VnExpress
Thứ bảy, 31/8/2019, 06:55 (GMT+7)
Trump cho biết giữ nguyên kế hoạch áp thuế 15% lên
300 tỷ USD hàng Trung Quốc từ 1/9, một phần nhằm gây áp lực với Bắc Kinh về biểu
tình Hong Kong.
"Sẽ đánh thuế. Mỹ sẽ thắng trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng ngày
30/8.
Trump cho biết Mỹ gây áp lực kinh tế lên Trung Quốc
nhằm ngăn nước này sử dụng các biện pháp trấn áp cứng rắn hơn để đối phó với biểu
tình ở Hong Kong. "Những gì tôi
đang làm với thương mại sẽ giữ cho tình hình hạ nhiệt", Trump nói.
Trước đó
Trump cho biết sẽ nâng
thuế từ 10% lên 15% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày
1/9. 250 tỷ USD hàng Trung Quốc đang bị đánh thuế 25% sẽ bị đánh thuế ở mức 30%
từ ngày 1/10. Động thái diễn ra sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế 5-10% với
75 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ ngày 1/9 và 15/12.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi trả lời báo
chí tại Nhà Trắng trước khi lên đường đến Trại David ngày 30/8. Ảnh: Reuters.
Trump cho biết đàm
phán giữa Mỹ và Trung Quốc về thương mại sẽ diễn ra vào tháng 9 theo kế
hoạch. Ông nói vào hồi đầu tuần rằng Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào ngoài
việc đạt được thỏa thuận với Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong
ngày 28/8 cho biết nước này hy
vọng Mỹ hủy kế hoạch áp thuế bổ sung để tránh leo thang trong chiến
tranh thương mại và tạo điều kiện cần thiết để hai bên tiếp tục đàm phán.
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo chiến tranh
thương mại làm tăng trưởng toàn cầu chững lại và ngày càng có nhiều dấu hiệu
cho thấy kinh tế Mỹ có thể suy thoái. Tuy nhiên, Trump cho rằng nền kinh tế Mỹ
bị tổn hại không do đánh thuế lên hàng hóa Trung Quốc mà bởi chính sách của Cục
Dự trữ Liên bang FED và hoạt động quản lý yếu kém của các công ty Mỹ.
Nguyễn
Tiến (Theo Reuters, AFP)
-------------------------------
BBC Tiếng Việt
30 tháng 8 2019
Lo
ngại ngày càng tăng về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu khiến người ta bắt đầu
nói về tình trạng suy thoái, gây thêm lo lắng về công ăn việc làm và mức độ
tăng trưởng.
Cuộc thương chiến Mỹ-Trung đang phủ bóng đen lên nền
kinh tế thế giới và những dấu hiệu cảnh báo về một cuộc suy thoái sắp xảy ra
đã xuất hiện trên các thị trường tài chính toàn cầu.
Suy thoái không gây ra mối đe dọa ngay lập tức với
các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á, mặc dù mức độ phát triển ở những nơi này
đang chững lại.
Tuy nhiên, một số nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực
- bao gồm Hong Kong và Singapore - chắc chắn là đang đứng trước rủi ro.
Louis Kuijs, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á tại
Oxford Economics, gọi những quốc gia này là những "kẻ ngoài cuộc vô tội"
trong cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
"Đây là những nền kinh tế nhỏ và cởi mở, nơi mà
hoạt động thương mại - và thương mại với Trung Quốc - là cực kỳ quan trọng,"
ông Kuijs nói.
Ông Kuijs cũng chỉ ra rằng những gì đang xảy ra với
Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn tới các phần còn lại của châu Á, đặc biệt là
các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Dưới đây là đánh giá về những lý do khiến một số nền
kinh tế hàng đầu Đông Nam Á đang phải đối diện liên quan tới nguy cơ suy
thoái:
Hong Kong
Trung tâm tài chính này của châu Á đang chống lại áp
lực của sự phát triển chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc, cuộc thương chiến
và tình trạng bất ổn chính trị.
Một số nhà kinh tế cho rằng các yếu tố kết hợp này
không bao lâu sẽ đẩy vùng lãnh thổ này vào suy thoái.
Tổng sản phẩm quốc nội giảm 0,4% trong ba tháng tính
đến tháng Sáu so với quý trước.
Nhưng những con số đó không thể hiện được tác động của
các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ diễn ra tại Hong Kong trong suốt hơn hai
tháng qua, đánh vào doanh số bán lẻ và du lịch.
Các nhà kinh tế ở DBS và Capital Economics nằm trong
số những người cho rằng các số liệu của quý ba, dự kiến đưa ra vào tháng Mười
Một, sẽ cho thấy Hong Kong về mặt kỹ thuật là đã rơi vào tình trạng suy
thoái, vốn được định nghĩa là rơi vào tình trạng hai quý tăng trưởng âm liên tiếp.
Singapore
Quốc gia vốn phụ thuộc vào thương mại này bị tác động
bởi nhu cầu toàn cầu giảm, sự tăng trưởng chậm ở Trung Quốc và cuộc thương chiến.
Singapore phụ thuộc vào xuất khẩu công nghệ cao - và
nhu cầu về các mặt hàng điện tử trên khắp thế giới giảm xuống đã phủ bóng tối
lên triển vọng kinh tế của nước này.
Nền kinh tế giảm 3,3% trong quý hai, trên cơ sở điều
chỉnh hàng năm theo mùa. Điều đó khiến chính phủ phải cắt giảm dự báo tăng trưởng
trong năm 2019 xuống còn từ 0 đến 1%.
Oxford Economics dự báo rằng số liệu GDP quý ba,
theo kế hoạch sẽ được công bố vào tháng Mười, sẽ cho thấy tình trạng giảm nhẹ,
và điều đó đồng nghĩa với việc Singapore về mặt kỹ thuật sẽ bước vào một cuộc
suy thoái.
Ông Kuijs nói tác động của cuộc thương chiến lên
Hong Kong và Singaore "lớn hơn là lên bản thân Trung Quốc, ngay cả khi
không ai áp dụng bất kỳ thuế quan nào lên các nền kinh tế này".
---------------------------
Tú
Anh – RFI / ĐIỂM BÁO
Đăng ngày 30-08-2019
Thời
sự chính trị Anh, Ý, ngày nhập học tại Pháp vẫn là những chủ đề mà báo Pháp
ngày 30/08/2019 lưu tâm. Bên cạnh đó, dựa trên số liệu của OCDE, Les Echos khá
bi quan cho tình hình kinh tế thế giới, hệ quả của thương chiến Mỹ-Trung.
Le Figaro đưa độc giả trở lại hiệu ứng Domino ở Đông
Âu năm 1989 và bài học Hồng Kông 2019. Libération với một luật sư Trung Quốc tố
cáo chế độ khống chế dân chúng hiệu quả hơn các phiên tòa dàn dựng : chính sách
bắt cóc, giam giữ, tra tấn nơi bí mật, bị xem là tội ác chống nhân loại.
La Croix với « Mặt trận Cộng hòa » tại
Ý chống cực hữu, Le Monde đưa tựa đậm trên trang nhất : « Brexit : Cuộc
đảo chính của Boris Johnson », Le Figaro đăng bức ảnh « biểu tình
chống mưu toan Brexit không thỏa thuận với Liên Âu ».
Về thời sự Pháp, nhật báo thiên hữu lưu ý «
sắp đến ngày khai trường mà nhiều giáo chức vẫn chống chương trình cải cách của
bộ trưởng Blanquer ». Trong khi đó, nhật báo kinh tế Les Echos cho biết «
Kinh tế Pháp đứng vững » nhưng điều đáng lo là « Thương mại thế
giới hụt hơi » vì thương chiến.
Thương chiến giết thương mại
Với nhận định « cuộc chiến giữa Trung Quốc
và Mỹ tiếp diễn sôi động » và với thống kê vừa được Tổ Chức Hợp Tác Và
Phát Triển Kinh Tế (OCDE) công bố ngày 29/08 ghi nhận trao đổi thương mại trong
nhóm G20 bị sụt giảm trong quý hai 2019 gần 2% tính theo trị giá đôla. Trung Quốc
bị trúng đòn nặng nhất trong cuộc chiến quan thuế với Mỹ.
Nhưng không phải chỉ có các nước có nền kinh tế đang
phát triển và Trung Quốc bị thiệt hại. Trừ phi Donald Trump đổi ý vào giờ chót,
Chủ Nhật 01/09, Washington sẽ tung ra một chiêu tấn công mới, từ 10% lên 15%
trên 110 tỷ đô la hàng Trung Quốc nhập sang Mỹ. Lần này, chính người tiêu dùng
sẽ là nạn nhân trực tiếp.
Cho đến nay, Trung Quốc đã trả giá nặng : xuất khẩu
giảm hơn 5% trong quý hai, mức thấp nhất kể từ 2017. Xuất khẩu của Mỹ cũng bị
thụt lùi hơn 1% trong cùng thời kỳ.
Theo OCDE, cho dù giới doanh nghiệp hai bên chạy đua
với thời gian, tăng tốc mua bán trước khi các lệnh áp thuế được thi hành nhưng
trong hai quý đầu năm 2019, trao đổi thương mại Mỹ-Trung vẫn rất thấp so với kết
quả của 2018.
Nhưng không phải chỉ có Mỹ và Trung Quốc là nạn nhân.
Xuất khẩu và nhập khẩu của Liên Hiệp Châu Âu cũng bị giảm theo thứ tự 1,7% và
2,3%. Đức bị thiệt hại nặng nhất theo thứ tự 3,7% và 1,7%. Trong hai nước đầu tầu,
Pháp đề kháng tương đối tốt hơn Đức : xuất khẩu lùi 0,3%, nhập khẩu lùi 0,7%.
Trong các nước châu Âu, Anh Quốc với viễn ảnh Brexit trả giá nặng nhất : xuất
khẩu giảm 7,1%, nhập khẩu giảm 12,6%. Trong G20, chỉ có Úc, Canada và Nhật Bản
tiếp tục thấy xuất khẩu gia tăng.
Do vậy, tương lai không có gì khích lệ. Các chỉ số
khác, từ ngành vận chuyển hàng không, buôn bán linh kiện điện tử, xe hơi, phụ
tùng xe hơi đều bật đèn đỏ.
Trong không khí ảm đạm này, theo Les Echos, ánh sáng
le lói duy nhất là sự kiện Trung Quốc vừa gián tiếp cho biết sẽ không trả đũa
biện pháp áp thuế 110 tỷ đô la của Donald Trump, để tạo cơ may cho đàm phán.
Chính sách khủng bố người dân tại Hoa lục và nỗi sợ của
chế độ
Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhân dịp 30/08, ngày
được Liên Hiệp Quốc lấy làm ngày « Các nạn nhân bị (chính quyền) bắt
mất tích », nhật báo thiên tả Libération, đăng một bài phân tích của giáo
sư luật Đằng Bưu về chính sách khủng bố người dân tại Hoa lục và nổi sợ của chế
độ.
Bài tố cáo khá dài nhưng chỉ xin trích các điểm
chính : luật sư Đằng Bưu, trước khi bị bắt chẹt phải chọn con đường lưu vong đã
được nếm mùi mà thuật ngữ của Liên Hiệp Quốc gọi là « bị cưỡng chế mất
tích ».
Nạn nhân đầu tiên là luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh,
người tố cáo chính quyền trấn áp Pháp Luân Công bị bắt cóc vào tháng 08/2006.
Đang đi ngoài đường, đột nhiên bị đập một gậy vào đầu, bị trùm đầu lẫn mặt kéo
lên xe và bị bốn người đàn ông đánh tới tấp không kịp thở. Trong 13 năm tiếp
theo, Cao Trí Thịnh không một ngày được tự do kể cả khi được thả : lúc bị theo
dõi, lúc lại « mất tích ».
Danh sách do luật sư Đằng Bưu thiết lập cuối cùng có
cả tên của chính tác giả. Những bài tố giác của ông khiến ông bị trả thù, bị bắt
cóc giam giữ nơi bí mật gần ba tháng vào năm 2014. Bắt cóc là một chính sách của
nhà nước Trung Quốc, được « luật hóa » qua các điều tu chính
trong luật hình sự. Bắc Kinh cũng không ký vào công ước của Liên Hiệp Quốc về «
cưỡng chế mất tích » được xếp vào danh sách « tội ác chống
nhân loại ».
Từ Ban Thiền Lạt Ma mới 6 tuổi, ngôi sao màn bạc Phạm
Băng Băng cho đến Mạnh Hoành Vĩ, thứ trưởng công an, đang làm chủ tịch Cảnh sát
quốc tế Interpol mà cũng bị bắt cóc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng không ngần ngại qua
biên giới bắt công dân nước ngoài như vụ nhà văn Quế Dân Hải, chủ hiệu sách Hồng
Kông « mất tích » năm 2015.
Theo luật sư Đằng Bưu, chính quyền độc tài Trung Quốc
sợ dân đến mức phải dùng biện pháp khủng bố tinh thần này để tồn tại vì theo họ,
biện pháp này hiệu quả hơn nhiều so với các phiên tòa dàn dựng.
Nhìn Hồng Kông, nhớ lại bức màn sắt
Ba mươi năm sau ngày bức màn sắt sụp đổ, Le Figaro
trở lại năm 1989, tìm hiểu vì sao ván cờ domino khởi đi từ Ba Lan. Tác giả,
Thierry Wolton, tác giả của ba bộ sách về chủ nghĩa cộng sản nhìn thấy tia hy vọng
cho Hồng Kông và trách thái độ thụ động của Tây phương.
Những chế độ độc tài ở Đông Âu không thể kéo nhau sụp
đổ nếu người dân ở các nước này không có « lòng can đảm », đó là ý
chính của bài phân tích. Domino đầu tiên là Ba Lan, đất nước của người Công
giáo đi tiên phong đề kháng chống Liên Bang Xô Viết từ ngày đầu. Trước khi công
đoàn Đoàn Kết được thành lập vào năm 1989, vào năm 1980 đã có một phong trào
tranh đấu bằng đình công, bằng bất phục tùng dân sự. Một mặt trận công nhân-trí
thức, với điểm tựa tinh thần là Giáo hội Công giáo và Đức Giáo hoàng Gioan
Phao-lồ đệ nhị làm cho chế độ đảng trị phải bị soi mòn.
Tại Hungari, người dân đã nổi dậy chống Liên Xô với
cuộc cách mạng 1956 bị đàn áp đẫm máu. Đến thời điểm 1989, một công đoàn độc lập
theo mô hình công đoàn Đoàn Kết ra đời đẩy đảng Cộng sản Hungari vào thế phải lấy
hai quyết định « bi đát » cho cả khối xã hội chủ nghĩa : một
là hủy bỏ hàng rào điện ở biên giới Hung-Áo và sau đó là mở cửa biên giới
Áo-Hung cho dân chúng, kể cả dân Đông Đức, đi lại tự do.
Tại Tiệp Khắc, 20 năm sau Mùa Xuân Praha, 20 năm sau
khi bị lực lượng khối Vác-xa-va xâm lược, một chục ngàn người xuống đường tưởng
niệm sinh viên Jan Palach, tự thiêu vào năm 1968 chống Matxcơva can thiệp. Tình
hình biến đổi bất ngờ : Ngày 17/11/1989, biểu tình bị cảnh sát đàn áp mạnh, hôm
sau, 200.000 người, đông hơn ngày hôm trước 20 lần, tuần hành khắp thủ đô. Chế
độ tan rã nhanh chóng : tháng 12, tù nhân chính trị Vaclav Havel lên thay chủ tịch
Tiệp Khắc.
Theo nhà sử học Thierry Wolton, bức màn sắt sụp đổ
trong bối cảnh tại Matxcơva, chủ tịch Mikhail Gorbatchev mải lo cứu nguy kinh tế.
Ông muốn mở cửa Đông Âu để thu hút đầu tư Tây phương nhưng không thành công. Tổng
thống Mỹ Ronald Regan cũng không muốn cứu chế độ Xô Viết và với khát khao giải
phóng không gì ngăn cản được, Đông Âu, trừ Rumani của Ceaucescu bám trụ và chết
thê thảm, tự mình vùng dậy thoát khỏi bàn tay Liên Xô vào cuối năm 1989.
Chiến thắng này theo tác giả, là do nỗ lực chính của
người Đông Âu. Các chế độ dân chủ Tây phương im lặng suốt giai đoạn lửa bỏng
này một phần vì bị Gorbatchev mê hoặc, một phần vì « chính trị thực dụng
», ngại tương lai bất định, không dám hỗ trợ cho phong trào dân chủ Đông
Âu.
Kỷ niệm 30 năm bức màn sắt sụp đổ trong bối cảnh
tình hình Hồng Kông nóng bỏng cho phép tác giả kết luận : Đến lượt dân Hồng
Kông trải nghiệm bài học Đông Âu với chế độ Trung Quốc của Tập Cận Bình mà
không ai dám làm phật ý cũng như trước đây với chế độ Xô Viết của Gorbatchev.
River of Time : Ký ức chiến tranh Việt Nam và Cam Bốt
Kết thúc điểm báo với mục điểm sách trên Le Monde
: River of Time của Jon Swain, phóng viên người Anh ở chiến
trường Việt Nam, Cam Bốt. Bản dịch tiếng Pháp giữ nguyên tựa gốc tiếng
Anh River of Time. Dòng sông của thời gian kể lại «
một thời tuổi trẻ » trong khói lửa chiến trường đã qua. Jon Swain kể lại
những ngày ở chiến trường lúc 22 tuổi, tình yêu ở tuổi vừa mới lớn trong bối cảnh
chiến tranh sắp tàn.
Jon Swain không tự cao : « phóng viên là một
đặc quyền, lại được màu da trắng bảo vệ » ở Phnom Penh, cho phép ông
bình an « đi qua địa ngục Việt Nam ». Theo tác giả, cuộc can thiệp
quân sự của Mỹ đã gieo bao tang tóc. Nhưng với ngày 30/04/1975 Sài Gòn, và trước
đó là Phnom Penh thất thủ, đã mở cánh cửa cho những bi kịch khác. Đau đớn nhất
là « mặc cảm phạm tội » trước lòng « can đảm của những
người ở lại », trong đó có người yêu mang hai dòng máu Pháp-Việt, mất tích,
tìm lại được, để rồi mất tích vĩnh viễn. Cuối cùng chỉ còn trong ký ức là «
dòng sông của thời tuổi trẻ » của Jon Swain.
No comments:
Post a Comment