Thường
Sơn - VNTB
26/08/2019
(VNTB)
- Vụ tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và nhóm tàu hải cảnh hộ vệ cho nó tạm
rời khu vực Bãi Tư Chính để đi vào vùng lãnh hải Việt Nam chỉ cách thành phố
Phan Thiết có 180 km - được thông tin bởi hãng tin Reuters theo dữ liệu của
trang web Marine Traffic theo dõi các chuyển động của tàu vào ngày
24/8/2019 - cho thấy các mục đích gây hấn của Trung Quốc là ‘phong phú’.
Mục đích đầu tiên đương nhiên là tranh ăn dầu khí với
Việt Nam.
Tiếp theo ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ được Bắc Kinh điều
chỉnh vào năm 2018 mà đã quét qua đến 67 lô dầu khi - chiếm phần lớn các mỏ dầu
khí của Việt Nam ở Biển Đông, Hải Dương 8 và hờm sẵn sau lưng nó có thể là những
giàn khoan khổng lồ như Hải Dương 981 và Đông Phương nhằm gây sức ép buộc chính
thể ‘đảng em’ Việt Nam phải chia phần dầu khí khai thác được tại các mỏ Cá Rồng
Đỏ - là liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với hãng dầu khí
Reppsol của Tây Ban Nha, và mỏ Lan Đỏ - liên doanh giữa PVN với Tập đoàn dầu
khí Rosneft của Nga - cả hai đều nằm ở vùng biển đông nam Việt Nam. Và tốt nhất
là Việt Nam chỉ được liên doanh với Trung Quốc mà không với bất kỳ quốc gia nào
khác.
Trong cả hai lần gây hấn tại Bãi Tư Chính vào tháng
7 năm 2017 và tháng 8 năm 2018, Trung Quốc đều đạt được mục đích tạm thời khi
buộc Repsol phải ‘tháo chạy’ khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, còn đối tác Việt Nam thì phải
cắm mặt bồi thường cho Repsol khoản chi phí mà tập đoàn Tây ban Nha đã ứng ra
ban đầu để thăm dò dầu khí, có thể lên tới 300 - 400 triệu USD.
Nhưng vụ tàu
Hải Dương 8, vừa trở lại khu vực Bãi Tư Chính sau 5 ngày quay lại đảo Đá Chữ Thập
để tiếp liệu đã lại rời khỏi Bãi Tư Chính để ‘tham quan’ vùng biển gần Phan Thiết,
cho thấy Trung Quốc còn muốn vươn xa hơn mục đích đầu tiên.
Vụ việc trên xảy ra trong bối cảnh một tin tức đang
ngày càng cận kề: sau một thời gian khá dài được Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
trung ương tận tình cứu chữa, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đã gần như hồi phục
khỏi cơn bạo bệnh và chuẩn bị cho chuyến thăm Washington - một chuyến đi đặc biệt
quan trọng - không chỉ về danh thể của Nguyễn Phú Trọng mà còn do tính chất đối
đầu đã tới lúc không thể khoan nhượng giữa Việt Nam với Trung Quốc, mà theo đó
Việt Nam đang rất cần đến lực lượng hải quân và không quân của Hoa Kỳ - đối trọng
duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông - để bảo vệ Việt Nam khai thác dầu khí
nuôi đảng.
Vậy
Trung Quốc muốn gì?
Chẳng khó để hình dung ra rằng Tập Cận Bình chẳng
thích thú gì với chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, và muốn gây sức ép buộc Trọng
phải hủy bỏ chuyến đi đó. Hoặc nếu không hủy bỏ thì buộc Nguyễn Phú Trọng phải
đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ, như một biểu hiện ‘triều kiến’.
Còn nhớ, việc thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng đã dược dự
kiến trong nửa đầu năm 2019, nhưng do Trọng bị bạo bệnh tại Kiên Giang ‘nhà Ba
Dũng’ nên đành phải tạm gác lại chuyến đi đó. Thay vào đó, Nguyễn Xuân Phúc đã
được cử đi Bắc Kinh dự Hội nghị thượng đỉnh về sáng kiến ‘Một vành đai, Một con
đường’ do Trung Quốc chủ trì, diễn ra vào tháng 4 năm 2019. Gần 3 tháng sau đó,
vẫn không phải Nguyễn Phú Trọng mà là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân đi Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để ‘làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác
chiến lược’ và cả một từ ngữ cực kỳ mơ hồ và nghe có vẽ giễu cợt: ‘đại cục’.
Đã hầu như chắc chắn là sau giai đoạn đầu cho tàu Hải
Dương 8 vào quấy phá tại Bãi Tư Chính, Trung Quốc sẽ còn ra những đòn mới và lắm
chiêu trò hơn nhằm hành hạ tinh thần ảo não của giới chóp bu Việt Nam.
Sau vùng biển Phan Thiết, nhiều khả năng Hải Dương 8
sẽ còn ‘du hí’ tại những vùng biển khác của Việt Nam và chẳng biết đến khi nào
mới chịu chấm dứt trò chơi đau khổ ấy, nhất là trong ngữ cảnh cả Bộ Chính trị
Việt Nam tuyệt đối ‘cấm khẩu’, và trong bối cảnh toàn bộ lực lượng vũ trang Việt
Nam bất động và bất lực.
No comments:
Post a Comment