Saturday 24 August 2019

ĐÓ LÀ TRUNG QUỐC MUỐN CHIẾN TRANH (Trương Nhân Tuấn)





Chỉ có một lý do để giải thích vì sao TQ dồn VN đến chân tường qua việc cho tàu HD8 vào sâu trong hải phận EEZ của VN, ngoài khơi Phan Thiết. Đó là TQ muốn “chiến tranh”. Việt Nam chắc chắn không thể ngồi yên để cho tàu bè nghiên cứu, tàu hải giám (và quân sự?) của TQ ra vô vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia mình như chỗ không người.

Vì sao?

Có lẽ vì TQ không muốn các xí nghiệp rút đi từ TQ, do chiến tranh thương mại với Mỹ, sang đặt căn cứ ở VN (hay các quốc gia ASEAN). Nếu các xí nghiệp này không “trụ” lại ở TQ thì sẽ không thể đi đâu hết. Nếu không làm việc này thì không bao lâu TQ gặp hiểm nguy. TQ trở thành phụ thuộc với Mỹ. Hàng hóa xuất xứ từ TQ sẽ bị hàng hóa xuất xứ từ VN (hay các quốc gia ASEAN) thay thế. Lúc đó Mỹ (và thế giới) sẽ không cần TQ nữa (mà TQ thì ngược lại, luôn lệ thuộc vào kinh tế Mỹ và thế giới).

TQ cũng có tính toán chiến lược. Theo một lý thuyết “địa chính trị” của tây phương mà các lãnh đạo TQ như Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông… bị ảnh hưởng sâu xa. Một đại cường muốn giữ được vị thế của mình thì sẽ không bao giờ cho phép một quốc gia kế cận có cơ hội vươn lên thành cường quốc.

Thực tế cho thấy, thời chiến tranh lạnh, đại cường Liên Xô không cho phép bất kỳ một “vệ tinh” nào của khối XHCN có cơ hội “ngang mặt” với Liên Xô. Ta cũng thấy toàn bộ lục địa Châu Mỹ, không một quốc gia nào có thể thách thức được vị trí của Hoa Kỳ.

Vì vậy TQ sẽ không bao giờ để cho VN một cơ hội phát triển để “thoát Trung”, chớ đừng nghĩ tới VN trở thành “đại cường” thách thức TQ.

Hiện nay TQ răn đe áp thuế trên 75 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Trump xem đó như một khiêu khích, tức thời ra lệnh đánh thuế từ 10 lên 15% trên các mặt hàng TQ dự kiến áp thuế từ ngày 1 tháng 9/2019. Còn các mặt hàng dự kiến đánh thuế 25% thì tăng lên 30% dự kiến có hiệu lực ngày 1 tháng 10/2019.

TQ có “phục tùng” ông Trump vì các hành vi áp thuế này hay không?

Theo tôi là không. Bởi vì, đến thời điểm hiện nay, Mỹ cần TQ hơn TQ cần Mỹ. Đơn giản vì Mỹ không (hay chưa) có hàng hóa thay thế hàng TQ. Ngay cả khi các xí nghiệp Mỹ “hồi hương”, thì vấn đề thiếu hụt công nhân sẽ khiến cho Mỹ chậm trễ trong việc “tự túc”.

Nhưng nếu Mỹ tức thời có lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa sang TQ, như lời đồn đại?

TQ có thể thay thế hàng hóa nhập từ Mỹ bằng hàng hóa nhập từ Nhật và Châu Âu hay không, hoặc TQ có thể tự động sản xuất những mặt hàng thay thế, là các yếu tố quan trọng cho “chiến tranh thương mại”.

Và nếu Mỹ cấm vận TQ (như đồn đại trên mạng), không cho TQ sử dụng đồng đôla thì cũng có nguồn tin cho rằng TQ đang vận động để thay thế đồng đôla bằng vàng. Mọi thanh toán của TQ từ nay không tính bằng đôla mà bằng vàng.

Trở lại vấn đề, VN đang trong thế bị ép đến cùng đường. Đánh lại cũng khó mà ngồi yên cũng khó.


------------------------------------------------

Hành Nhân dịch 

 Vào hôm thứ Bảy, dữ liệu theo dõi tàu cho thấy một tàu khảo sát của Trung Quốc đã mở rộng hoạt động của mình đến một khu vực gần bờ biển Việt Nam, sau khi Hoa Kỳ và Úc bày tỏ lo ngại về các hành động của Trung Quốc trong các tuyến đường tranh chấp.

Tàu Hải Dương Địa Chính 8 (Haiyang Dizhi 8) lần đầu tiên vào Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) vào đầu tháng trước, nơi nó bắt đầu một cuộc khảo sát địa chấn kéo dài nhiều tuần, gây ra một cuộc đối đầu căng thẳng giữa tàu quân sự và tàu bảo vệ bờ biển từ hai phía Việt Nam và Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc tiếp tục tiến hành khảo sát vùng EEZ của Việt Nam vào thứ Bảy dưới hộ tống từ ít nhất là bốn tàu và khoảng 102 km (tức khoảng 63 dặm) về phía đông nam của đảo Phú Quý của Việt Nam và 185 km (khoảng 115 dặm) từ các bãi biển của thành phố phía nam của Phan Thiết, theo dữ liệu từ Marine Traffic - một trang web theo dõi các chuyển động của tàu.

Theo nhóm dữ liệu, nhóm tàu Trung Quốc được theo dõi bởi ít nhất hai tàu hải quân Việt Nam.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu của Reuters để bình luận.

EEZ của một nước thường kéo dài lên đến 200 hải lý (khoảng 370 km hoặc 230 dặm) từ bờ biển của nước đó, theo một Hiệp ước Quốc tế của Liên Hợp Quốc. Quốc gia đó có quyền chủ quyền để khai thác bất kỳ tài nguyên thiên nhiên nào trong khu vực đó, theo như thỏa thuận.

Việt Nam và Trung Quốc trong nhiều năm đã bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp về vùng nước có khả năng giàu năng lượng và một tuyến đường vận chuyển bận rộn ở Biển Đông.

Trung Quốc đã tuyên bố đơn phương về "đường chín đoạn", đánh dấu một vùng rộng lớn, hình dạng chữ U, mở rộng phần Biển Đông mà họ tuyên bố, bao gồm các dải lớn của thềm lục địa Việt Nam, nơi họ đã nhượng bộ dầu mỏ.

Hôm thứ Sáu, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp ở Úc đã bày tỏ mối quan tâm của họ về các hoạt động của Trung Quốc ở biển Hoa Nam, được biết đến ở Việt Nam với tên gọi là Biển Đông. 

Hồi đầu tuần, Hoa Kỳ cho biết họ rất quan tâm về sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu khí tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, và việc triển khai các tàu này là "một sự leo thang của Bắc Kinh trong nỗ lực đe dọa các nước tranh chấp khác ra khỏi sự phát triển tài nguyên ở Biển Đông".

Cảnh Sảng - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại tuyên bố của Hoa Kỳ, đã nói rằng Washington "gieo rắc sự chia rẽ và có những động cơ thầm kín".

"Mục đích là để mang lại sự hỗn loạn cho tình hình ở Biển Đông và làm tổn hại hòa bình và ổn định khu vực. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này", ông Cảnh phát biểu tại cuộc họp báo hàng ngày vào hôm thứ Sáu.

--------------
Nguồn:
Khanh Vu    AUGUST 24, 2019 

Người dịch:








No comments:

Post a Comment

View My Stats