu công nghiệp này thành nơi trưng bày cho Sáng kiến
Vành đai và Con đường của Trung Quốc đến Việt Nam.
Như vậy, dù là ‘quân Nguyên’ sao đi nữa thì thiệt hại
lớn nhất, tôi nghĩ vẫn thuộc về chính phủ Việt Nam.
VNTB
: Bà nói đến Thâm Quyến, một cái tên nghe rất lạ…
Nguyễn
Thị Oanh: Báo chí hay dùng từ Thẩm Quyến. Trong hồ sơ khai
thuế của VCEP tại Hải Phòng, họ dùng từ Thâm Quyến, viết theo tiếng Hoa: 深圳; pinyin: Shēnzhèn. Đây là
thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Thâm Quyến
nghĩa là ‘con lạch sâu’ nhưng tên địa danh này trong tiếng Việt thường bị phiên
âm sai thành Thẩm Quyến. Hiện nay còn có sông Thâm Quyến (Thâm Quyến hà) là
ranh giới giữa Thâm Quyến và Hồng Kông.
Ở VCEP Hải Phòng, lẽ ấy dễ tạo nhầm lẫn giữa giới
làm ăn Hương Cảng không thích cộng sản, với nhà đầu tư Thâm Quyến của Trung Hoa
lục địa. Tôi nghĩ rằng đây là ý đồ của Đặng Tiểu Bình khi cho thành lập Đặc khu
kinh tế tại Thâm Quyến vào năm 1979. Địa điểm này được chọn vì cả dân Thâm Quyến
và dân Hồng Kông cùng có chung ngôn ngữ là tiếng Quảng Đông; chung văn hóa và
dân tộc nhưng lại có giá nhân công, đất đai rẻ hơn nhiều. Do gần Hồng Kông nên
Thâm Quyến có thể dễ dàng thu hút vốn đầu tư và chuyên gia từ Hồng Kông, cũng
như xuất khẩu hàng hóa sang Hồng Kông và đi các nước.
Dĩ nhiên qua vụ áp thuế mới nhất của Mỹ với hàng hóa
Trung Quốc, cùng với các lộn xộn chính trị - xã hội cả tháng qua ở Hồng Kông, cho
thấy mọi chuyện giờ đã sang trang khác. Điều này, tôi cho rằng những lãnh đạo
Việt Nam cần tỉnh táo xem xét lại về VCEP Hải Phòng. Rất có thể vụ án về đường
dây cờ bạc vừa công khai trên báo chí tại Hải Phòng do những người Trung Quốc
thực hiện, là tín hiệu cho chuyện Việt Nam nhìn lại toàn cục về mối bang giao
giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Hãy lưu ý, Hải Phòng là thành phố lớn thứ nhì miền bắc,
các cảng quan trọng của miền bắc đều nằm quanh Hải Phòng, đường sắt cũng đi về
Hải Phòng. Trung Quốc tham gia đầu tư vào Hải Phòng, vì Hải Phòng đang trở
thành một trung tâm công nghiệp và có vị trí tốt hơn các thành phố khác ở miền
bắc. Về chuyện này, tôi nghĩ báo chí cần quan tâm đến cái tên Đỗ Trung Thoại ở
Hải Phòng, như từng tốn nhiều bút mực cho Võ Kim Cự vụ Formosa Hà Tĩnh.
Anh Thoại vốn là Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế
Hải Phòng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên phó Chủ tịch UBND
thành phố Hải Phòng. Anh đã nghỉ hưu từ tháng ba năm ngoái rồi.
Thời gian tôi làm tư vấn thuế cho một doanh nghiệp
ngoài Hải Phòng, nhiều lần tôi nghe anh Thoại hùng hồn nói rằng, đại khái, Hải
Phòng đang là điểm đến lý tưởng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là
các doanh nghiệp Trung Quốc thông qua việc thành phố chú trọng đầu tư phát triển
về kết cấu hạ tầng, xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, tạo điều kiện
giao thương thuận lợi giữa thành phố Hải Phòng với tỉnh Quảng Đông, tích cực thực
hiện chương trình hợp tác "hai hành lang, một vành đai" giữa Việt Nam
và Trung Quốc.
VNTB
: Cảm ơn bà về lưu ý nhân vật đã rời chính trường
đó. Câu hỏi chót, theo bà vì sao Hải Phòng lại thu hút nhà đầu tư Trung Quốc đến
làm ăn, và cả để hình thành các tổ chức tội phạm?
Nguyễn
Thị Oanh : Tôi nhớ câu hỏi đầu tiên mà nhà đầu tư Trung
Quốc thường đặt ra là "Ở đây có khu công nghiệp của Trung Quốc
không?".
Ở Hải Phòng, các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung
rót vốn ở những khâu cuối trong chuỗi sản xuất để hưởng xuất xứ sản phẩm, nên
giá trị gia tăng thấp và ít có chuyển giao công nghệ.
YingKe, một trong các công ty luật lớn nhất Trung Quốc
cũng đã có mặt ở Hải Phòng. Họ tận dụng các ưu đãi thương mại, đầu tư theo pháp
luật Việt Nam, ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là
thành viên.
Tôi nghĩ rằng từ lâu rồi phía Bắc Kinh đã đặc biệt
quan tâm đến trục giao thông Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai. Đây là tuyến đường sắt
quan trọng để kết nối với đường sắt Trung Quốc, từ đó kết nối với đường sắt các
nước Châu Á, Châu Âu khác. Phía Trung Quốc rất coi trọng vì tuyến đường nằm
trong tuyến đường sắt xuyên Á cũng như trong phát triển theo chiến lược
"hai hành lang, một vành đai kinh tế".
Trung Quốc đang rốt ráo ‘lobby’ để Việt Nam đồng ý
cho họ được quyền làm trọn gói tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai. Tại
sao ư? ‘Quân Nguyên’ đã có đường biển từ cảng Lạch Tray ở Hải Phòng, Sơn Dương ở
Hà Tĩnh, thì họ sẽ thêm lợi thế nếu lại có đường bộ phù hợp từ Trung Quốc qua
ngõ Lào Cai để xuyên suốt thủ đô của Việt Nam, kéo dài đến tận Hải Phòng, và có
thể là hơn nữa khi họ trúng thầu dự áo cao tốc Bắc – Nam.
Điểm cuối của hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc)
- Hải Phòng là cảng cửa ngõ Lạch Huyện. Đây chính là một trong những lý do để Hải
Phòng được doanh nghiệp Trung Quốc lựa chọn.
VNTB
: Cảm ơn bà.
No comments:
Post a Comment