Thursday 29 August 2019

NHẬT BẢN : ĐỀ XƯỚNG KHÁI NIỆM ẤN ĐỘ - THÁI BÌNH DƯƠNG (Dr. Kei Koga)




Dr. Kei Koga
Trần Giao Thủy dịch
Posted on August 29, 2019 by editor

Nhật Bản FOIPS và FOIP là một công trình chiến lược. Sức mạnh của nó dựa vào tính linh hoạt về khái niệm, để Nhật Bản có thể điều chỉnh cách ứng xử khi môi trường chiến lược thay đổi. Điều này ngăn chặn sự khiêu khích, căng thẳng và lo ngại không cần thiết có thể do các quốc gia khác, kể cả Trung Hoa và các quốc gia thành viên ASEAN đưa ra.

Asia Study Center, The Henry Jackson Society, Millbank Tower, 21-24 Millbank. London SW1P 4QP, UK, March 2019. www.henryjacksonsociety.org.

“Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Mở của Nhật (Free and Open Indo-Pacific Strategy, FOIP) bắt nguồn từ bài phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe tại Hội nghị quốc tế Tokyo lần thứ sáu về phát triển châu Phi (TICAD VI) năm 2016.[1] Trong bài phát biểu này, Abe nhấn mạnh tầm quan trọng của nền pháp trị, nền kinh tế cởi mở, không bị ép buộc, tự do và thịnh vượng từ châu Á đến châu Phi xuyên qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.[2] Phạm vi địa lý của Nhật Bản ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương rất quan trọng đối với sự an ninh sư thịnh vượng kinh tế của quốc gia này. Những con đường hàng hải (SLOC) trải dài từ Ấn Độ Dương đến Biển Đông qua Thái Bình Dương rất quan trọng đối với việc nhập cảng năng lượng của Nhật Bản vì Nhật Bản phụ thuộc vào SLOC để nhập cảng khoảng 80% lượng dầu cần có.[3] Vùng này cũng mang lại cơ hội cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội ở Châu Phi, Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á.

Thực chất chiến lược FOIP của Nhật Bản có thể tóm tắt là

“Hoa Kỳ đến, Trung Hoa xuống, Úc/Ấn Độ/ASEAN lên”.[4]
FOIP

Trước tiên, Nhật Bản coi mối quan hệ của mình với Hoa Kỳ là quan trọng và cần thiết để bảo đảm an ninh và thịnh vượng kinh tế cho nước mình và Liên minh Nhật Bản-Hoa Kỳ là cốt lõi trong chiến lược của Nhật Bản.[5] Do đó, Nhật Bản cố gắng duy trì cam kết của Hoa Kỳ với khu vực bằng cách liên tục củng cố liên minh với Mỹ. Thứ hai, Nhật Bản nhận thấy rằng Trung Hoa có thể sẽ thách thức trật tự quốc tế hiện có. Kể từ khi sự quả quyết trong lĩnh vực hàng hải và ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Trung Hoa ngày càng tăng trong khu vực, Nhật Bản cho rằng cần phải kiểm tra Hoa lục bằng nhiều cách. Thứ ba, Nhật Bản coi điều quan trọng là tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia có cùng quan điểm, cụ thể là Úc và Ấn Độ, cũng như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức đa phương cốt lõi ở châu Á. Trong khi các nhóm như vậy vẫn chưa hạn chế hành động của Trung Hoa trong khu vực, việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược vói họ để bù đắp cho sự suy giảm ảnh hưởng ngoại giao của Mỹ trong khu vực.[6]

Tuy thế, không rõ liệu chiến lược này sẽ tồn tại lâu dài hay không bởi vì khái niệm về “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở (FOIP) đã tiến hóa. Mặc dù khó có thể thay đổi nguyên tắc, nhưng cách Nhật Bản thể hiện khái niệm này sẽ thay đổi theo thời gian. Điều này vốn là như vậy bởi vì Nhật Bản cố gắng làm cho khái niệm FOIP trở nên thật linh hoạt để có thể để điều chỉnh với môi trường chiến lược thay đổi nhanh chóng.


Nguồn gốc khái niệm FOIP của Nhật Bản

Nguồn gốc của FOIP quy vào ba yếu tố: khuynh hướng chiến lược dài hạn ở châu Á, triển vọng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Hoa và cam kết cá nhân của Abe đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Thứ nhất, khuynh hướng dài hạn của việc thay đổi môi trường chiến lược ở châu Á đã khiến Nhật Bản điều chỉnh chiến lược của mình. Từ lâu, Nhật Bản đã lo ngại về việc Trung Hoa tăng sức mạnh quân sự và kinh tế từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tuy nhiên, Nhật Bản không sợ sức mạnh vật chất thô thiển của Trung Hoa trong những năm 1990 và 2000 mặc dù có sự tăng trưởng nhanh chóng và Nhật Bản tin vào khả năng của mình để đối phó với Trung Hoa bằng liên minh Nhật-Mỹ.[7]

Tuy nhiên, do vị thế Trung Hoa liên tục lên cao, Nhật Bản cho rằng cần phải tăng cường quan hệ xã hội, kinh tế và an ninh với các quốc gia có cùng quan điểm, như Ấn Độ và Úc và ASEAN. Trên thực tế, Nhật Bản bắt đầu cải thiện mối quan hệ với Ấn Độ, đổ vỡ do vụ thử vũ khí hạch tâm năm 1998. Vào năm 2000, Nhật Bản và Ấn Độ đã thành lập “Quan hệ đối tác toàn cầu”, và nâng cấp  thành “Quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu” vào năm 2006, rồi trở thành “Quan hệ đối tác toàn cầu và Chiến lược Đặc biệt” vào năm 2014, mở rộng phạm vi hợp tác.

Ở Úc, Nhật Bản đã thể chế hóa cuộc đối thoại bộ trưởng ngoại giao ba bên Nhật Bản-Mỹ-Úc, Đối thoại chiến lược ba bên (TSD) năm 2005, dẫn đến sự sắp xếp an ninh song phương qua Tuyên bố chung về hợp tác an ninh Nhật Bản-Úc năm 2007. Trên cơ sở của bản tuyên bố chúng, hợp tác an ninh song phương sau đó đã được thắt chặt bằng những phương thức như ký kết Thỏa thuận mua bán và phục vụ qua lại (ACSA) vào năm 2010 và Thỏa thuận Anh ninh và Bảo mật Thông tin chung (GSOMIA) vào năm 2012.

Những nỗ lực của Nhật Bản để tăng cường mối quan hệ với ASEAN cũng là điều hiển nhiên. Nhật Bản và ASEAN đã có tuyên bố chung về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện của họ vào năm 2002 và Tuyên bố Tokyo năm 2003, để siết chặt thêm quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản-ASEAN vì hòa bình và thịnh vượng. Trong khi hợp tác an ninh vẫn chỉ giới hạn trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống, chẳng hạn như chống cướp biển và hỗ trợ nhân đạo / cứu trợ thảm họa (HA / DR), sự hợp tác của họ đã dần phát triển.

Tuy nhiên, nhận thức của Nhật Bản về mối đe dọa của Trung Hoa trở nên gay gắt hơn từ năm 2009, khi một số sự kiện xảy ra liên tiếp. Đầu tiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xảy ra, làm suy yếu nền tảng kinh tế của Hoa Kỳ; sau đó sự quyết đoán của Trung Hoa đã tăng lên ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Đông Việt Nam năm 2010; Sau đó, Trung Hoa đã vượt qua Nhật Bản về GDP vào năm 2010, và cuối cùng, Trung Hoa phát triển chiến tranh phi đối xứng, dưới đề mục Chặn lối vào/Từ chối không để địch vào khu vực (A2AD), tất cả đã đặt ra câu hỏi liệu Nhật Bản có thể duy trì chiến lược dựa trên liên minh Nhật Bản-Hoa Kỳ hay không.

Thứ hai, khuynh hướng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Hoa có thể sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Vào năm 2016, Sáng kiến Một ​​Vành đai, Một Con đường của Trung Hoa (BRI) đã thu hút sự chú ý của quốc tế khi các dự án cơ sở hạ tầng của nó thu hút nhiều quốc gia ở Đông Âu, Trung Á, Nam Á và Đông Nam Á, cần đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong khi Trung Hoa thông báo về BRI, bắt đầu bằng các bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình về “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa,” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” vào năm 2013,[8] đã không thu hút ngay sự chú ý từ phương Tây, nhưng theo thời gian đã dần được quốc tế biết đến, BRI trở thành chính sách phát triển hàng đầu của Trung Hoa vào năm 2016. Do chính sách phát triển của Trung Hoa không phải lúc nào cũng tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế, như bảo vệ quyền con người/quyền công nhân và bảo vệ môi trường, Nhật Bản bắt đầu đặt ra mối quan ngại vì hỗ trợ phát triển sẽ tạo cho Trung Hoa thế đòn bẩy để thách thức quốc tế ở những tiêu chuẩn cũng như ảnh hưởng chính trị và kinh tế đối với những nước nhận viện trợ của Trung Hoa.

Ngoài ra, và năm 2016 ​​Bắc Kinh cương quyết từ chối chấp nhận những phát quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài. Mặc dù Trung Hoa đã minh định lập trường của họ đối với Tòa án Trọng tài năm 2014 qua việc nộp hồ sơ  xác nhận vị trí của mình, chính phủ Nhật Bản ủng hộ phán quyết và coi việc từ chối phán quyết của Tòa Trọng tài là một thách thức đối với luật pháp quốc tế.[9] Đồng thời, các quốc gia thành viên ASEAN đã đàm phán với Trung Hoa về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông từ những năm 1990, đã không thể đạt được sự đồng thuận để đưa ra tuyên bố chung của ASEAN. Sự phát triển của môi trường chiến lược châu Á này đặt điều kiện cho Nhật Bản đề ra khái niệm FOIPS.

Thứ ba, niềm tin cá nhân của Abe, rằng khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ trở thành trung tâm của trọng lực địa chính trị đối với Nhật Bản là yếu tố cuối cùng tạo ra FOIP. Điều này có thể được bắt nguồn từ bài phát biểu năm 2007 của ông trước Quốc hội Ấn Độ, “Hợp lưu của hai đại dương”, trong đó Abe nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ để kết nối Ấn Độ Dương với Châu Á Thái Bình Dương và hình thành nên một “Châu Á rộng lớn hơn”.[10] Dù chính phủ đầu của Abe chỉ tồn tại trong một năm từ 2006 đến 2007, chính phủ thứ hai của Abe liên tục ủng hộ tầm quan trọng của Ấn Độ và kết nối với Thái Bình Dương. Điều này được viết rõ ràng trong bài tiểu luận ngắn của Abe, “Kim cương An ninh Dân chủ của châu Á” đăng trên trang Project Syndicate vào cuối năm 2012, và bài phát biểu tại Indonesia năm 2013 chưa được phát, “Bounty of the Open Sea” [Năm nguyên tắc của nền Ngoại giao Nhật Bản],  và Bài phát biểu tại Đối thoại của Shangri-La 2014, “Hòa bình và thịnh vượng mãi mãi ở châu Á”.[11] Theo nghĩa này, tư duy chiến lược của Abe trước sự thay đổi cân bằng quyền lực trong khu vực đã tạo ra FOIP.


Sự mơ hồ của chiến lược và sự phát triển của FOIP

Với nguồn gốc của FOIP như đã trình bầy, chiến lược này dường như chống lại ảnh hưởng của Trung Hoa đang đưa ra những thách thức nghiêm trọng đối với trật tự quốc tế. Đây là xương sống của khái niệm FOIP; tuy nhiên, khái niệm này đang liên tục thay đổi vì nó chỉ được định nghĩa một cách mơ hồ và cách ứng xử của Nhật Bản đối với Trung Hoa có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Có hai khuynh hướng chính cho thấy cách ứng xử thay đổi của Nhật Bản.

Đầu tiên, các nguyên tắc của FOIP đã phát triển và dần dần được củng cố sau khi đã tham vấn với đồng minh và đối tác, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là họ luôn có những ứng xử tương tự đối với Trung Hoa. Những nguyên tắc cơ bản của FOIP mà Nhật Bản và Hoa Kỳ chia xẻ được xác định trong Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản-Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2017. Trong hội nghị thượng đỉnh này, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã đồng ý rằng với FOIP, họ theo đuổi (1) “quảng bá và thiết lập các giá trị căn bản”, chẳng hạn như nền pháp trị và tự do hàng hải, (2) “thịnh vượng kinh tế”, bằng những phương tiện như cải thiện kết nối, và (3) Cam kết vì hòa bình và ổn định, như xây dựng khả năng thực thi pháp luật trên biển.[12] Ngoài ra, họ tuyên bố rằng cả hai sẽ hoan nghênh bất kỳ quốc gia nào chia sẻ quan điểm này ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.[13]

Tuy nhiên, cách ứng xử của họ khi theo đuổi các nguyên tắc này khác nhau theo thời gian. Một mặt, Hoa Kỳ bắt đầu có lập trường vững chắc hơn để chống lại ảnh hưởng quân sự, kinh tế và ngoại giao của Trung Hoa bằng cách coi đó là “đối thủ cạnh tranh chiến lược”.[14]Mặt khác, Nhật Bản bắt đầu làm dịu trong cách đối xử với Trung Hoa và nhằm mục đích định hình hành động của Trung Hoa bằng cách hợp tác. Điều này được minh họa bằng bài phát biểu năm 2017 của Abe, nói rằng Nhật Bản sẽ hợp tác với sáng kiến “Một Vành đại, Một Con đường” BRI của Trung Hoa với điều kiện Trung Hoa tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và cuộc họp thượng đỉnh 2018 giữa Nhật Bản và Trung Hoa đã đồng ý đối thoại về hợp tác phát triển.[15]

Thứ hai, các khung thể chế chính đã chuyển từ hợp tác tứ giác giữa Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc và Ấn Độ (Quad) đến ASEAN. Mặc dù Nhật Bản đã không thảo luận một cách rõ ràng về sự hồi sinh của khung ‘tứ giác’, nhưng nó được nhấn mạnh ngầm. Ví dụ, báo cáo “Chính sách ưu tiên cho Hợp tác Phát triển”do Cục Hợp tác Quốc tế (ICB), Bộ Ngoại giao (MOFA) công bố đã chỉ ra tầm quan trọng của việc hợp tác với Hoa Kỳ, Úc và Ấn Độ trong năm 2017,[16]Tháng 11 năm 2017, cuộc họp chính thức cao cấp Nhật-Mỹ-Úc-Ấn Độ đã được tổ chức để thảo luận về khái niệm FOIP.[17] Tuy nhiên, sự nhấn mạnh này đã thay đổi vào năm 2018 và tài liệu chính thức của Nhật Bản trong FOIPS bắt đầu đưa ASEAN trở thành trung tâm của bản đồ, nhấn mạnh sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN.[18]
Hơn nữa, Nhật Bản không còn sử dụng thuật ngữ này, FOIPS, và sử dụng FOIP bằng cách bỏ thuật chữ S (Chiến lược), Vì “Chiến lược” ngụ ý[19] một tình trạng tổng bằng không, một số quốc gia thành viên ASEAN đặt vấn đề và lo ngại vào tháng 8 năm 2018 và Nhật Bản đã thay đổi “strategy” (S) thành “vision” (tầm nhìn). Do đó, khái niệm FOIP rất linh hoạt và Nhật Bản có thể sửa đổi nó trong tương lai.


Ý nghĩa đối với Khái niệm FOIP Nhật Bản

Nhật Bản FOIPS và FOIP là một công trình chiến lược. Sức mạnh của nó dựa vào tính linh hoạt về khái niệm, để Nhật Bản có thể điều chỉnh cách ứng xử khi môi trường chiến lược thay đổi. Điều này ngăn chặn sự khiêu khích, căng thẳng và lo ngại không cần thiết có thể do các quốc gia khác, kể cả Trung Hoa và các quốc gia thành viên ASEAN đưa ra.

Tuy nhiên, nhược điểm của khái niệm này có thể tóm lược trong 3 điểm.

Đầu tiên, sự mơ hồ về khái niệm của Nhật Bản có thể khiến các quốc gia khác chủ động trong việc định nghĩa FOIP. Hiện nay, Hoa Kỳ nhìn thấy FOIP qua lăng kính cạnh tranh với Trung Hoa, trong khi ASEAN cố gắng tạo ra định nghĩa riêng về Ấn Độ-Thái Bình Dương bằng cách duy trì vị trí tối cao cho ASEAN. Có thể hai định nghĩa đối lập này có thể làm lu mờ ý nghĩa của FOIP theo quan điểm của Nhật Bản.

Thứ hai, sự khác biệt trong cách hiểu về FOIP có thể tạo ra căng thẳng giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong khi cả hai đều đồng ý trên nguyên tắc, các ứng xử khác nhau có thể làm tăng sự nghi ngờ về ý định của nhau, trừ khi có sự tư vấn cẩn thận.

Thứ ba, nhấn mạnh tính trung tâm của ASEAN đưa đến việc trùng lắp. ASEAN là một nhân tố quan trọng trong việc tạo điều kiện cho chủ nghĩa đa phương ở Đông Á. Tuy nhiên, nếu ASEAN áp dụng cơ chế và thể chế tương tự của nó cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, nó có thể sẽ tạo ra một diễn đàn tương tự như ASEAN trong khu vực trừ khi làm rõ Nhật Bản muốn ASEAN giữ vai trò gì. Khái niệm về FOIP của Nhật Bản vẫn còn mơ hồ đủ để nói rõ sự khác biệt với chính sách đối ngoại nó đang theo đuổi hiện nay. Nó sẽ giúp Nhật Bản có thời gian để hiểu khuynh hướng chiến lược ở khu vực. Tuy nhiên, do môi trường chiến lược phát triển nhanh chóng trong ba năm qua, nếu không cẩn thận, Nhật Bản có thể mất không gian ngoại giao và sự mơ hồ chiến lược đó trong tương lai gần.


Về tác giả: 
Giáo sư Kei Koga là Giáo sư Phụ tá tại Chương trình Chính sách công và Toàn cầu, thuộc Trường Khoa học Xã hội, Đại học Kỹ thuật  Nanyang [Nam Dương] (NTU). Nghiên cứu của ông tập trung vào lý thuyết IR, An ninh quốc tế, Các tổ chức quốc tế và an ninh Đông Á, gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ và ASEAN về các khái niệm và chiến lược của Ấn Độ và Thái Bình Dương. Ông đã tốt nghiệp tiến sĩ. Quan hệ quốc tế tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, Đại học Tufts.

© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

*
Nguồn: Dr John Hemmings (editor),“Infrastructure, Ideas, And Strategy In The Indo- Pacific”,Chapter 2: Dr Kei Koga, “Japan: Coming Up With The Indo-Pacific Concept”, pp 20-24, Asia Study Center, The Henry Jackson Society, Millbank Tower, 21-24 Millbank. London SW1P 4QP, UK, March 2019. www.henryjacksonsociety.org.

[1] ‘Address by  Prime Minister Shinzo Abe at the Opening Session of the Sixth Tokyo International Conference on African Development (TICAD  VI)’, Prime Minister of Japan and His Cabinet, 27 August 2016,  available at:  https://japan.kantei.go.jp/97_abe/statement/201608/1218850_11013.html , last visited: 28  February 2019.

[2] Ibid.

[3] Koga K., ‘Japan’s strategic interests in the South China Sea: beyond the horizon?’, Australian Journal of International Affairs 72.1 (2018), p. 18.

[4] Koga K., ‘Honing Japan’s regional strategy: Tokyo’s Indo-Pacific vision could do with sharper  teeth’, Policy Forum, 17 December 2018,  available at: https://www.academia.edu/37999137/Honing_Japans_regional_strategy_Tokyos_Indo-Pacific_vision_could_do_with_sharper_teeth , last visited: 28  February 2019.

[5] ‘National Defense Program Guidelines for  FY2011 and beyond, Approved by  the Security Council and the Cabinet on December 17, 2010 (Provisional Translation)’, Japanese Ministry of Defense, available at: http://www.mod.go.jp/e/d_act/d_policy/pdf/guidelinesFY2011.pdf , last visited: 28  February 2019,  pp. 7-8;  ‘National Security Strategy, December 17, 2013  (Provisional Translation)’, Prime Minister of Japan and His Cabinet, available at: https://www.cas.go.jp/jp/siryou/131217anzenhoshou/nss-e.pdf , last visited: 28  February 2019,  p. 14; ‘National Defense Program Guidelines for  FY 2014 and beyond, December 17, 2013  (Provisional Translation)’, Japanese Ministry of Defense, available at: http://www.mod.go.jp/j/approach/agenda/guideline/2014/pdf/20131217_e2.pdf , last visited: 28  February 2019,  p. 5; ‘National Defense Program Guidelines for  FY 2019  and beyond, December 18, 2018  (Provisional Translation)’, Japanese Ministry of Defense, available at: http://www.mod.go.jp/j/approach/agenda/guideline/2019/pdf/20181218_e.pdf , last visited: 28  February 2019,  p. 2.

[6] Ibid.

[7] Koga, K., ‘The  Concept of ‘Hedging’ Revisited: The  Case of Japan’s Foreign Policy Strategy in East Asia’s Power Shift’, International Studies Review 20.4 (2018), pp. 633-660.

[8] President Xi Jinping Delivers Important Speech and Proposes to Build  a Silk Road Economic Belt with Central Asian Countries’, People’s Republic of China Ministry of Foreign Affairs, 7 September 2013,   at: 
https://www.fmprc.Availablegov.cn/mfa_eng/topics_665678/xjpfwzysiesgjtfhshzzfh_665686/t1076334.shtml  , last visited: 28  February 2019; Jiao, W., ‘President Xi gives speech to Indonesia’s parliament’, China Daily,  2 October 2013,  available at: 
[9] ‘Position Paper of the Government of the People’s Republic of China on the Matter of Jurisdiction in the South China. Sea Arbitration Initiated by  the Republic of the Philippines’, People’s Republic of China Ministry of Foreign Affairs, 7 December 2014; ‘Arbitration between the Republic of the Philippines and the People’s Republic of China regarding the South China Sea (Final Award by  the Arbitral Tribunal)’, Japanese Ministry of Foreign Affairs, 12 July 2016,  available at: https://www.mofa.go.jp/press/release/press4e_001204.html , last visited: 28  February 2019.

[10] ‘‘Confluence of the Two Seas,’ Speech by  H.E. Mr. Shinzo Abe, Prime Minister of Japan at the Parliament of the Republic of India’,  Japanese Ministry of Foreign Affairs, 22 August 2007, available at:  https://www.mofa.go.jp/region/asia-paci/pmv0708/speech-2.html , last visited: 28  February 2019.

[11] Abe, S., ‘Asia’s  Democratic Security Diamond’, Project Syndicate, 27 December 2012,  available at:  https://www.project-syndicate.org/commentary/a-strategic-alliance-for-japan-and-india-by-shinzo-abe?barrier=accesspaylog , last visited: 28  February 2019;  ‘The  Bounty of the Open Seas: Five New Principles for  Japanese Diplomacy: Address by H.E. Mr. Shinzo Abe, Prime Minister of Japan, January 18, 2013,  Jakarta’, Japanese Ministry of Foreign Affairs, available at:  https://www.mofa.go.jp/announce/pm/abe/abe_0118e.html  last visited: 28  February 2019;  ‘The  13th  IISS Asian Security Summit -The Shangri-La Dialogue – Keynote Address by  Prime Minister Abe’,  Japanese Ministry of Foreign Affairs, 30 May  2014, available at: https://japan.kantei.go.jp/96_abe/statement/201405/0530kichokoen.html,  last visited: 28  February 2019.

[12] Japan-U.S. Working Lunch and Japan-U.S. Summit Meeting’, Japanese Ministry of Foreign Affairs, 6 November 2017, available at:  https://www.mofa.go.jp/na/na1/us/page4e_000699.html , last visited: 28  February 2019.

[13] Ibid.

[14] ‘National Security Strategy  of the United States of America’, The White House (2017), available at: https://www.whitehouse.gov/wp-content/uploads/2017/12/NSS-Final-12-18-2017-0905.pdf , last visited: 28  February 2019,  pp. 45-46.

[15] ‘Shusho, ittai ichiro ni kyoryoku shisei’ (Prime Minister, Cooperative Posture toward BRI), Nikkei Shimbun, 6 June 2017; Prime Minister Abe Visits China, Japanese Ministry of Foreign Affairs, 26  October 2018,  available at:  https://www.mofa.go.jp/a_o/c_m1/cn/page3e_000958.html  , last visited: 28  February 2019.

[16] ‘Priority Policy for  Development Cooperation FY2017’,  International Cooperation Bureau, Japanese Ministry of Foreign Affairs (2017), available at:  https://www.mofa.go.jp/files/000259285.pdf , last visited: 28  February 2019) p. 9.

[17] ‘Australia-India-Japan-U.S. Consultations on the Indo-Pacific’, Japanese Ministry of Foreign Affairs, 12 November, 2017, available at:  https://www.mofa.go.jp/press/release/press4e_001789.html , last visited: 28  February 2019.

[18] Free and Open Indo-Pacific’, Japanese Ministry of Foreign Affairs, 20 December 2018,  found at:  https://www.mofa.go.jp/policy/page25e_000278.html  last visited: 28  February 2019.

[19] Ibid.





No comments:

Post a Comment

View My Stats