27/08/2019
BÀI MỚI
27/08/2019
27/08/2019
27/08/2019
27/08/2019
27/08/2019
27/08/2019
27/08/2019
27/08/2019
27/08/2019
*
*
BẢN
TIN NGÀY 27/08/2019
Tin Biển Đông
Căng thẳng ở Bãi Tư Chính hiện đã mở rộng
sang vùng biển ngoài khơi TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Khuya 26/8/2019,
theo đồ họa của ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư trường Cao đẳng Hải
chiến Mỹ, cho thấy, các hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương
Địa Chất 8 trong 3 ngày qua, đã di chuyển tới sát vùng biển Phan Thiết.
Đồ họa thể hiện
hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ ngày 13/8 đến tối ngày
26/8/2019. Nguồn: Twitter Ryan Martinson
Khu vực được khoanh tròn trong đồ họa cho thấy
rằng trong vòng 3 ngày qua, đội tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã hầu như
tạm rời bỏ khu vực Bãi Tư Chính, chuyển sang quấy phá sân nhà Việt
Nam, ngay ngoài khơi TP Phan Thiết.
Facebooker Bình Thế Nguyễn chia sẻ video clip của ngư
dân Trần Phước, từ Đảo Phú Quý, Tỉnh Bình Thuận: “Những video
clip mới nhất từ khu vực Tàu Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ tống đang quấy phá tại
khu vực Bãi Tư Chính-Đá Lát và Phúc Tần. Các tàu dân binh, hải cảnh của Trung
Quốc liên tục cản trở ngư dân khai thác. Clip do ngư dân đảo Phú Quý quay từ
khu vực này”.
Trong khi đó, theo tin từ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, lúc 5h23’
sáng 27/8/2019, tàu Hải Dương Địa Chất 8 “đổi hướng hành trình, tiến
sâu xuống phía nam, đi qua Bãi Phúc Tần, gần hơn về phía Bãi Tư Chính. Vận tốc
tàu Haiyang Dizhi 8 vẫn không đổi, tầm 4-5 knots. Đây là vận tốc của tàu trong
suốt thời gian tàu thăm dò khảo sát ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.
Tàu Hải Dương 8
đã đổi hướng để rời khỏi vùng biển TP Phan Thiết, theo hướng Tây Nam
tiếp tục tiến sâu vào vùng thềm lục địa phía Nam của Việt Nam.
Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông
RFI đặt câu hỏi về tình hình Biển Đông: Vụ tàu hộ vệ Quang Trung ở Bãi Tư Chính chỉ
là kế nghi binh? Giới quan sát đang đặt câu hỏi, rằng mũi
tên “VPNS Quang Trung” xuất hiện trong ảnh vệ tinh do ông Ryan Martinson
cung cấp có khả năng không phải là tàu chiến Quang Trung, một trong
các tàu hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam. Trước đó, ông Martinson đã
thận trọng trong vấn đề này và không diễn đạt theo hướng chắc chắn
100% khi bàn về sự di chuyển của “VPNS Quang Trung”.
Cần lưu ý, nguồn dữ liệu vệ tinh Marine
Traffic mà ông Martinson lấy thông tin, chủ yếu phục vụ mục đích dân
sự, nên chỉ thể hiện hoạt động của các tàu đã đăng ký với hệ
thống này. Một số người cho rằng, có khả năng Việt Nam đã cử một
tàu ra theo dõi hoạt động của nhóm Hải Dương Địa Chất 8, tàu đó
chấp nhận để Marine Traffic tầm soát vị trí dưới tên gọi “VPNS Quang
Trung”, nhưng không phải là tàu chiến Quang Trung thật sự.
Tài khoản Hai Radio suy đoán: “Tôi cho rằng
Việt Nam đã tạo tín hiệu giả cho những chiếc tàu giống như chiếc
Quang Trung (nhưng không phải là Quang Trung thực) để thăm dò phản ứng
của thế giới và Trung Quốc”.
Báo Dân Trí đưa tin: Tổng thống Philippines nêu phán quyết Biển Đông bất chấp phản
ứng của Trung Quốc. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ tới Bắc
Kinh vào ngày 28/8 và có cuộc gặp song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình. Tổng thống Duterte dự kiến sẽ đề cập tới phán quyết của tòa trọng
tài thường trực hồi tháng 7/2016, trong đó tòa bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn”
của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống
Duterte xác nhận: “Tổng thống nói rằng dù cho họ (Trung Quốc) có muốn
nghe hay không, ông ấy sẽ vẫn đề cập tới vấn đề đó”.
Ông Duterte muốn bàn phán quyết của tòa: Trung Quốc lên tiếng,
theo báo Pháp Luật TP HCM. Trước thông tin Tổng thống Duterte sẽ bàn
đến phán quyết của tòa Trọng tài Thường trực, ông Cảnh Sảng, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói: “Trước hết, quan điểm của
Trung Quốc về phán quyết của trọng tài đối với biển Đông không hề thay đổi. Sự
thật đã chứng minh rằng nếu chúng ta xử lý vấn đề này một cách hợp lý, hòa bình
và ổn định khu vực vẫn được giữ vững”.
Mời đọc thêm: Trung Quốc muốn độc chiếm nguồn dầu khí Biển Đông? (RFI).
– Tàu Trung Quốc nhiều lần vi phạm ở Biển Đông (TN).
– Trung Quốc kiếm chuyện cả khu vực không tranh chấp (TP).
– Trung Quốc tuyên bố về quyền đi lại của tàu Trung Quốc
trong EEZ của Philippines (TT). – Tổng thống Philippines nêu phán quyết Biển Đông bất chấp
phản ứng của Trung Quốc (DT). – Báo chí Indonesia chỉ ra hành động sai trái của Trung Quốc ở
Biển Đông(VOV). – Liệu Úc có ‘cứu vớt’ Việt Nam ở Biển Đông?(VOA).
Thêm năm lãnh đạo
Mobifone bị khởi tố
Truyền thông trong nước đưa tin: Khởi tố 5 lãnh đạo MobiFone liên quan vụ AVG. Năm
nhân vật bị khởi tố là: TGĐ Mobifone Nguyễn Đăng Nguyên; ba Phó TGĐ Nguyễn Bảo
Long, Hồ Tuấn, Nguyễn Mạnh Hùng và Phan Thị Hoa Mai là thành viên HĐTV
MobiFone. Cả năm người bị khởi tố theo Điều 220 Bộ luật Hình sự 2015, nhưng được
cho tại ngoại hầu tra.
VTC có clip: Bộ Công an khám xét trụ sở MobiFone.
Như vậy là hầu hết các lãnh đạo Mobifone đã “vào
lò”, hiện còn một Phó TGĐ điều hành, không rõ khi nào nhân vật này sẽ thành “củi”.
Hơn một năm trước, ba lãnh đạo Mobifone đã bị khởi tố gồm: Lê Nam Trà, Cao Duy
Hải và Phạm Thị Phương Anh.
Phía AVG, cựu Chủ tịch Phạm Nhật Vũ cũng đã bị khởi
tố và bị bắt giam, tội đưa hối lộ và hai cựu bộ trưởng Bộ 4T là Nguyễn Bắc Son
và Trương Minh Tuấn cũng đã bị khởi tố và bị bắt, tội nhận hối lộ.
Mời đọc thêm: Vụ MobiFone mua AVG: Phê chuẩn quyết định khởi tố thêm 5 bị
can (TTXVN). – Nóng:
Khởi tố thêm 5 lãnh đạo MobiFone liên quan tới vụ AVG (DV).
– Khởi tố tổng giám đốc MobiFone vì có liên quan đến vụ mua
AVG(RFA). – Khởi tố năm lãnh đạo Công ty MobiFone vụ AVG(PLTP).
Các vụ “ăn” đất
Báo Người Lao Động đưa tin: Mẹ và chị gái Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội được giao hàng chục
ha đất trái luật. Vụ việc xảy ra vào tháng 5/2017, UBND huyện Quốc
Oai ký hợp đồng thuê đất đối với bà Tạ Thị Huyên, mẹ ruột ông Nguyễn Mạnh Quyền,
Giám đốc Sở KH&ĐT TP Hà Nội và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất
này cho bà Huyên với thời hạn 49 năm. Khoảng một tháng sau đó, UBND huyện
Quốc Oai tiếp tục ký hợp đồng cho chị gái ông Huyên là bà Nguyễn Thị Loan,
thuê đất.
Ngày 26/8/2019, ông Đỗ Huy Chiến, Chủ tịch UBND huyện
Quốc Oai xác nhận, đã có quyết định chấm dứt hiệu lực của các quyết định
trái pháp luật giao hơn 18,5 ha đất nông nghiệp thuộc địa bàn các xã Phú Cát,
Phú Mãn và Hòa Thạch cho bà Loan. Còn 2,3 ha đất được cấp trái phép cho
bà Huyên cũng đã bị thu hồi.
Báo Tiền Phong có đồ họa: Điểm mặt những vụ ‘ăn đất’ công ồn ào ở Bình Dương.
Vụ giao đất cho doanh nghiệp xây chùa: Đề nghị của ĐBQH.
Vụ doanh nghiệp Xuân Trường được giao hàng ngàn ha đất ở Ninh Bình, Hà Nam
để xây chùa, ĐBQH Phạm Văn Hòa cho rằng, Bộ TN&MT và Tổng cục Quản lý đất
đai cần thành lập đoàn thanh tra, phối hợp với địa phương, rà soát lại quy hoạch
được duyệt, các quyết định giao đất để làm cho rõ, phần nào cấp đất để xây dựng
chùa thì phần đó không thu tiền sử dụng đất.
Ông Hòa lưu ý: “Còn như hiện nay cứ úp úp
mở mở, đất kinh doanh không ra kinh doanh, đất dịch vụ không ra dịch vụ, đất
chùa không ra đất chùa để rồi không khéo cuối cùng ngân sách nhà nước thất thu,
còn người dân thì mãi xầm xì, không phục”.
Mời đọc thêm: Giám đốc sở KH&ĐT có mẹ và chị gái được giao 20ha đất
trái luật là ai? (NĐT). – Mẹ và chị gái Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội được giao đất trái luật (TN).
– Cho người nhà lãnh đạo thuê đất giá ‘bèo’: Cấp giấy chứng nhận
‘dính’ sai phạm? (VTC). – DA KDC Phú Xuân – Nhà Bè: Công ty Hồng Lĩnh bị ‘tố’ chiếm dụng
hàng nghìn mét vuông đất (ĐSPL). – “Đại gia” Xuân Trường gặp khó ở siêu dự án du lịch tâm
linh gần 10.000 tỷ đồng? (DT). –Bộ Tài nguyên và Môi trường: Doanh nghiệp Xuân Trường chưa
có hồ sơ xin thuê đất tại Hồ Núi Cốc (GĐ).
Công an dàn dựng
hiện trường để bắt người?
Trang Kinh Tế Đô Thị đưa tin: Người dân lập vi bằng, tố cáo Công an quận Bắc Từ Liêm dàn dựng
vụ bắt người. Vụ việc xảy ra vào ngày ngày 2/8, Công an phường Cổ
Nhuế 1 tiếp nhận 2 tin báo về một số nhân viên trường Pascal của bà Lê Thị Bích
Dung, PGĐ Công ty TDS VN, bị người của bà Trần Kim Phương, Chủ tịch HĐQT cùng
công ty, bắt giữ tại lô TH1, khu đô thị mới Cổ Nhuế.
Tại hiện trường, công an cho rằng “một số
người tại đây có có hành vi cản trở người thi hành công vụ nên đã bắt giữ 4 người”,
rồi khởi tố vụ án hình sự chống người thi hành công vụ.
Bà Phương xác nhận, “đã gửi đơn tố cáo khẩn
thiết tới các cơ quan chức năng về việc Công an quận Bắc Từ Liêm tạo hiện trường
bắt cóc con tin giả để lấy lý do phá cổng công ty, dấu hiệu can thiệp mâu thuẫn
cá nhân theo chiều hướng thiên vị, trù dập, hình sự hoá vấn đề dân sự”.
Vụ dân tố cáo cơ quan tố tụng quận Bắc Từ Liêm lạm dụng chức
quyền, ‘dàn dựng’ vụ bắt người: Người trong cuộc lên tiếng, theo VTC.
Ngày 26/8, Trung tá Nguyễn Bình Ngọc, Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm cho
biết: “Hiện công an quận đang tiếp tục điều tra, xác minh, giải quyết
các vụ việc phức tạp xảy ra tại lô TH1, khu đô thị mới Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế
1 theo đúng quy định của pháp luật”.
Vụ một người tên Lê Văn Vàng làm đơn trình
báo công an về vụ “bắt giữ người” ở trường Pascal, bà Phương giải
thích: “Lúc 10h ông Vàng vẫn đang ở toà, vậy mà 10h06 công an nhận được
đơn trình báo của ông Vàng là vô lý. Giả sử nếu có vụ bắt giữ thì ông ấy phải
thông báo cho chúng tôi chứ”.
Bà Trần Kim Phương
lập các vi bằng ghi nhận sự việc xảy ra để tố cáo lên cơ quan chức năng. Ảnh:
VTC
Vụ trường Pascal: Khi cảnh sát ập vào, không con tin nào
đang bị giam giữ, theo báo Tiền Phong. Chỉ huy Đội điều tra tổng hợp,
Công quận Bắc Từ Liêm xác nhận, khi công an có mặt tại hiện trường “thì
thấy những người được cho là con tin không ở tình trạng bị giam giữ. Trong khi
trước đó, lãnh đạo Công an quận này khẳng định đã giải cứu được 4 nạn nhân”.
Thậm chí, chính các “con tin” này đã nhiều lần được chính Công ty TDS
VN của bà Phương yêu cầu rời khỏi hiện trường nhưng không được!?
Mời đọc thêm: Nhiều cơ quan cấp cao yêu cầu làm rõ “vụ giải cứu người” ở
quận Bắc Từ Liêm (VH). – Vụ giải cứu người lại khởi tố chống thi hành công vụ: Không
có chuyện gì thì… thôi! (ANTT). – Công an có dựng chuyện bắt người trái phép để giải quyết mâu
thuẫn cá nhân?(TN). – Hà Nội: Người trình báo tin ‘bắt giữ người’ bị tố trộm cắp
tài sản? (PLVN).
Văn hóa lùn
Trong sự kiện Đêm hội hoa đăng Cát Bà 2019, nhân dịp
đại lễ Vu Lan ngày 10/8 vừa qua, có 30.000 chiếc đèn hoa đăng bằng nhựa được thả
xuống biển, tạo ra lượng rác thải trên biển, gây ô nhiễm môi trường. Ban tổ chức
lễ hội bị phê phán, cho rằng họ nhân danh văn hóa tâm linh để làm hư hại văn
hóa môi trường.
Ba vạn ngọn đèn được
thả xuống biển trong đêm đại lễ Vu Lan. Photo Courtesy
Nhà báo Đào Tuấn có bài: Đèn
3 vạn. Tác giả cho rằng, hành động thả đèn là sự đầu độc người mẹ thiên
nhiên, người mẹ chung của nhân loại. Ông Tuấn liên hệ những chiếc đèn hoa đăng
thả trên biển kia với thứ hạng Việt Nam bị xếp là quốc gia đứng thứ 4 thế giới
về phát sinh rác thải nhựa.
Tác giả viết, “nếu chính những người dân biển vẫn
coi biển như một hố rác tự nhiên khổng lồ, bởi nếu chính quyền vẫn chưa nhìn thấy
ngọn đèn báo hiếu kia là sự bất hiếu với mẹ thiên nhiên thì cái thứ hạng đáng
buồn kia còn rất lâu mới thay đổi được”.
Thêm một kiểu văn hóa tâm linh làm hỏng văn hóa môi
trường khác là tục lệ đốt vàng mã, vừa tốn tiền, vừa gây ô nhiễm môi trường.
Báo VietNamNet lược dịch bài viết đăng trên báo Economist, nói về tục lệ đốt
vàng mã ở xứ ta: Báo Tây sửng sốt vì ‘đồ xa xỉ’ dành cho các ‘vong hồn’ ở VN.
Ngoài ra, còn có những người chuộng “văn hóa kỷ lục”.
Nhân dịp Tết Trung Thu, một cặp bánh trung thu nặng 3 tạ được làm ra, đặt tại
tượng đài Lý Thái Tổ sáng 24/8. Báo Lao Động đăng hình ảnh về cặp bánh
này: Cận cảnh cặp bánh trung thu to nhất Việt Nam, nặng 3 tạ chục
người khiêng. Hết bánh chưng, bánh tét to nhất, tới tô phở to kỷ lục, rồi
bây giờ tới bánh trung thu nặng 3 tạ. Việt Nam luôn phải đứng hạng nhất, luôn
phải có cái gì đó để tự hào?
Mời đọc thêm: Xôn xao quanh chuyện ‘30.000 hoa đăng thả xuống vịnh Lan Hạ
gây ô nhiễm’ (TT). – 30.000 đèn hoa đăng trôi trên biển Cát Bà: Vớt hết mang về chùa
phơi khô chờ bán? (Infonet). – Hà Nội: Xác lập kỷ lục cặp bánh trung thu “khổng lồ” (Tiêu
Dùng). – Cặp bánh trung thu kỷ lục Việt Nam nặng đến 3 tạ (GĐ&XH).
Vụ bê bối ở Đại học
Đông Đô
Zing có bài: 5 câu hỏi xung quanh sai phạm của ĐH Đông Đô.
Câu hỏi thứ nhất và quan trọng nhất: Bộ GD&ĐT có tiền hậu bất nhất?
Ngày 17/8, Bộ GD&ĐT khẳng định, không chỉ ngành ngôn ngữ Anh mà tất cả các
ngành mà trường này thông báo tuyển sinh văn bằng 2 đều chưa được cấp phép.
Nhưng vào ngày 12/10/2018, “biên bản kiểm tra ngành nghề, trình độ và
quy mô đào tạo của ĐH Đông Đô do bộ đưa ra ghi trường có đào tạo văn bằng 2
chính quy với 323 sinh viên”.
Các câu hỏi còn lại: Bộ vẫn duyệt chỉ tiêu đào tạo?
Sai phạm lớn trong nhiều năm không bị phát hiện? Xử lý bằng đã cấp thế nào?
Tương lai của ĐH Đông Đô ra sao? Các câu hỏi cho thấy hai vấn đề lớn: Sai
phạm của trường này đã được bao che và tương lai của nhiều sinh viên
theo học trường này giờ khá bấp bênh.
Mời đọc thêm: Vì đâu Đại học Đông Đô đào tạo “chui” trót lọt nhiều
năm? (VOV). – Vụ trường ĐH Đông Đô: Thể hiện sự buông lỏng kiểm tra,
giám sát của cơ quan quản lý!(DT). – Ai tiếp tay cho Trường ĐH Đông Đô? (NLĐ). – ‘Mắc kẹt’ với Đại học Đông Đô (TT).
– Học viên Đại học Đông Đô lo không được cấp văn bằng 2 (VNE).
Cháy rừng ở Phú
Yên, Amazon và bão nhiệt đới
Trang Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin: Cháy rừng kinh hoàng tại Phú Yên, khoảng 200 ha rừng bị
thiêu rụi. Ông Lê Ngọc Tính, Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa xác nhận,
vụ cháy rừng được phát hiện bùng phát lúc 10h30 ngày 25/8 tại khu vực núi Kỳ Lễ,
xã Hòa Định Tây. Hơn một ngày sau đó, vụ cháy rừng vẫn chưa được dập
tắt. Thời tiết khô nóng và gió mạnh đã khiến lửa lan nhanh.
Cũng tin cháy rừng, báo Gia Đình và Xã Hội bàn
về vụ “lá phổi xanh” Amazon bị thiêu cháy: Lời kêu cứu muộn màng
và sự hoảng loạn của người dân trên toàn thế giới. Bài báo lưu ý,
khu vực rừng Amazon có vai trò quan trọng không chỉ đối với Brazil mà
còn với cả thế giới, nhất là trong quá trình chống biến đổi khí
hậu toàn cầu. Nhưng “khu rừng này đang trải qua nạn cháy rừng kỷ lục
với 73.000 vụ hỏa hoạn trong 8 tháng đầu năm nay, tăng 83% so với cùng kỳ năm
ngoái”.
Bài báo lưu ý, hoạt động cháy rừng ở đây tạo
ra khói bụi và khí carbon lan rộng khắp lục địa Nam Mỹ. Từ đầu năm 2019, có ít
nhất 228 triệu tấn CO2 thải ra từ các vụ cháy rừng ở Amazon, CO2 lại là loại
khí nhà kính có vai trò chủ yếu đối với hoạt động giữ nhiệt ở
bầu khí quyển.
Báo Tiền Phong có đồ họa: ‘Lá phổi xanh’ Amazon chìm trong biển lửa.
Facebooker Nguyễn Đạt An viết: Tin bão khẩn cấp. Theo đó, áp thấp nhiệt đới
ở phía Đông Philippines mà ông An từng cảnh báo trước đó, hiện đã
chính thức được một số cơ quan khí tượng của Hoa Kỳ và Philippines
nâng cấp lên thành bão nhiệt đới. “Sau khi vào Biển Đông, bão sẽ đi chếch
xuống phía Nam, tiến vào khu vực ngoài khơi giữa Đà Nẵng và Khánh Hòa vào ngày
29/8/2019, sau đó đi dọc bờ biển lên phía Bắc, quét từ Đà Nẵng ra đến Huế, Quảng
Trị, Quảng Bình, và đổ bộ vào Hà Tĩnh vào ngày 30/8/2019”.
Không chỉ ông An mà một số nhà nghiên cứu môi
trường từng cảnh báo, trong kỷ nguyên trái đất nóng lên, có hai thứ
chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều hơn và hoạt động mạnh hơn là cháy
rừng và bão lũ. Thời tiết khô nóng với các đợt sóng nhiệt tạo nên
cháy rừng, đến lượt các vùng biển được tích nhiệt lại cung cấp năng
lượng cho các cơn bão.
Mời đọc thêm: Vụ cháy rừng Amazon: Khủng khiếp bầu trời ban ngày tối đen
như ban đêm (GĐ). – Rừng Amazon hoang tàn sau khi bị lửa tàn phá (PLTP).
– Siêu vận C-130 Hercules phun nước dập cháy rừng Amazon (TP).
– Thảm họa cháy rừng Amazon nguy hiểm đến mức nào? (VTC).
– Hệ lụy khủng khiếp từ cháy rừng Amazon (VnMedia).
– Lời cảnh báo khẩn cấp từ ‘lá chắn xanh’ của Trái Đất (Tin
Tức). – Bộ lạc bản địa Brazil thề “bảo vệ rừng Amazon tới giọt máu
cuối cùng” (ANTĐ). – Cháy rừng, “cháy” luôn quan hệ (SGGP).
– Trái đất bốc cháy (FB Hành tinh Titanic).
– Chạy trốn cháy rừng, hàng chục kangaroo chết trên bãi biển
Australia(VNE). – Sơ tán hàng trăm du khách do cháy rừng tại đảo Samos, Hy Lạp (Kênh
14). – Cháy rừng lan rộng ở Malaysia — Cháy rừng Phú Yên: Đám cháy vẫn chưa thể dập tắt (VTV).
– Áp thấp sắp mạnh thành bão tiến vào Biển Đông dịp nghỉ lễ
2/9 (VNN). – Ứng phó hình thế thời tiết nguy hiểm dịp nghỉ lễ Quốc khánh
2/9 (GDTĐ).
***
Thêm một số tin: Miền Nam năm 1970 qua ống kính cựu binh Mỹ (DNVN). – Công chức ứng xử chệch chuẩn (TN). – Tỉnh Quảng Ngãi “vật vã” đòi khoản nợ 123 tỷ đồng (DT).
– Lập bàn thờ đã 16 năm, gia đình nghẹn ngào tìm được cô con
gái thất lạc (TN).
No comments:
Post a Comment